Ngũ Long Tuyệt Mệnh

Chương 5: Giả thư sinh dò tìm Hồ lão - Nỗi truân chuyên của phận má hồng




Ánh nắng thu dịu nhẹ tỏa sáng khắp khu trấn sau một đêm mưa, làm cho khu trấn sống động hẳn lên.

Người người chen chúc đi lại sắm sanh mua bán, tiếng rao mời vang lên inh ỏi.

Những khách điếm cũng rộn ràng tất bật, phơi phóng các vật dụng đã ít nhiều ẩm ướt sau trận mưa thu.

Hòa lẫn trong cảnh tấp nập này của khách điếm, những vị khách trọ trong khách điếm cũng lũ lượt tỏa đi khắp nơi. Trước là để hướng ánh nắng thu ấm áp, sau đó là để người làm công trong khách điếm dễ dàng quét dọn sạch sẽ các dãy phòng trọ.

và dĩ nhiên đồ đạc của khách nhân, nếu tin tướng vào uy tín của khách điếm, sẽ được phó thác cho vị quản lý trông coi.

Ngoại trừ những khách nhân mới đến trọ lần đầu hoặc khách nhân có những vật dụng quí hiếm, khách nhân không tin tướng . . . Đành phải mang theo.

Hành động này của khách nhân không bao giờ làm cho khách điếm phải e ngại hoặc bất mãn. Nhưng . . . người quản lý vẫn thường đưa mắt theo dõi những vị khách nhân này. Xem họ có đem nhầm đồ vật của người khác, hoặc của bổn thân khách điếm ra ngoài không.

Và vị quản lý bật cười khi thấy một chàng thư sinh tuổi còn khá trẻ, khoảng độ mười bảy, mười tám tuổi vận y phục nho sinh màu lam, tay thong thả phe phẩy quạt giấy! Thư sinh này không trả lại phòng trọ qua đêm nhưng lại đeo tay nải gọn, nhẹ theo chân các khách nhân khác bước ra ngoài đường để nhàn du hướng năng.

Gặp những trường hợp tương tự như thế này, vị quản lý thường xem lại sổ sách, xem khách nhân đã thanh toán tiền phòng chưa? Kẻo không khách sẽ đánh bài chuồn.

Riêng đối với vị khách nho sinh này, vị quản lý không chút lo ngại ! Vì chàng thư sinh đã gửi tiền phòng trước, ngay lúc vừa đến trọ.

Và lúc đó viên quản lý tuy mừng nhưng vẫn mắng thầm:

"Thật là đồ cả quỷnh! Chắc là mới lần đầu đặt chân đến trấn thành! Và . . . lần đầu tiên đến trọ ở khách điếm." Lúc này viên quản lý lại cười thầm, nghĩ về vị nho sinh rằng:

"Đúng là nhà quê ! Tay nải bé tý thế, ai mà thèm nhặt nếu có đánh rơi giữa đường! Thế mà . . . đi chơi cũng kè kè theo mình! Quí báu gì đồ dân quê ! " Lão quản lý nghĩ gì thì mặc lão ! Lão cười cũng kệ thây lão !

Riêng có hai người khách trọ mặt lươn, tai chuột đang đi gần phía sau vị thư sinh thì không cười.

Bọn chúng đang thầm đánh giá món hàng và đánh giá luôn. . . con mồi tơ.

Bọn chúng chắc đã ước lượng xong, cả hai liếc nhìn nhau và khẽ nháy mắt với nhau ra hiệu. . . Và bọn chúng ung dung theo dòng người đang tuôn chảy ra đường, đi theo mãi ở phía sau chàng thư sinh.

BỘ dạng hai tên này vẫn bình thường như bao người nên không ai để ý đến hành vi của chúng.

Nhưng vẫn có người xem rõ được hành vi của bọn này.

Đó là một nữ hiệp tuyệt sắc với võ phục màu xanh thiên thanh. Nhờ vào thanh trường kiếm giắt ngay sau lưng nên tuy nữ hiệp chỉ một thân một mình nhưng đa phần người đi lại đông đảo vẫn e dè và . . . luôn nhường lối cho nữ hiệp đi.

Thanh y nữ hiệp thong thả đi sau hai tên mặt dơi, tai chuột. Có nghĩa là . . . chung một hướng với chàng thư sinh đang phe phẩy quạt xếp nhớn nhơ tản bộ...

Cả bốn người nối đuôi nhau mà đi, luồn lách qua những khu phố xá, cũng có khi vào những con hẻm vắng lặng.

Chính những lúc như thế này, hai tên lươn lẹo đã nhiều lần định ra tay. . . nhưng không dám, vì ở phía sau, chúng vẫn còn nghe tiếng chân người vang lên.

Thanh y nữ hiệp đi ở phía sau, luôn cười cợt và trông chờ hai tên bất lương ra tay. . . để được trừng trị chúng! Đồng thời cũng cười thầm cho thái độ ngô nghê, ngốc nghếch của tay thư sinh ốm yếu, trói gà không chặt.

Thấy tay thư sinh vẫn ung dung thả bước, nữ hiệp nghĩ thầm:

"May cho gã . . . nếu không phải có bản cô nương đây đi ngay phía sau, thử xem gã còn ung dung tự tại được không? Hay là mình một nơi, đầu một nẻo ! Không hiểu trong tay nải của gã có vàng bạc châu báu gì mà hai tên này toan giở trò cướp giật?" Còn hai tên nọ thì mấy phen ấm ức vì bị hỏng ăn khi con mồi tơ đang sờ sờ trước mặt!

Cũng đã mấy phen chúng định làm càn nhưng thấy ngán thanh trường kiếm trên lưng con tiện nhân phía sau nên đành nuốt nước miếng nhịn thèm . . .

Hết hẻm vắng lại đến phố đông người.

Cả bốn vẫn rồng rắn mà đi.

Đến khi chàng thư sinh nai tơ (rỉnh đạc bước vào Tửu Tiên lầu, một tửu lâu sang trọng, nổi tiếng về chặt đẹp . . .

Hai tên nọ thua buồn và bỏ ngay cuộc chơi.

Còn thanh y nữ hiệp thì hiên ngang đặt chân luôn vào Tửu Tiên lầu sau khi ném một tiếng cười khinh bỉ vào mặt hai tên bất lương lúc đi ngang qua bọn chúng.

"Thư sinh thì lúc nào cũng có hành vi ngông nghênh của thư sinh." Thanh y nữ hiệp nghĩ như vậy, khi thấy tên thư sinh leo tuốt lên tầng cao nhất của Tửu Tiên lầu và bước ra tận phía lan can ngoài cùng của tửu lâu để nhắm rượn, nhìn trời mây và trầm ngâm tìm vần thơ tuyệt tác.

Thanh y nữ hiệp nói thầm:

"Mặc xác gã." Và bước vào phía trong tìm một bàn trống, ngồi xuống kêu thức ăn.

Hai lần quay ra vẫn thấy thư sinh đang trầm tư bộ dạng giống những tay đồ gàn, thanh y nữ hiệp yên tâm giải quyết chuyện bao tử.

Lần thứ ba quay nhìn, thanh y nữ hiệp thấy tên thư sinh nọ đang kêu tính tiền trong khi thức ăn vẫn còn đầy ắp trên bàn. Tính tiền xong, thư sinh bước trở xuống.

Chán ngán cho sức làm và sức ăn của những người thư sinh, thanh y nữ hiệp cũng đành thảy lên bàn một nén bạc và bước trở xuống. Theo chân người thư sinh, bụng thầm nghĩ:

"Lỡ rồi ! Đưa phật phải đưa đến tận Tây phương ! " Thanh y nữ hiệp lo xa cũng phải. Vì trên đường về khách điếm, hai tên bất lương vẫn bám sau.

Sau khi tận mắt chứng kiến tay thư sinh đã vào phòng an toàn, và hai tên nọ ở phòng đối diện với tay thư sinh cũng đã vào phòng của mình. Thanh y nữ hiệp cũng sẽ về phòng mình gần đó để nghỉ ngơi và lắng nghe động tĩnh.

Suốt buổi chiều, vẫn không thấy chàng thư sinh bước ra lần nào. Thanh y nữ hiệp vẫn an tâm vì vẫn nghe tiếng đọc sách ê a của tay thư sinh sang sảng vọng ra.

Đêm xuống, khi mọi tiếng động không còn nữa, thanh y nữ hiệp nghe tiếng động khẽ vang lên ngay trước cửa phòng của chàng thư sinh khờ khạo Tức khắc, thanh y nữ hiệp xuống giường đeo lại thanh kiếm, nhẹ mở cửa sổ, tung mình lên mái nhà một cách êm thấm.

