Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)

Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản) - Chương 15: Đạo sinh tồn




Đặt bát cơm đã sạch sẽ xuống bàn Nguyên Hãn hơi nhíu mày nhìn một cô bé đang lấp ló phía sau bình phong của phòng khách. Từ trước đến nay khu nhà bốn gian này chỉ có hai mẹ con sinh sống, chỉ có lão Tướng Trần Phúc thi thoảng đi qua vấn an bà Lê Thi Hoàn mà thôi, hoàn toàn không có người lạ. Sự xuất hiện của một cô bé tầm mười hai mười ba tuổi trong nhà làm Nguyên Hãn rất tò mò. Hắn ngước mắt lên nhìn bà Hoàn chuẩn bị hỏi thăm thì đã nhận được câu trả lời từ người mẹ đang mỉm cười từ ái:



- Con không phải ngạc nhiên, đây là cháu gái của lão tướng Trần Bân... gia cảnh lão chỉ có hai cha con vậy thôi... nên mẹ đón em nó về để tiện bề cho lão tướng làm việc.



- Hồng con đi ra đây chào Nguyên Hãn... bà giơ tay vẫy gọi cô bé da hơi ngăm đen gày gò núp sau bình phong.



Cô bé bẽn lẽn xấu hổ, hai tay vo cái vạt áo nâu bằng vải thô mà lún cún từng bước đi ra....



- Em chào anh Hãn ạ.... Cô bé nói nhỏ như muỗi kêu, có lẽ từ bé ít tiếp xúc người lạ nên cô bé mắc bệnh xấu hổ. Nói rồi không đợi Nguyên Hãn há hốc mồm chuẩn bị chào lại thì cô bé như một cơn gió thu gặt bát đũa cho vào mâm rồi chạy biến ra ngoài.





Nguyên Hãn chỉ biết lắc đầu mà cười khổ... thiếu nữ cổ đại thường dè dặt như vậy đó. Nhưng đây cũng là tin vui cho Nguyên Hãn. Sắp tới hắn sẽ phải đi xa, nếu như có Trần thị Hồng bé gái này làm bên người thì bà Hoàn sẽ bớt cô quạnh đi nhiều.



- Thưa mẹ con có chuyện muốn thưa ạ.- Nguyên Hãn khoanh hai tay trước ngực cúi đầu cung kính nói chuyện cùng Bà Hoàn.



- Con nói đi có chuyện gì vậy...



- Dạ thưa mẹ đó là chuyện về việc bố trí cuộc sống cho các gia hộ đã tập trung theo lời kêu gọi của con ạ....




Nguyên Hãn tường thuật lại rõ ràng việc hắn muốn đưa gia quyến của các quân hộ cũng như công tượng hộ vào thung lũng rừng thần, sau đó tổ kiến một khu dân sự gia quyến của quân sĩ cách quân doanh 2 km... Đây là một vùng bằng phẳng khá rộng lớn của thung lũng có một khe suối lớn chảy qua. Thật ra sau khi khe kiến nghị của tên công tượng kia thì Nguyên Hãn đã bàn bạc rất nhiều lần cùng hai lão tướng Trần Bân và Trần Phúc. Cả ba cùng đi đến thống nhất đó là nên đón gia quyến của binh sĩ lại đây, khai hoang tạo nên mọt khu tái định cư... chỉ khi nào gia quyến yên hàn thì các binh sĩ mới yên tâm mà chiến đấu không lo mặt sau được. Còn về mặt khai hoang thì không có gì quá khó khăn, Thung lũng này rất rộng lớn đủ để nuôi sống một khu làng một ngàn hộ dân chứ không ít. Có một bãi cỏ cây bụi khá lớn lại nằm ở cạnh nguồn nước rất thuận tiện cho canh tác. Cái khó khăn nhất là dụng cụ khai hoang thì bây giờ quân doanh lại không thiếu thép tốt. Nên nhớ nông cụ hiện nay chỉ toàn là sắt xấu mà thôi, mà phần lớn là gang xám công cụ chiếm tỉ lệ cao. Những nông cụ cũng như dụng cụ khai hoang chất lượng kém này sẽ làm công việc khai hoang trở nên khó khăn vô cùng. Vì chúng vừa kém sắc bén lại dễ hỏng trong quá trình lao động. Nhưng chuyện này lại không phải là vấn đề đối với Quân doanh của Nguyên Hãn, thép tốt của hắn đang chất cả đống chưa biết để làm gì kia kìa. Chỉ mời vài ngày mà công tượng đã nung sạch tất cả quặng sắt mà lão Trần Phúc đã thu mua trong vòng 6 tháng trời. Tổng cộng cho ra lò đến gần 300 tấn thép các loại từ mềm đến cứng. Giờ đây họ đang bắt tay vào nghiên cứu thiết kế súng hỏa mai của Nguyên Hãn nhưng công việc thật là tiến triển rất chậm chạp.



