Vấn đề tài chính lại trở thành nhức nhối nếu quân số tăng đến gần 700 người. 500 lượng vàng và 1 vạn lượng bạc không phải là một con số nhỏ một chút nào. Nó có thể hoàn toàn đủ cấp dưỡng cho một ngàn người với thời gian rất dài. Nhưng vấn đề ở đây là hắn cần tiền vốn để thu thập Gấm lụa, lá trà để thực hiện một chuyến đi lịch sử đến Châu Âu, Nguyên Hãn với kiến thức lịch sử thì biết rõ siêu lợi nhuận của mặt hàng này khi amng tới Châu Âu. Từ đây hắn sẽ có thể thực hiện bước tiếp theo của kế hoạch nếu có đầy đủ tiền bạc.
Số tiền hiện giờ hắn có được chỉ có thể cấp dưỡng cho một ngàn người, trang bị cho một nửa trong số đó, vì hắn phải dành ra một khoản khá lớn để tiến hành thử nghiệm chế tạo vũ khí cũng như các trang thiết bị phục vụ cho chuyến đi. Do vậy kinh phí dành cho đi buôn coi như xong rồi. Nhưng mở miệng xin mẹ hắn cấp cho một khoản trong cái bảo tàng thứ ba của cụ Nguyê Đán quả là khó mở miệng. Hắn quyết định phải nhanh tróng làm ra được những tiến bộ trong công tác chuẩn bị, lúc đó rồi trình bày với mẫu thân cũng không hề muộn chút nào.
Trong hai tháng từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1401 là những tháng ngày hoạt động nhộn nhịp nhất của khu căn cứ Rừng Thần. Từ những năm 1400 thì Nhà Hồ đã rời kinh đô về Thành Tây Kinh thuộc Động Tây An ( thành nhà Hồ huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa). Vậy nên xã Sơn Tây thuộc Trấn Sơn Đông này lại thuộc về nơi trời cao hoàng đế xa. Lúc này đây Hồ Quý Ly đang phải đánh đấm túi bụi với Chiêm Thành, ngoài ra còn phải truy bắt tàn dư của tôn thất nhà Trần đang lẩn trốn ở biên giới Ai Lao, vậy nên cuộc sống mạn Bắc thuộc Cố Đô Thăng Long lại dễ thở hơn một chút. Có giấy phep thương hội lão Trần Phúc vậy mà thực sự làm thương nhân hẳn hoi không chút qua loa. Những chuyến đi lại giữa các miền các xứ cũng có sinh ra lợi nhuận chứ không phải đơn thuần là dùng tiền đi mua đồ cho khu căn cứ. Biết được tin tức này Nguyên Hãn cực kì hào lòng. Nói thật về mặt thương nghiệp hắn là mù đặc cán mai, ngu dài cán thuổng.
Tháng mười âm lịch năm 1401 cũng là lúc mà các vật tư chuẩn bị cho công cuộc nghiên cứu chế tạo của các công tượng bắt đầu. Vật liệu chịu lửa đã chuẩn bị đầy đủ, những vật liệu này Nguyên Hãn hoàng toàn không biết, chỉ có các công tượng thợ rèn của quân xưởng thì hiểu rõ mồn một mà thôi. Than đá cũng từng xe từng xe theo một lối mòn bí mật được đưa vào quân trại. Gang là vật liệu bin triều đình quản chế chặt chẽ nhưng quặng sắt lại có thể dễ dàng tới tay giờ đây cũng chất đống không thiếu trong sân bãi.
Lúc này đây nhân số của Thanh niên binh lên đến 512 người, lão binh 103 người trong đó có 64 người có thương tật bên người. Công tượng thợ reng 52 người Công tượng thợ gỗ 34 người. Cả một vùng thung lũng Rừng Thần đã vị đốn quang, nền đất được dọn dẹp cẩn thận nện kĩ. Mộ hàng rào bằng cọc gỗ thấp được dựng lên đường kính 1km x 1km. Đây là công sức lao động vất vả của gần ngàn người trong mấy tháng trời bất kể mưa gió. Giờ đây đã tiến vào mùa đông lạnh lẽo của khu vực Bắc bộ, nói là khắc nghiệt nhưng lại là đang ủng hộ các binh sĩ Trần Gia trong khu rừng thiêng này. Vì rừng rậm nhiệt đới có mưa mới là đáng ngại nhất, lày lội vất vả khó chịu không thôi.
Công việc huấn luyện vẫn không bao giờ ngưng nghỉ, nhưng vẫn luôn có một đội ngũ cỡ 100 người sẽ thay phiên nhau lần lượt theo đội buôn Thiên Hạ để vừa kiếm them thu nhập, vừa bảo vệ hàng hóa và tiến hành thu mua các nhu yếu phẩm cũng như nguyên liệu cần thiết chu khu căn cứ.