"Rõ ràng hai tên trộm đạo kia đang tìm cách lẻn vào phòng chàng thư sinh để . . . giở trò hạ lưu hèn hạ." Thanh y nữ hiệp mắng thầm khi thấy hai tên đang hì hục cạy cửa phòng của tay nho sinh.

Bọn chúng quả là dân chuyên nghiệp vì chúng ra tay rất nhẹ nhàng, điêu luyện.

Vươn tay bẻ một góc nhỏ của viên ngói trên mái nhà. Thanh y nữ hiệp cầm hai mẩu nhỏ trên tay, ném vào Thần Đường huyệt cả hai để trừng trị thói trộm cắp.

Không kịp phản ứng, hai tên chỉ hự nhẹ lên một tiếng rồi đổ kềnh ra trước cửa phòng, ngay trên lối đi của khách điếm.

"Để lát nữa người tuần phòng của khách điếm giải quyết bọn chúng." Thanh y nữ hiệp định bụng như vậy, khi len lén đến gần cửa sổ chàng thư sinh để lắng nghe .

Rồi mắng thầm chàng thư sinh vẫn thanh thản ngon giấc.

"Chết đến gáy mà vẫn bình chân như vại !

ĐỒ dở hơi ở đâu!" Bực dọc, thanh y nữ hiệp về phòng mình, cố dỗ giấc ngủ.

Nhưng không sao ngủ được khi bóng hình tuấn tú của tay thư sinh vẫn lớn vờn trong đầu Và khi mà thanh y nữ hiệp vẫn lo lắng cho sự an toàn của tay thư sinh.

Tiếng ồn ào vang lên trong dãy trọ của khách điếm, khi người ta phát hiện hai khách nhân nằm bất tỉnh trên đoạn hành lang. Thanh y nữ hiệp an tâm ngủ, khi biết sự kiện này đã đánh động sự cảnh giác đề phòng của người trong khách điếm . . .

Sáng hôm sau, thanh y nữ hiệp vội vã thanh toán tiền phòng khi thấy chàng thư sinh vẫn đeo tay nải phe phẩy quạt, trả lại phòng cho vị quản lý Giục ngựa đi thong thả ngay sau chàng thư sinh anh tuấn, thanh y nữ hiệp thấy mừng vì chàng ta có cùng lộ trình với mình. . . về Giang Nam.

Ra khỏi phạm vi khu trấn, thanh y nữ hiệp cho ngựa đi đồng hành cùng chàng thư sinh.

Quay sang nhìn chàng thư sinh, thanh y nữ hiệp ướm lời:

- Công tử vãn du về Giang Nam?

Hết mực lễ phép, chàng thư sinh đáp:

- Đúng vậy! Dám xin hỏi . . . nữ hiệp đi về đâu? Phải chăng là cùng đi về Giang Nam?

Bật cười trước lối nói văn hoa của chàng thư sinh mặt ngọc. Thanh y nữ hiệp nói:

- Vậy là tiểu nữ và công tử đi chung đường! Công tử là người đi du học?

vẫn lễ mạo, thư sinh đáp:

- Thanh sơn, thủy tú! Nơi nào có phong cảnh hữu tình đó là nơi mạt học dừng chân.

-Thế . . . công tử định dùng đôi chân của công tử mà xuôi nam ư?

- Không được sao, nữ hiệp?

- Không phải là không được. Nhưng tiểu nữ e công tử đi không nổi, vì . . . đường còn dài.

Sao công tử không tìm một tuấn mã mà cưỡi, có phải đỡ mệt và hay hơn không?

- Tuấn mã? Mạt học làm sao tìm được tuấn mã? Và biết tìm ở đâu?

"Rõ là chân quê, mới lần đầu xa nhà!" Thanh y nữ hiệp ngấm ngầm chê bai trong khi miệng thì nói:

- Thì ở các trại chăn nuôi ngựa, chứ còn ở đâu nữa? Công tử không biết điều này sao?

Lắc đầu, thư sinh ấp úng nói:

-Điều này. . . quả thật . . . mạt học chưa được nghe ai nói đến.

Ngập ngừng một lúc, thanh y nữ hiệp rụt rè nói với chàng thư sinh:

- Nếu. . . công tử không ngại. Tiểu nữ xin đưa công tử một quãng đường, đến phía trước, công tử sẽ chọn ngựa rồi chúng ta cùng đi về Giang Nam.

Ngại thì đúng là phải ngại rồi. Vì đã là người có học, thư sinh làm sao không biết đến câu "nam nữ thụ thụ bất thân." Nhất là cô nam quả nữ.

Nhưng đây là do phía nữ nhân nêu ra lời đề nghị. Người ta là nữ nhân người ta còn không ngại, là nam nhân mà thư sinh lại e dè thì coi sao được?

Do đó, chàng thư sinh cố lấy hết can đảm, nói với thanh y nữ hiệp:

- Nếu nữ hiệp đã có lòng ! Mạt học này xin. . .

cung kính không bằng vâng mệnh.

Lập cập và sợ hãi, chàng thư sinh leo lên lưng ngựa, ngồi phía sau thanh y nữ hiệp. Thấy bộ dạng của chàng, thanh y nữ hiệp thầm than:

"Ngữ này, có mua được ngựa, làm sao chàng ta cưỡi cho được? Mặc ! Đến đâu hay đến đấy vậy!,, Thanh y nữ hiệp lẳng lặng ra roi và điều khiển ngựa. Trong khi chàng thư sinh cũng âm thầm xem cách điều khiển ngựa của nàng ta.

Đoạn đường không xa lắm, nhưng đối với thanh y nữ hiệp chừng như là vô tận. Vì nàng đang cưỡi ngựa thành đôi với một nam nhân lần đầu tiên. Và cũng vì bầu không khí nặng nề giữa hai người.

Trút một hơi thở dài khi đến nơi bán ngựa để cưỡi thanh y nữ hiệp không hiểu được lòng mình. . . khoan khoái khi trút được gánh nặng tâm lý? Hay tiếc nuối cho thời khắc được ngồi kề cận chàng thư sinh đẹp đẽ quá ngắn ngủi?

Và cũng chính thanh y nữ hiệp lựa mua cho chàng một con tuấn mã. Đến phần cưỡi ngựa, thanh y nữ hiệp ngạc nhiên khi thấy chàng thư sinh tuy cách leo lên ngựa còn khá chậm chạp, nhưng nghệ thuật ra roi phi ngựa lại khá thuần thục .

Biết chàng ta vừa để ý học lén cách điều khiển ngựa của mình, nhưng nữ nhân thấy mừng vì chàng thư sinh quả là sáng dạ, thông minh.

Nam thanh nữ tú, cả hai cưỡi ngựa sóng đôi thật là tương xứng khiến cho bao người đi lại đều tấm tắc khen và nhìn không ngớt.

Thanh y nữ hiệp tuy e thẹn nhưng lòng thì ngập tràn hạnh phúc.

Còn chàng thư sinh thì rất là . . . phớn chí ! Vì được tung tăng trên lưng ngựa . . . lần đầu.

Thanh y nữ hiệp bỗng lên tiếng hỏi:

- Công tử này! Tôn danh đại tính của công tử là chi?

Chàng thư sinh đáp :

- Nữ hiệp đã có hỏi, mạt học xin nói. Mạt học có họ Hoàng Trang, danh tự là Long. Dám xin hỏi đến quý tánh của nữ hiệp?

- Hoàng Trang Long ư? Còn tiểu nữ là . . .

Đào Kiều Sương! Hoàng công tử này! Công tử có biết là . . . ngày hôm qua mấy lần công tử suýt chết không?

Hoàng Trang Long giả vờ ngạc nhiên để dễ dàng phù hợp với vai tuồng mà Hoàng Trang Long đã lỡ sắm.

- suýt chết ư? Là nữ hiệp nói mạt học này ư?

Không! Mạt học quả tình là không biết.

Nhưng sao nữ hiệp lại biết rõ thế?

Đào Kiều Sương ửng hồng gò má mịn màng, nàng giải thích:

- Là hôm qua . . . có hai tên gian giảo đã mấy lần định giở trò với Hoàng công tử lúc Hoàng công tử rời khách điếm và . . . đi vào các quãng hẻm vắng! Hoàng công tử đã nhớ ra chưa?

- Giở trò? Giở trò là giở trò làm sao với mạt học? Mạt học đâu có người nào quen biết để họ có thể giở trò?

