Tác giả: Lâm Gia Thành.
Edit: Heo con.
Thành Lâm Truy chỉ khoảng năm mươi dặm, ở thời đại này đã là nơi phồn hoa hiếm có. Danh thần Án Anh nước Tề từng nói: “Thành Lâm Truy nước Tề hơn ba trăm con phố, tay áo phất thành tiếng, người đông như kiến”.
Cảnh tượng phồn hoa này ở thời hiện đại có lẽ thường thấy nhưng ở thời đại đó, đoạn đường dài Ngọc Tử đã đi cho nàng hiểu biết rất nhiều, đa số địa phương vẫn còn cảnh “Vườn ruộng dọc ngang, không nghe được tiếng gà chó”. Đều là vô cùng hoang vu, dân cư vô cùng thưa thớt bởi vậy nên mới có dã thú hoành hành.
Cung ở bên không kịp nhìn ngó, thấp giọng cảm thán: “Trong thiên hạ có mấy thành trì được như Lâm Truy?” Cho dù lòng đầy u sầu thì lúc này giọng nói của ông cũng tràn ngập sự kiêu ngạo và cảm khái.
Phủ chất tử của công tử Tử Đê tọa lạc ở phía đông thành, từ sau khi gặp công tử Thức, cả đoàn xe tính cả các kiếm khách đều là vẻ uất ức, phẫn nộ, bởi vậy dọc đường đi, bọn họ đều cúi đầu mà đi. Có đôi khi có người ngẩng đầu thì cũng là trừng mắt nhìn theo xe ngựa của công tử Thức, nghiến răng nghiến lợi.
Xe ngựa của công tử Thức không nhanh không chậm đi đằng trước, xe ngựa của công tử Tử Đê chậm thì hắn cũng chậm theo, nhanh thì cũng nhanh theo, nhìn hướng xe ngựa của hắn đi thì chính là phủ chất tử.
Ngọc Tử dựa vào thành xe, lạnh lùng bàng quan nhìn cảnh này, không ngừng suy tư.
Đoàn xe đi được một hồi lâu rồi cũng tới ngoài phủ chất tử.
Lúc này, cửa phủ chất tử đã rộng mở, xe ngựa của công tử Thức dừng lại ở ngoài cửa, hắn vươn đầu nhìn chăm chú công tử Tử Đê đang đến.
Công tử Tử Đê nhắm mắt lại, hồi lâu sau mới nghiến răng nói: “Thúc phụ mau đi mời Tề thái tử đến, cứ nói Tử Đê từ thành Tằng trở về, thiết yến mời”
“Được!”
Xe ngựa lại chuyển động.
Ngọc Tử không ngờ, xe ngựa vừa đi được một hồi, nửa đường, xe ngựa của nàng và các thị tì lại rẽ sang một hướng, đi vào một cửa ngách ở bên phải đường.
Ngọc Tử nhìn Cung càng lúc càng xa, mày nhíu lại.
Hai chiếc xe đi vào cổng phụ.
Mấy thị tỳ xuống xe đỡ Ngọc Tử ra.
Bây giờ, trước mặt Ngọc Tử là một khu nhà đá, những ngôi nhà cao thấp khác nhau, lớn nhỏ bất đồng, ở giữa trồng rất nhiều cây cối, giờ đã là giữa mùa thu, trên mặt đất là lớp lá phủ dày.
Trong vòng vây của các thị tỳ, Ngọc Tử hết nhìn Đông nhìn Tây rồi vẫn bước đi theo con đường nhỏ đầy đá vụn.
Trong sân rất hoang vắng, trên đường đi gặp được mười mấy người, đều là các nô tài đang cúi đầu chớp mắt, vẻ mặt kính sợ, không hề thấy có nữ tử nào.
Đi tới một căn phòng bằng gỗ, cuối cùng Ngọc Tử không nhịn được, nàng nhìn trái phải rồi hỏi:
“Các cơ thiếp của công tử đâu?”
Thị tì mặt tròn nhu thuận đáp:
“Từng có năm cơ thiếp nhưng đều đã bị công tử tặng cho người khác rồi!”
Ngọc Tử rùng mình.
Nàng nghiến răng cười, mắt cong cong thật thân thiết:
“Công tử không từng giữ lại một cơ thiếp nào?”
Thị tỳ mặt tròn kia thở dài một tiếng, thấp giọng nói: “Người Tề không cho phép!”
Ngọc Tử ngẩn ra.
Thị tỳ kia nói những lời này xong, hiển nhiên là có chút hối hận. Nàng vội chỉ vào căn nhà gỗ ở đằng trước rồi nói: “Ngọc cơ, đây là chỗ ở của ngươi đó. Cơ… vào trước đi, nô tỳ sẽ mau chóng gọi người đến để thị hầu Ngọc cơ”.
Ngọc Tử quay đầu nhìn căn nhà gỗ gồm năm, sáu gian nhà hợp thành và cây nhãn lớn ở hai bên hiên nhà.
Đánh giá vài lần, Ngọc Tử hỏi: “Phụ thân ta thì ở đâu?”
Thị tỳ mặt tròn cung kính đáp: “Nơi ở của thực khách là ở phía Bắc phủ”.
Ngọc Tử nhìn lên trời, thầm nghĩ: Bên ta là phía Tây, thì ra là cha ở bên kia. Từ xa nhìn lại, phía Bắc nhà cửa san sát, tiếng người ồn ào, so với bên này hoang vắng thì bên đó náo nhiệt hơn rất nhiều lần.
Trong cái nhìn đánh giá của Ngọc Tử, đám thị tỳ đều khom người lui ra.
Ngọc Tử bước vào trong phòng gỗ.
Phòng gỗ khá tinh xảo, cũng không quá rộng rãi. Trong phòng đều chỉ đặt một chiếc sập và chiếc bàn nhỏ, ngoài ra không có gì khác. Ngọc Tử đi một vòng, phát hiện giường một số phòng còn bày một số đồ nữ tử dùng. Chẳng lẽ trong năm cơ thiếp trước kia, từng có người ở đây?
Đi quanh một vòng, bên ngoài truyền đến những tiếng cười vui vẻ của các nữ tử, tiếng cười đến tận cửa thì mới dừng lại, ngay sau đó, có mấy thị tỳ đồng thanh: “Nô tỳ bái kiến Ngọc cơ”.
“Vào đi.”
“Vâng!”