Đào Kiều Sương tuy bực cho sự chậm hiểu của thư sinh họ Hoàng nhưng vẫn cố giải thích:

- Là . . . họ muốn cướp bóc đồ của công tử, công tử rõ chưa, hở công tử?

- Cướp bóc ư? Mạt học nào có gì đáng để cướp bóc . . . Tay nải này chỉ chứa vài bộ y phục để thay đổi thôi !

Đào Kiều Sương dầu miệng ra nói:

- Thế Hoàng công tử không sợ sao? Ngộ nhỡ bọn họ không cướp được gì đáng giá, bọn họ lại không lia cho công tử một nhát đao ư? Có phải công tử chết thật uổng mạng không?

- Sao lại thế được? Bọn họ đâu thể xem thường tánh mạng được? Còn vương pháp nữa chứ! Mạt học không sợ đâu!

Đào Kiều Sương mỉa mai:

- Thôi đi công tử ơi ! ở đó mà công tử giảng luật vua phép nước với bọn đầu trộm đuôi cướp ! Đêm hôm qua . . . nếu tiểu nữ không kịp ra tay có phải công tử giờ này đã hết sống rồi sao?

- Đêm hôm qua? Sao . . . lại hết sống?

Nhìn dáng vẻ sợ sệt của Hoàng Trang Long, Đào Kiều Sương không nhịn được cười, nàng noi:

- Công tử đã sợ rồi sao? Tiểu nữ không dối gạt công tử đâu! Hai tên đêm qua ngã ngất trước cửa phòng công tử là do tiểu nữ này ra tay đó. Bọn chúng thật táo tợn! Dám cạy cửa phòng để giở trò trộm cắp ngay giữa trấn thành.

Hoàng Trang Long làm ra vẻ sợ sệt thật là giống, nhất là chàng còn vận khí để cho màu da trở nên xanh tái, lại càng giống hơn nữa . . .

Để nhập đúng vai, Hoàng Trang Long nói:

- Mạt học xin đa tạ nữ hiệp đã có lòng . . . lo toan giúp cho mạt học ! Xin nữ hiệp nhận cho mạt học này một lễ . . .

Đào Kiều Sương vội xua tay nói:

- Không cần Hoàng công tử phải đa lễ mới là tạ ơn! Mà chỉ cần. . .

- sao? Nữ hiệp cần điều chi? Xin nữ hiệp cứ dạy! Dẫu thân này muôn thác cũng chẳng từ nan !

- Có điều gì đau mà công tử phải quá nặng lời? Nếu công tử muốn tạ ơn tiểu nữ chỉ cần công tử bỏ đi danh xưng nữ hiệp và đừng tự xưng mình là mạt học, hậu học gì nữa cho thêm phiền toái. Được không, Hoàng công tử?

- Vậy thì kẻ hèn này biết phải xưng hô thế nào đây?

Đào Kiều Sương nhìn Hoàng Trang Long và nhẩm đoán tuổi của chàng, đoạn nói:

- Tứ hải giai huynh đệ ! Tiểu nữ tuy là phận nữ nhi nhưng lại là người của giới giang hồ, do đó tiểu nữ không quá câu nệ tiểu tiết trong cách xưng hô. Tiểu nữ xin được gọi công tử là Long đại ca, còn Long đại ca muốn gọi tiểu nữ thế nào cũng được. Tùy ý ở Long đại ca.

Hoàng Trang Long vốn căn bản không phải là người của giới phu tử. . . Nên Hoàng Trang Long mạnh dạn nói với Đào Kiều Sương:

- Vậy kẻ hèn này xin được gọi là . . . Kiều Sương, và cũng xin lạm xưng theo giới giang hồ là tại hạ vậy. Có được không, Kiều Sương?

Cười lên khúc khích, Đào Kiều Sương sung sướng gọi:

- Long đại ca!

- Kiều Sương!

Lòng vui hớn hở, cả hai người đều giục vó ngựa chạy nhanh như bay.

Được một đoạn xa, Kiều Sương gọi Hoàng Trang Long mà hỏi:

- Long đại ca! Đến Giang Nam, đại ca sẽ trú ngụ ở đâu?

Hoàng Trang Long đáp:

- Tại hạ nghe nói có người họ Hồ, nức tiếng là chiêu hiền đãi sĩ ở Giang Nam. Tại hạ định bái kiến Hồ lão và nhân đó xem rõ thực hư.

Đào Kiều Sương vụt nói:

- Sao lại giống ý của tiểu muội thế? Tiểu muội cũng đang trên đường đến nhà của Kim Diện Phật Tâm Hồ Bá Trung lão gia đây! Vậy thì hay lắm!

- Sao lại hay lắm, hở Kiều Sương?

- Là . . . tiểu muội và Long đại ca cùng chung một mục đích.

- Sao lại chung mục đích?

- Thì . . . tiểu muội cũng đến để xem thực hư thế nào vậy mà! Xem Hồ lão gia có giống như lời người giang hồ thường đồn đại không?

- Đồn đại ư? Thế người của giới giang hồ đồn đại thế nào? Nói cho tại hạ biết đi, Kiều Sương!

Thấy Hoàng Trang Long hết lòng cầu khẩn, Đào Kiều Sương liền nói:

- Là họ nói Hồ lão gia võ công thì cao thâm, nhưng vẫn nhất mực khiêm tốn! Không dua nịnh kẻ mạnh cũng như không khinh thường người yếu. Thường hay ra tay cứu khổn phò nguy. Cưu mang tất cả những người sa cơ thất thế Giống như một vị Mạnh Thường Quân vậy đó Thế Long đại ca đã nghe nói về Hồ lão gia ra sao?

- Tại hạ chỉ là kẻ lục tục thường tình, không phải là người của giới giang hồ. Nên những điều mà tại hạ nghe nói hơi khác với điều mà Kiều Sương vừa nói. Đó là: Hồ lão là một người giàu có, phú xưng dịch quốc ! Nhưng lại hay thương giúp người nghèo khổ ! Hồ lão thường hay tế bần, phát chẩn! Bất kỳ việc thiện nào Hồ lão cũng sẵn lòng tham gia, không ngại tốn hao ! Chưa kể là trong nhà Hồ lão luôn có hàng trăm người đến ăn nhờ, ở đậu. Mà Hồ lão không một tiếng phiền trách. Bận này, tại hạ quyết đến để xem cho tận mặt và . . . xin được làm thực khách suốt đời, xem Hồ lão có phải xót ruột không cho biết! Ha ha. . .

Đào Kiều Sương cười và nhớ đến cung cách ăn uống nhỏ nhẹ của Hoàng Trang Long tại Tửu Tiên lầu mà Kiều Sương đã nhìn thấy nên nàng nói:

- ăn uống nhỏ nhẹ như Long đại ca, đến tiểu muội đây nuôi còn nổi, huống hồ chi là người có muôn vạn kim ngân như Hồ lão gia!

Nói xong, nhớ lại, Đào Kiều Sương sợ Hoàng Trang Long nghĩ xấu mà cười mình.

Nên Đào Kiều Sương liếc mắt nhìn Hoàng Trang Long để dò xét.

May là Hoàng Trang Long đang mãi suy nghĩ gì đó nên không để ý đến lời nói dễ gây lầm lẫn là có tình ý của Đào Kiều Sương. Thấy vậy Đào Kiều Sương lại buồn, vì "hoa rơi hữu ý nước chảy vô tình." Sau đó, hai người hai ngựa đã vào đến địa phận Giang Nam.

Lúc này, Đào Kiều Sương mới phục Hoàng Trang Long.

Vì khi đến một danh lam thắng cảnh nào, Hoàng Trang Long do đã làu làu kinh sử bèn đem tích chuyện mà kể cho Đào Kiều Sương nghe . . .

Làm cho Đào Kiều Sương càng thêm . . . đắm đuối vị thư sinh bạc nhược là Hoàng Trang Long.

Đi ngang Hoàng Hạc lầu, Hoàng Trang Long cũng vẫn thao thao giảng giải khiến cho những người đang đứng gần đó phải lắng nghe và khâm phục.

chợt có tiếng người cất lên:

- Công tử đây thật là làu sử sách! Nếu công tử không chê bỏ, xin ghé qua tệ xá để lão già mạt học này thêm phần vinh hạnh.

Câu nói của lão già có tướng mạo phương phi, da dẻ hồng hào và hơi ửng sắc vàng, làm cho Hoàng Trang Long sửng sốt và Đào Kiều Sương bắt tức cười. Vì vô tình lão già đã nhại đến từ "mạt học" mà Hoàng Trang Long lúc đầu đã tự xưng mình như vậy.

Đang định tìm cách từ chối khéo thì Hoàng Trang Long và Đào Kiều Sương đã nghe nhiều tiếng người xôn xao nói với nhau:

- Kim Diện Phật Tâm lão gia!

Không ngờ lại gặp may mắn đến thế, Đào Kiều Sương vội vàng thủ lễ và thưa:

- Hồ bá bá! Được gặp Hồ bá bá đây là may cho tiểu nữ biết chừng nào ! Long đại ca, hãy đến đây, muội xin kiến dẫn Long đại ca với vị Mạnh Thường Quân mà đại ca đang khao khát được gặp.

Lão già tướng mạo phương phi, đúng là Kim Diện Phật Tâm Hồ Bá Trung, nghe Đào Kiều Sương chào và nói như vậy, lão vội hỏi:

- Tiểu cô nương đây là ai? Sao lại biết và gọi lão phu là bá bá? Còn vị công tử đây là . . .

Đào Kiều Sương vội đáp:

- Tiểu nữ là Đào Kiều Sương, sư phụ tiểu nữ là Lãnh Băng . . . Hồ bá bá không nhận ra tiểu nữ sao? Còn đây là Hoàng Trang Long, đại ca của tiểu nữ.

Đào Kiều Sương vừa đáp, vừa dùng tay ra dấu, để Hồ Bá Trung nhận ra mình là đồ đệ của Lãnh Diện cư sĩ với chỉ pháp đã thành danh trên giang hồ là Lãnh Băng chỉ.

Hồ Bá Trung hiểu ngay ý Đào Kiều Sương, tuy chưa thể khẳng định đúng sai, nhưng lão vẫn vồn vã mời :

- Vậy à! Thế thì xin mời nhị vị hiền diệt hãy đến nhà để Hồ bá bá đây được trọn tình chủ nhân với khách.

* * *

Đã ba ngày làm khách của Kim Diện Phật Tâm Hồ Bá Trung mà Hoàng Trang Long vẫn không tìm được điều gì đáng hồ nghi trong cung cách sinh hoạt của Hồ lão.

Nhưng do lão ở họ Hồ, và lão có tước hiệu là Kim Diện Phật Tâm nên Hoàng Trang Long vẫn còn mối nghi ngờ:

"Kim Diện Phật Tâm? Sao lại là Kim Diện?

Có ngẫu nhiên hay không? Có liên quan gì đến Kim Long chân kinh không? Lạ thật, sao trên gương mặt hồng thuận của Hồ lão lại ửng lên sắc hoàng kim? Có phải đây là biểu hiện tất nhiên của nội công tâm pháp Kim Long hộ thể trong bí kíp Kim Long chân kinh?" Trăn trở, nghi hoặc, Hoàng Trang Long xem xét kỹ từng vấn đề một . . . Nhưng vẫn không làm sao giải thích rõ được.

Hoàng Trang Long nghĩ thầm:

"Phải chi . . . làm cách nào ta biết được lộ số võ công của hắn thì hay biết mấy!" Hình như Hồ Bá Trung đang đóng tuồng như Hoàng Trang Long cũng đang đóng hay sao đây? Vì suốt ba ngày qua, theo nhận định của Hoàng Trang Long, Hồ Bá Trung luôn khéo léo dàn hòa các sự cố dễ dẫn đến ẩu đả của đám thực khách đủ loại đang . . . làm khách trong nhà lão Lão luôn luôn mềm mỏng với khách dù khách đang say rượn để tránh mọi hiềm khích.

Không bao giờ Hoàng Trang Long thấy Hồ Bá Trung tỏ ra giận dữ.

và có nghĩa là Hoàng Trang Long không bao giờ có dịp thấy lão Kim diện phật tâm Hồ Bá Trung biểu lộ võ công.

Dù luôn kề cận với Đào Kiều Sương mà Hoàng Trang Long lúc này đã biết nàng là đệ tử chân truyền duy nhất của Lãnh Diện cư sĩ một trong tam vị tuyệt đại cao nhân đương thời Hoàng Trang Long không dám tỏ ra sơ thất nhất là lại hỏi tìm lộ số võ công của Hồ lão Còn hỏi thực khách thì . . . Hoàng Trang Long thấy ngán ngược cho đủ loại tạp nham những vị khách bát nháo ở gia trang của Hồ Bá Trung.

Và đã ngán thì làm sao chàng dám mở miệng hỏi dò?

Ngược lại, Hoàng Trang Long cũng đoán biết lão họ Hồ đang âm thầm dò xét từng hành vi của chàng.

vì có lần Đào Kiều Sương nói với Hoàng Trang Long:

- Long đại ca! Hồ bá bá có hỏi tiểu muội là Long đại ca là đệ tử của ai? Gia thế của đại ca ra sao? Còn hỏi . . . làm sao mà tiểu muội quen biết đại ca nữa đấy.

Hoàng Trang Long giật thót trong lòng, nhưng ngoài mặt làm tỉnh, hỏi lại:

- Thế . . . Kiều Sương trả lời Hồ lão bá bá ra sao?

Đào Kiều Sương vừa chúm chím cười, vừa trả lời lại:

- Thì tiểu muội biết sao nói vậy! Nghĩa là Long đại ca là con mọt sách, kinh luân một túi, nhưng võ công thì gió thổi cũng bay! Rồi tiểu muội kể cho Hồ bá bá nghe chuyện làm quen với Long đại ca, bắt đầu từ việc ở khách điếm.

Hồ bá bá nghe xong cũng cười xòa và nói với tiểu muội: "Hoàng công tử nhân biểu khác phàm! Hiền diệt nữ làm bạn được với Hoàng công tử quả là may mắn." Hoàng Trang Long nghe Đào Kiều Sương thuật lại xong, ngoài mặt thì giả vờ vui vẻ thích thú, nhưng trong lòng thầm nghĩ:

"Lão quả đáng nghi ngờ. . . Ta phải cẩn thận hơn mới được ! Để xem họ Hoàng này có hơn họ Hồ của lão không cho biết." Sau đó Hoàng Trang Long hỏi khéo Đào Kiều Sương:

- Thế . . . Hồ bá bá có hỏi . . . khi nào tại hạ rời đây mà đi không?

- Hồ bá bá không hỏi đến, nhưng lại hỏi bọn mình sống ở đây có thích không? Có thấy buồn chán không?

Hoàng Trang Long lại hỏi:

- Đúng là. . . cũng có phần buồn chán thật!

Kiều Sương! Hay là ngày mai chúng ta xin phép Hồ bá bá ra ngoại thành mà đi thăm thú nhé?

Đào Kiều Sương chực nhớ, vội nói:

- Long đại ca! Ngày mai Hồ bá bá có tổ chức một cuộc đi săn bắt! Hồ bá bá nói đây là cuộc đi săn cuối cùng trước khi mùa đông đến. Do đó Hồ bá bá tổ chức rất rầm rộ và lại còn treo giải thướng nữa . . . Long đại ca thích không?

Hoàng Trang Long nói:

- Kiều Sương! Tại hạ chỉ là văn nhân, chân yếu tay mềm thì làm sao mà đi săn đây? Kiều Sương chỉ khéo đùa mà thôi !

- Long đại ca! Có ai bảo đại ca đi săn đâu, tiểu muội chỉ muốn nhân dịp này, Long đại ca và tiểu muội được rong chơi thỏa chí trên lưng tuấn mã như lần chúng ta . . . đã đến đây vậy!

Gật đầu, Hoàng Trang Long nói:

- Đúng rồi! Có thế mà tại hạ không nghĩ ra!

Được rồi, hẹn ngày mai gặp lại nhé Kiều Sương!

Đêm đó, Hoàng Trang Long nghĩ nhiều về Đào Kiều Sương. Hoàng Trang Long thấy xúc động trước sự quan tâm lo lắng của Đào Kiều Sương đối với chàng.

Và đến khi Kiều Sương biết chàng không phải là văn nhân tầm thường mà là một tay võ nghệ phi phàm, thì không hiểu cô nàng sẽ có phản ứng ra sao đây? Giận? Ghét? . . .

BỎ qua việc của Đào Kiều Sương, Hoàng Trang Long âm thầm phác thảo một kế hoạch.

Mong qua kế hoạch này, Hoàng Trang Long nhìn thấy võ công của Hồ lão, Hồ Bá Trung Kim Diện Phật Tâm.

* * *

Cuối canh năm!

Bầu trời vẫn còn nặng sương và sương ướt đẫm cả một vùng cỏ mênh mông.

Hàng đoàn người ngựa đang lặng lẽ chờ. . .

xuất phát! Nói lặng lẽ là nếu không kể đến tiếng thở phì phò, khin khịt của những con tuấn mã đang cuồng chân phát ra.

Những thớ thịt săn chắc của lũ ngựa giật lên tìm chặp. Chúng đang chờ những cái giật cương, những cái thúc gót của ky sĩ là chúng sẽ lao đi vùn vụt như tên bắn trong cuộc đi săn bất quá mô này.

Đứng đầu hàng người là Kim Diện Phật Tâm Hồ Bá Trung, trong bộ võ phục chẽn, tôn vẻ người phương phi của lão lên một cách lẫm liệt Lão như đang trong cơn phấn khích, và cũng đang chờ đợi được thúc ngựa lao vào cuộc săn bắt đầy hứng thú. Nhưng lão cố kềm nén cơn khích động và vui thú nhìn mọi người đều tập trưng cái nhìn vào tay lão. Bàn tay đang giữ chiếc tù và được tiện gọt bằng sừng tê và được trạm trổ tinh xảo một cách cầu kỳ, tỉ mi.

Khi biết sự nôn nóng của mọi người đã lên đến đỉnh điểm, Kim Diện Phật Tâm mới nâng tù và lên, đặt vào môi sau khi đã nhếch mép nở nụ cười mãn nguyện.

Ù... u... u... u... u...!

Tiếng tù và chưa dứt hẳn, thì những tiếng vó câu đã nện lên thình thịch, vọng động cả một góc trời đã cắt ngang tiếng tù và.

Hàng trăm thớt ngựa lao như bắn, xuyên qua cánh đồng cỏ mênh mang, hướng về dãy rừng xanh thẳm xa xa, để lại sau lưng chúng là những dấu vết, những chứng tích đau thương của một vùng cỏ tươi bị giày xéo tung toé, tơi tả Nhưng vẫn còn đến ba thớt tuấn mã chưa xuất phát.

Một là của thư sinh công tử Hoàng Trang Long.

Kề bên là Đào Kiều Sương, đang cố kềm con ngựa vừa bị những tiếng vó phi của đoàn ngựa lao đi phấn khích! Nó bực tức, hết dẫm vó trước lại nện vó sau, hi vọng chủ nhân giật cương để thỏa sức tung hoành.

Còn một thớt ngựa nữa là của một trang nam tử gần như được coi là đệ tử thân tín của lão Kim Diện Phật Tâm Hồ Bá Trung, có tên là Nhu Phong Trường Hiệp Hà Giao.

Tên Hà Giao này, Hoàng Trang Long không biết, nhưng đã nhiều lần chạm mặt và nghe Đào Kiều Sương nói đến.

Gã là công tử, con một gia đình thế gia vọng tộc ở Giang Nam. Nhờ phụ thân gã là Hà Huy quen biết vào hạng thâm giao với Hồ Bá Trung nên gã được Hồ Bá Trung thu nhận là đệ tử. . .

Chỉ để sai vặt! Gã biết thân biết phận, nên hết mình phục dịch Hồ gia, hi vọng được Hồ lão thương tướng, tận tâm truyền nghệ cho. Vì Hồ Bá Trung chưa chính thức có một môn nhân đệ tử nào cả!

Lúc Đào Kiều Sương và Hoàng Trang Long xuất hiện ở Hồ gia, gã Hà Giao đã để ý và mơ tướng được ăn thịt ngỗng trời, nên gã luôn quanh quẩn gần Đào Kiều Sương, hi vọng được người ngọc để ý!

Nhưng gã thấy Đào Kiều Sương luôn quấn quít và vui vẻ cười đùa với Hoàng Trang Long, một tay mà theo gã đã nghe nói chỉ là thư sinh bạch diện, mồm mép thì hay nhưng . . . chân tay thì khỏi phải nói đến!

Hôm nay Hoàng Trang Long thấy gã không đi theo đoàn người đi săn mà đứng chờ ở đây, Hoàng Trang Long hiểu ngay, gã chờ đợi hai người phân tán ra trong lúc đi săn và gã sẽ có dịp gần gũi với giai nhân.

Không may cho gã là Đào Kiều Sương vẫn luôn kề cận bên mình Hoàng Trang Long.

Hoàng Trang Long muốn nhân dịp này rời xa Đào Kiều Sương để dễ bề hoạt động theo kế hoạch đã định nên nói với Đào Kiều Sương:

- Kiều Sương xem kìa! Tuấn mã của Kiều Sương đang phấn khích được đi săn. . . Hay là Kiều Sương cứ đi đi . . . cho thỏa chí, để mặc tại hạ quanh quẩn đây là được rồi.

Nhu Phong Trường Hiệp Hà Giao vội nói thêm vào :

- Đào tiểu thư! Đi nào, xem ai trong chúng ta giật được giải của Hồ thái gia sư phụ?

Không lẽ nói là . . . không đi săn khi đã đưa ngựa ra đây, vào lúc này. Đào Kiều Sương lưỡng lự:

- Long đại ca, thế thì sao được? Ai nỡ để đại ca quanh quẩn ở đây một mình, buồn chết!

Hoàng Trang Long cố cười thật tươi, và nói cho Đào Kiều Sương yên tâm:

- Không sao đâu! Được thong dong một lúc trên cánh đồng này, lại được ngắm vừng đông lúc bình minh là tại hạ đủ mãn nguyện rồi !

Kiều Sương đừng quá vì tại hạ mà . . . mất đi vẻ nữ hiệp ! Hơn nữa tại hạ trông chờ Kiều Sương đoạt giải của Hồ bá bá! Đến cả ngàn lạng hoàng kim . . . bỏ đi chẳng tiếc lắm sao, Kiều Sương?

Đào Kiều Sương liền đáp:

- Được rồi ! Tiểu muội sẽ cố lập giải thướng cho Long đại ca xem! Sau đó, chúng mình sẽ tha hồ mà tiêu xài phung phí nhé ! Đại ca bảo trọng, tiểu muội đi đây!

Chỉ một cái thúc gót nhẹ, Đào Kiều Sương và tuấn mã lao đi như gió cuốn.

Nhu Phong Trường Hiệp Hà Giao đắc ý cũng lao ngựa theo sau Đào Kiều Sương. BỎ lại Hoàng Trang Long một mình một ngựa, đang chờ đón vầng thái dương xuất hiện.

Hoàng Trang Long sau khi đã thấy vầng dương xuất hiện đủ tròn vành vạnh, liền thong thả giục ngựa tiến lần vào đáy rừng phía trước.

Nơi mà mọi người đang mải săn đuổi thú rừng ở tít phía trong sâu.

Hoàng Trang Long và ngựa vừa khuất hẳn vào cánh rừng thì có hai tay đại hán dừng ngựa lại trên đồng cỏ ngay chỗ Hoàng Trang Long đứng lúc trước. Và hai gã đang đưa mắt nhìn theo hướng Hoàng Trang Long vừa đi khuất.

Hai gã nói khẽ với nhau gì đó và cười rộ lên.

Tung roi ngựa, vụt vào khoảng không kêu lên đen đét, hai gã giục ngựa chạy theo Hoàng Trang Long.

Hai gã vừa vào đến cánh rừng, còn đang dào dác nhìn quanh như tìm ai thì nghe tiếng người noi:

- Hai vị tìm ai? Đoàn người đi săn bắt à?

Hai gã giật mình, quay lại nhìn về hướng phát ra tiếng nói. Hoàng Trang Long đang tựa lưng vào một gốc cây to, tay phe phẩy quạt, ngạc nhiên nhìn vào hai gã mới đến.

Phải để ý thật kỹ, hai gã mới thấy ngựa của Hoàng Trang Long đứng gặm cỏ gần đó, khuất sau một bụi lùm.

Một gã đại hán ấp úng nói:

- ừ! Chúng tôi cũng . . . định đi săn bắt nhưng không ngờ lại có mặt quá trễ.

Còn một gã ngờ vực nhìn Hoàng Trang Long và nghĩ thầm :

"Người cũng lạ mà ngựa cũng khác lạ!

Không lẽ chủ thế nào thì ngựa cũng như thế sao? Hiếm có con ngựa nào lại im tiếng được khi đánh hơi thấy đồng loại nó xuất hiện. Hoặc là chủ quá khù khờ nên ngựa cũng ngu ngơ.

Hoặc ngược lại, chủ thần nhân và ngựa thần mã?" Gã đại hán vừa nghĩ đến đây thì lại nghe tiếng chàng thư sinh hỏi:

- Nhị vị đến săn trễ, sao lại không mang theo cung tên thì lấy gì để săn?

Gã liền nhanh nhảu phân bua, cốt để đánh tan sự ngờ vực của Hoàng Trang Long:

- Bọn chúng tôi chỉ là ham vui mà đến tháp tùng thôi ! Chứ với người lục tục thường tài như chúng tôi, thì khả năng đâu mà săn với bắt?

Hoàng Trang Long gật gù, biểu lộ sự đồng tình xem như là hiểu hai gã giống như chàng mà thôi.

Bất đồ . . . có tiếng gầm thật lớn vang lên:

G... ứ... ứ... ứ!

Hai gã đại hán cũng kịp phát hiện một thú rừng lớn vừa xuất hiện ngay sau tiếng gầm. Đó là một con hắc báo thật uy mãnh. Và chúng cũng nghe tiếng lắp bắp của chàng thư sinh:

- B áo . . . báo ! Làm . . . làm . . . sao đây?

Thư sinh sợ thật sự hay không vì con hắc báo đã đập đuôi và nhảy xổ và ba người.

Nếu bọn chúng để ý xem xét kỹ thì thấy tay thư sinh vẫn tựa người vào thân cây, cây quạt trên tay không ngớt run rẩy. Nhưng cái run rẩy chập chờn này là để sẵn sàng tấn công vào hắc báo, nếu một khi hắc báo nhảy xổ vào chàng thư sinh và một khi mà hai gã đại hán bó tay thúc thủ. Bóng đen to lớn của hắc báo lao ập vào kèm theo đó là một mùi hăng sặc sụa từ miệng đang há to của hắc báo bốc ra, xộc vào khứu giác của ba người.

- Dã thú chớ quá hung hăng !

- Chết này!

Hai câu quát kèm theo hai luồng chướng phong đập ngay vào thân mình con báo.

Đó là hai chướng cực mạnh của hai gã đại hán trong lúc cấp bách mà tung ra, quên rằng hai gã tự nhận mình là những kẻ vô năng, chỉ vì ham vui mới vào đây thôi.

Thân mình con hắc báo bị bắn ngược ra phía sau nhưng vẫn bình an vô sự. Hắc báo sau một cái uốn mình đã đứng bật dậy và hung tợn chuẩn bị lao vào một lần nữa. Thì . . .

Vút!

Phập!...

Một tiếng gió rít và một mũi trường tiễn đã cắm sâu vào gáy con hắc báo.

Con hắc báo đổ ập xuống nặng nề, tứ chi co duỗi cào vào không khí mấy lượt rồi nằm im.

Một tiếng kêu lảnh lót vang lên:

- Long đại ca! Đại ca có sao không?

Lúc này, hai gã đại hán mới nhớ đến vai trò của hai gã đang đóng, hai gã vội lập cập, luống cuống kêu lên:

- Cô nương! May quá nhờ cô nương đến đúng lúc, nếu không . . .

Hai gã có ý muốn nói, nếu Đào Kiều Sương không kịp đến thì hai gã và chàng thư sinh đã bị báo vồ chết.

Đoạn hai gã và Kiều Sương nhìn về phía Hoàng Trang Long, thấy Hoàng Trang Long đang thụp người, co ro ngồi nép sát vào gốc cây và thần tình không ngớt run rẩy, quạt thì xoè rộng che kín đầu và mặt.

Hai gã đại hán đưa mắt nhìn nhau, hai gã khẽ ra dấu rồi nói lớn:

- Hoàng công tử! Không sao đâu, hắc báo đã bị Đào cô nương xạ tiễn triệt hạ rồi ! Thật một phen phải làm Hoàng công tử sợ đến hú vía!

Lúc này, Hoàng Trang Long mới từ từ hạ quạt xuống, đưa mắt sợ sệt nhìn hắc báo đã chết cứng nằm đó, đuôi trường tiễn còn lú ra ở hậu châm huyệt của ác thú.

Đào Kiều Sương lo lắng hỏi:

- Long đại ca! Đại ca nhìn tiểu muội nè! Đại ca chớ sợ hãi nữa! May mà tiểu muội nghe tiếng dã thú gầm và kịp đến!

Hoàng Trang Long lúc này mới thốt được nên lời:

- ác thú . . . đã . . . chết . . . hẳn chưa . . . Ki êu Sương? Kiều Sương, nàng đừng rời xa tại hạ nữa ! Tại hạ . . . tại hạ sợ lắm !

Đào Kiều Sương đưa tay nắm vào bâu áo của Hoàng Trang Long để nâng chàng đứng lên đang định lên tiếng trấn an Hoàng Trang Long thì lại nghe có tiếng vang lên:

- Chúc mừng Đào tiểu thư đã lập được công đầu !

Nghe câu nói của người này, Đào Kiều Sương biết ngay là ai nên nàng khẽ nhìn tỏ vẻ chán ngán.

Cử chỉ này của Đào Kiều Sương và sự quan tâm của nàng tới Hoàng Trang Long khiến Hoàng Trang Long thập phần xao xuyến.

Một trong hai gã đại hán vội nói, ý như muốn giành công. Vì gã tiếc ngàn lạng hoàng kim đã tuột khỏi tay mình một cách vô lý chỉ vì gã vướng bận một trách vụ cũng vô lý không kém. Gã nói:

- Hà công tử! Công đầu là của bọn này đó!

Nếu Hồ lão gia không có lệnh thì bọn này đã hạ thủ được dã thú rồi, làm gì đến lượt Đào cô nương !

Đúng là Nhu Phong Trường Hiệp vừa đến, hắn trừng mắt nhìn gã đại hán vừa nói, rồi gắt gỏng hỏi lại:

- Thế trường tiễn của ai đây? Sao các ngươi lại nói là do công của các ngươi? Lệnh gì của Hồ thái gia?

Gã đại hán chợt hiểu ra là đã thất thố, nên cụp mắt lại, theo gã đại hán kia . . . bỏ đi !

Đào Kiều Sương nheo mắt nhìn theo hai gã, ngạc nhiên hỏi Hà Giao:

- Hà thiếu hiệp! Bọn chúng là ai? Chúng nói thế nghĩa là thế nào?

Cố tình dấu diềm, Hà Giao đáp cho qua:

- Bọn chúng là gia nhân của Hồ thái gia!

Chắc ý bọn chúng muốn nói cuộc săn bắt ngày hôm nay là dành cho khách của Hồ thái gia, cho nên bọn chúng tiếc khi không được tham gia đó mà!

Rồi để Đào Kiều Sương không để ý đến việc đó nữa. Hà Giao vội hỏi Hoàng Trang Long:

- Hoàng công tử thật sự không việc gì chứ?

Hoàng Trang Long làm như không biết gì, đáp :

- Nếu Kiều Sương không kịp đến mà giải cứu tại hạ e đã . . . hắc báo xé thành mảnh vụn.

Tất nhiên là Đào Kiều Sương quên ngay chuyện vừa xảy ra, nàng nói với Hoàng Trang Long:

- Đi! Long đại ca! Chúng mình cùng thả ngựa đi rong chơi một lúc đi ! Tiểu muội hết muốn đi săn bắt rồi ! Vả lại, với con hắc báo này, giải thướng của Hồ bá bá chắc là vào tay tiểu muội thôi ! Chúng ta đi nhé?

Nói xong, Đào Kiều Sương đưa Hoàng Trang Long đi.

Gã Hà Giao đưa mắt nhìn theo, và gã ngấm ngầm đắc ý, khi khẳng định chắc chắn Hoàng Trang Long không chỉ là một tay thư sinh bạc nhược không có gì để lo. Một mối lo của Hồ thái gia, sư phụ gã và một mối lo nữa của gã về Đào Kiều Sương, một môn đồ của một trong tam vị tuyệt đại cao nhân, như gã . . .

Hoàng Trang Long cũng đang nghĩ giống như gã Sự kiện ngày hôm nay, Hoàng Trang Long đã có nhận định rõ ràng về Kim Diện Phật Tâm Hồ Bá Trung. Hồ Bá Trung quả là đang hồ nghi một điều gì đó về Hoàng Trang Long! Thân thế (Do có họ Hoàng, họ của Hoàng minh chủ) hoặc về sư thừa? (Hồ lão không tin Hoàng Trang Long không biết võ công.) Cho nên Hồ lão gia đã sai hai tay thuộc hạ theo dõi và tìm hiểu về vấn đề này, trong dịp đi săn bắt ngày hôm nay. May mà Hoang Trang Long chưa có cử chỉ gì sơ thất!

Một việc nữa, đó là Hoàng Trang Long tin chắc rằng Hà Giao đúng là đệ tử chân truyền của Hồ lão chứ không như Đào Kiều Sương đã nghe nói, gã Hà Giao còn đang lấy lòng Hồ lão để được thu làm môn đồ thực thụ! Qua thái độ kẻ cả của gã đối với hai tên gia nhân có thân thủ rõ ràng vào bậc khá. Tử hai nhận định trên, Hoàng Trang Long cho là Kim Diện Phật Tâm Hồ Bá Trung đang có một mưu toan gì đó, khi không biểu lộ võ công thực sự, khi không chính thức công bố Nhu Phong Trường Hiệp Hà Giao là đệ tử chân truyền. Và khi Hồ lão có lực lượng, chắc là không ít lại che mắt mọi người mà chỉ gọi là gia nhân. . . để sai khiến vặt vãnh!

Và như vậy có nghĩa là Hồ Bá Trung đáng để nghi ngờ.

"Đào Kiều Sương không nghi ngờ gì ta! Đó là điều chắc chắn! Nhưng Đào Kiều Sương đến đây quan sát Hồ lão là có ý định gì? Lãnh Diện cư sĩ nghi ngờ điều gì ở Hồ Bá Trung?" Đang lúc Hoàng Trang Long mải suy nghĩ trong khi thả ngựa song song với Đào Kiều Sương, thì nàng lại cho rằng Hoàng Trang Long còn chưa hoàn hồn sau một phen sợ hãi.

Đến lúc này, Hoàng Trang Long mới lên tiếng hỏi Đào Kiều Sương:

- Kiều Sương đi săn có thích thú không? Có buồn vì tại hạ làm mất hứng thú không?

Đào Kiều Sương thố lộ chân tình:

- Tiểu muội . . . chỉ lo lằng cho đại ca thôi !

Hơn nữa, gã họ Hà làm tiểu muội thêm chán ghét. Không như đại ca! Long đại ca vừa qua cơn sợ hãi, tiểu muội hứa sẽ không để đại ca . . .

tiểu muội quyết không bỏ rơi đại ca đâu! Đại ca có hiểu cho tiểu muội không?

Xúc động, Hoàng Trang Long đáp:

- Kiều Sương! Ta. . . ta thật có lỗi với nàng!

Ta . . . ta đã làm cho nàng phải bận tâm !

Hoàng Trang Long chút nữa đã nói thật tất cả với Đào Kiều Sương, nhưng vì kịp nghe có tiếng vó ngựa ở phía sau vẳng tới nên Hoàng Trang Long đành. . . hẹn dịp khác sẽ nói !

Đào Kiều Sương vì nghe lời nói chân thành của chàng nên không để ý đến tiếng vó ngựa.

Nàng nói:

- Đại ca đâu có lỗi gì với tiểu muội ! Chính tiểu muội đã có lỗi khi bỏ đại ca lại một mình!

Tiếng vó ngựa đã đến gần, Đào Kiều Sương ngoảnh nhìn lại, khẽ bĩu môi, nàng càu nhàu:

- Lại là gã . . . thật đáng ghét ! Chúng ta về quách đi đại ca! Tiểu muội không sao chịu được khi nhìn thấy bản mặt của gã!

Nhu Phong Trường Hiệp Hà Giao ngạc nhiên khi thấy Hoàng Trang Long và Đào Kiều sương bỗng cho ngựa phi về Hồ gia trang. Gã kêu lớn lên:

- Sao Đào tiểu thư lại bỏ về? Đào tiểu thư. . .

Đào Kiều Sương lẳng lặng giục ngựa chạy đi làm như không nghe Hà Giao kêu.

Về đến Hồ gia trang, Hoàng Trang Long để ý thấy nhân số gia nhân của Hồ lão khá đông, còn ở lại trong gia trang. Hai gã đại hán lúc nãy đã gặp Hoàng Trang Long cũng ở trong tốp này. Hai gã giờ đang đảm nhiệm chức trách giữ và chăm sóc ngựa.

Nhận ngựa của Đào Kiều Sương và Hoàng Trang Long trao, một gã nói:

- Việc lúc sáng . . . Tiểu nhân lỡ lời xin Đào cô nương bỏ qua cho !

Đào Kiều Sương đáp:

- Không việc gì đâu! à, các người chắc võ công khá lắm nên lúc sáng định dùng tay không mà diệt ác thú?

Gã lúng túng đáp :

- Tiểu nhân chỉ biết võ vẽ . . . để phòng hộ gia trang vậy thôi ! Tiểu nhân làm sao dám so bì với Đào cô nương, là một môn đồ đắc ý của cao nhân đương đại !

Đào Kiều Sương quay người bỏ đi, chỉ nói nhỏ cho Hoàng Trang Long nghe:

- Bọn chúng không qua mắt tiểu muội được đâu! Võ công của chúng cũng khá cao đấy!

- Sao . . . Kiều Sương lại biết?

- Bởi đại ca không là người trong giang hồ nên đại ca không biết đấy thôi! Bọn chúng tên nào cũng có thái dương huyệt gồ cao từ đó suy ra thân thủ của bọn chúng cũng không khó !

Đến chiều, đoàn người đi săn đã theo Hồ lão gia chủ về đến. Quả nhiên, con hắc báo do Đào Kiều Sương hạ tiễn là con lớn nhất đã săn được trong ngày.

Trong tiệc rượn mừng tối hôm đó, Hồ Bá Trung cười nói oang oang, chúc mừng Đào Kiều Sương:

- Hiền diệt nữ quả không hổ là đệ tử của một danh sư. Phần thướng ngày hôm nay thuộc về hiền diệt nữ rất là xứng đáng!

Rồi lão nhìn về Hoàng Trang Long mà nói:

- Còn Hoàng công tử là một văn nhân, gặp ác thú mà không chết ngất thì cũng đáng mặt anh hùng trong giới của mình! Hồ bá bá này có một món quà nhỏ gởi tặng Hoàng công tử.

Lão vừa dứt tiếng, hai tên gia nhân đã bưng trên tay hai hộp gấm. Một to, một nhỏ đưa đến trước mặt Đào Kiều Sương và Hoàng Trang Long.

Sau vài lời khách sáo, Đào Kiều Sương mở hộp gấm nhỏ của Hoàng Trang Long ra trước.

Nắp hộp gấm vừa bật ra, Đào Kiều Sương Oà lên một tiếng, đưa tay cầm vật trong hộp nâng cao lên cho mọi người cùng xem. Thì ra đó là một thanh tiểu kiếm.

Mọi người không hiểu sao Hồ lão lại tặng cho một thư sinh bạc nhược một thanh kiếm nhỏ? Hay Hồ lão tặng lầm?

Hồ Bá Trung cười to, nói:

- Ha . . . ha . . . ! Đởm lược của Hoàng công tử, cần phải có vật để phòng thân chứ? Thế nào?

Hoàng công tử có vừa lòng không?

Hoàng Trang Long vội xua tay đáp:

- Hậu ý của hồ bá bá, tiểu điệt chỉ dám tâm lĩnh! Thôi, nhìn lợi khí này, tiểu điệt . . . bắt rùng mình sớn da.

Đào Kiều Sương vì quan tâm tới Hoàng Trang Long nên lên tiếng:

- Đại ca cứ nhận đi! Cho Hồ bá bá vui lòng!

Vì Đào Kiều Sương, Hoàng Trang Long đành nhận, chàng nói:

- Đa tạ mỹ ý của Hồ bá bá!

Và đương nhiên, vật phẩm Hồ Bá Trung trao tặng Đào Kiều Sương là một ngàn lạng vàng ròng. Như Hồ lão đã nói trước.

Màn đêm buông xuống thật dày, bao trùm vạn vật Khu gia trang của Hồ gia cũng phủ mờ trong đám đêm đen.

ánh đèn hiu hắt trong thư phòng của Hồ trang chủ vừa tắt, thì có một bóng mờ nhẹ nhàng như vệt sương theo dãy hành lang mà đi mất về phía hậu trang, nơi có khu chuồng ngựa.

Trong một phòng nhỏ, nơi cư ngụ của những tên gia nhân chuyên trách giữ ngựa có tiếng ngáy đều đều vang ra.

Bóng mờ mờ huyền ảo giữa đêm khuya khắc dừng lại. Đứng yên trước cửa phòng.

Lúc này mới nhìn rõ hình dạng của bóng mờ là một thân người. Người này là ai? Sao lại bịt kín mặt mũi và có thái độ lén lén lút lút kỳ quặc thế này vào lúc giữa khuya?

Sau một hồi nghe ngóng, hắc y nhân xô nhẹ cánh cửa phòng.

Cánh cửa chỉ khép hờ, không cài then nên hắc y nhân chỉ xô nhẹ, cánh cửa phòng xịch mở.

Vẫn nhẹ nhàng, hắc y nhân lao như gió thoảng vào phòng. Vận mục lực, nhìn rõ hai tên gia nhân đang khoanh tròn trên giường gỗ.

Hắc y nhân vươn tay ra, cách không điểm huyệt đạo cả hai.

Liền ngay sau cử động này, hắc y nhân lao đến cạnh giường, tóm một tên gia nhân, lao ngược ra khỏi phòng. Sau khi khép hờ lại cánh cửa, hắc y nhân một tay xách tên gia nhân thân hình lúc này đã rũ rượi lao như gió cuốn về phía ngoài Hồ gia trang.

Vượt khỏi phạm vi Hồ gia trang, hắc y nhân không dừng chân, đã lướt đi vùn vụt về dãy rừng ẩn hiện xa xa.

Mãi đến lúc vào đến giữa rừng, hắc y nhân giải huyệt cho tên gia nhân, và ném phịch hắn xuống mặt đất. Hắc y nhân giở giọng ồm ồm hỏi:

- Ngươi tên gì? Có nhiệm vụ gì trong Hồ gia trang? Nói mau!

Tên gia nhân ngơ ngác khi thấy mình đang ở giữa rừng, xoay lộn một vòng con ngươi, hắn đáp :

- Tôn giá là ai? Sao lại bắt giữ tiểu nhân?

Tiểu nhân chỉ là tên giữ ngựa của Hồ gia trang mà thôi !

Hắc y nhân hừ nhẹ một tiếng, nói vẫn với giọng ồm ồm:

- Ngươi man trá! Định gạt gẫm lão nhân ư?

Xem này. . .

Hắc y nhân vươn cánh tay hữu khẽ cấu vào khoảng không một cái. Tức thì có một luồng kình lực xuất phát từ tay hắc y nhân nhẹ nhàng lao cắm vào thân cây trước mặt tên gia nhân.

Xoẹt!

Thân cây to bằng một vòng tay người lớn bị cái chộp của hắc y nhân làm xuyên thủng qua suốt thân cây Gã gia nhân dẫu thân thủ có kém cũng nhận ra thủ pháp này của hắc y nhân, khi thân cây được làm vật thí nghiệm chỉ cách gã có nửa trượng.

Gã gia nhân sợ sệt trước thân thủ bất phàm này, gã lắp bắp:

- Tôn. . . tôn giá muốn. . . muốn điều gì ở. . . ở tiểu nhân?

Hắc y nhân chậm rãi nói:

- Bản nhân chỉ muốn ngươi đem mọi tình hình trong Hồ gia trang nói ra cho bản nhân nghe ! Nhớ rằng mi không được nửa lời dối trá đấy - Tôn giá là . . . cường sơn đạo tặc ư? Tôn giá muốn tìm hiểu thực lực của Hồ lão trang chủ để dễ bề đánh cướp ư?

- Nói bậy! Bản nhân không phải như mi nghĩ! Nói hay không? Chớ có dông dài nữa!

Gã gia nhân liền im thin thít, không nói một lời Hắc y nhân lại dằn mạnh giọng nói:

- Sao? Mi không sợ sẽ như thân cây này sao?

Gã gia nhân đưa mắt xem lại lỗ thủng trên thân cây sờ sờ trước mặt, gã khẽ nhắm mắt lại, thân hình không ngừng run rẩy.

Biết gã đã sợ, hắc y nhân hỏi:

- Mi nói đi ! không nói được nhiều thì cũng nói ít! Bản nhân hứa sẽ buông tha ngươi! Nói đi !

Gã gia nhân vẫn run rẩy và . . . lắc đầu.

Chứng tỏ, thà gã bị hại chết còn hơn là mở miệng nói những việc liên quan đến Hồ gia trang Hắc y nhân sốt ruột, hỏi:

- Hồ Bá Trung không cho mi nói? Tại sao?

Gã gia nhân chỉ lặng lẽ gật đầu, vẫn câm như hến.

- Lão sẽ giết các ngươi, nếu các ngươi tiết lộ Vẫn lẳng lặng gật đầu.

- Nhưng ngay tại đây, nếu mi không nói thì bản nhân cũng sẽ giết ngươi, sao ngươi lại không sợ?

Lần này, gã gia nhân không gật cũng không lắc đầu nữa, mà gã chỉ nhắm mắt lặng im như chấp nhận số phận.

Hắc y nhân bối rối, không hiểu sao lại vậy?

Bèn giải thích cho gã gia nhân nghe:

- ở đây chỉ có bản nhân và mi, bản nhân không nói, mi không hở môi, thì Hồ Bá Trung làm sao mà biết được mà trừng phạt mi? Hơn nữa, bản nhân bắt giữ mi và đưa đến đây, thần không hay, quỷ không biết. Mi sợ Hồ Bá Trung là sợ làm sao chứ?

Đến lúc này, gã gia nhân mới bắt đầu nói:

- Khó mà qua mắt được Hồ lão gia! Hồ lão gia thân thông quảng đại. Trước sau gì Hồ lão gia cũng biết. Tiểu nhân đành chịu chết thôi !

sau một lúc ngẫm nghĩ, hắc y nhân đành noi:

- Được rồi ! Bản nhân buông tha mi . . . Để xem sự việc đêm nay lão Hồ Bá Trung làm thế nào biết được đây? Nếu. . . mi muốn sống, tốt hơn hết là . . . chớ hé răng cho ai biết !

Rồi hắc y nhân điểm nhanh vào huyệt đạo của gã, và xốc gã lao ngược trở lại Hồ gia trang Hai ngày nữa lại trôi qua, không khí ở Hồ gia trang vẫn không thay đổi.

Có thay đổi chăng là số khách đến và đi không ngớt, nhưng lúc nào cũng xấp xỉ gần số trăm.

Hoàng Trang Long nhân lúc vắng người, khẽ hỏi Đào Kiều Sương:

- Kiều Sương này! Hồ bá bá làm sao nuôi nổi số khách đông đảo này? Mà có lúc nào là không có khách đâu! Sanh ý chủ yếu của Hồ bá bá là gì nhỉ?

Lắc đầu, Đào Kiều Sương đáp:

- Tiều muội không biết! Chỉ nghe là. . . hình như là Hồ bá bá có dưới tay rất nhiều tiệm buôn bán lớn khắp Trung Nguyên! Chắc do sanh hoạt này có nhiều lợi nhuận, nên Hồ bá bá mới có đủ tiền cung phụng lũ người . . . như chúng ta đây! Sao đại ca lại hỏi thế?

Cười khổ Hoàng Trang Long đáp:

- Là tại hạ chỉ hỏi thế thôi? Vả lại . . . ăn không ngồi rồi mãi, tại hạ đâm ra ngại . . . Kiếu Sương, hay là . . . chúng ta tạm thời chia tay!

Kiều Sương còn nhiều việc phải làm, cứ ở đây đi Tại hạ. . . còn phải đi nhiều nơi nữa!

Đào Kiều Sương vội lắc đầu, nói:

- Không! Đại ca đi đâu, tiểu muội theo đó!

Nếu đại ca đã chán ở nơi đây, thì chúng ta đi quách cho rồi ! Vậy nhé, đại ca?

Hoàng Trang Long trách khẽ:

- Sao . . . nàng luôn bận tâm vì ta thế? Ta không đáng thế đâu, Kiều Sương!

Đào Kiều Sương phụng phịu nói:

- Muội không quan tâm đến đại ca mà được sao? Đại ca nói gì mà không đáng?

Hoàng Trang Long đành nói:

- Thôi được ! Mai sớm, chúng ta lên đường nhé?

Hớn hở, Đào Kiều Sương đồng ý.

Đêm hôm đó, lại một lần nữa, hắc y nhân xuất hiện ở một điếm canh của Hồ gia trang.

Khoảng nửa canh sau đó, có nhiều tiếng ồn ào phát ra từ điếm canh. . .

Mọi người ùa cả ra xem, Đào Kiều Sương cũng có mặt.

Lát sau, Hồ lão trang chủ cũng đến.

Sau vài lời trấn an của Hồ lão trang chủ, mọi người tản ra, về phòng tiếp tục giấc điệp đang nông.

Sáng hôm sau, do đã có lời từ biệt trước.

Hoàng Trang Long và Đào Kiều Sương rời Hồ gia trang.

Đi ngang cổng Hoàng Trang Long lắc đầu, nói nhỏ với Đào Kiều Sương:

- Chúng mình vừa bỏ đi, lại có thêm hai khách nhân nữa lại đến thế chỗ rồi kìa, Kiều Sương?

Đào Kiều Sương nhún vai . . . nhiều ý nghĩa.