Điều khó khăn duy nhất trong việc định cư cho gần ngàn hộ gia quyến của binh sĩ đó là ván đề tài chính ban đầu. Ví như quần áo, chăn màn gia cụ v.v... Ngoài ra ít nhất phải cung cấp lương thực cho nhóm này trong vòng 1 năm thì sau đó công việc khai hoang mới có kết quả. Khi đó thì họ có thể tự cấp, tự túc được rồi. Nói đi nói lại thì vấn đề đầu tiên vẫn là vấn đề tiền đâu.



- Lão Phúc đã báo cáo qua tình hình của quân doanh cho mẹ nghe, mẹ là phận nữ nên việc quân doanh mẹ chỉ nghe báo cáo cho yên lòng nhưng sẽ không tham gia vào. Chuyện này con hỏi ý kiến mẹ thì mẹ cũng có chuyện muốn nói cùng con....




Thì ra bà Hoàn cũng đã nghe được báo cáo tình linh Luyện Gang thép từ quân doanh. Bà tuy là nữ nhi nhưng nên nhớ một tay bà đào tạo ra được một danh tướng như Trần Nguyên Hãn trong lịch sử thì tầm hiểu biết của bà đủ cao như thế nào. Bà biết được đây là một chuyện trọng đại như thế nào. Kể cả Nguyên Hãn không có thu hoạch gì trong lần Tây du này thì chỉ riêng đội ngũ đang huấn luyện trong rừng thần và cái Lò cao kia cũng đủ vốn để Nguyên Hãn lập thân trong cái thời buổi rối loạn này rồi. Cái kho tàng thứ ba của cụ Đán là để phòng ngừa bất trắc mà thôi. Tiền không dùng mà đem trôn thì còn gọi là tiền sao. Vậy nên bà quyết định dùng món tiền cuối cùng này cấp cho Nguyên Hãn. Ngoài ra bà vẫn còn một chuyện cần nói cho Nguyên Hãn nghe.




- Sự việc là vậy, con nên dành chút thời gian lên Thang Long gặp cậu thì mọi chuyện sẽ rõ hơn. Cậu là người đáng tin cậy.. con có thể chia sẻ cùng cậu....



Thì ra bà Lê Thị Hoàn là thuộc đại gia tộc họ Lê ở Ngọc Hà - Thăng Long thành. Nói ra thì bà Lê Thị Hoàn và dòng họ Lê của Lê Lợi là có dây mơ dễ má. Vào thế kỷ thứ 10 khi Ly Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư về Thang Long thì một cuộc đại di cư cũng diễn ra. Họ Tống, Lê, Trịnh rời Tống Sơn (Thanh Hóa), Hoa Lư (Ninh Bình) ra định cư ở Ngọc Hà vì các họ này có công với nhà Lý, và chính nhà Lý đến đất mới Thăng Long cũng cần những dòng họ như vậy. Sau này họ phái triển thành một trong các đại gia tộc tại Thăng Long. Mà Lê Hối cụ tổ của Lê Lợi là thuộc họ Lê của Ngọc Hà - Thăng Long, sau đó ông này quay về tổ địa ở Lam Sơn- Thanh Hóa mà tự lập môn hộ tạo nên một nhánh Họ Lê cường đại Xứ Thanh. Cậu của Nguyên Hãn tên là Lê Trung Trực 27 tuổi tộc trưởng thời này của Lê gia Ngọc Hà. Người cậu này của hắn không hề nhập sĩ mà đứng sau hậu trường khống chế rất nhiều thương nhân. Phải nói rằng lê Trung Trực không dám ra mặt làm thương nhân do sợ tiếng xấu, nhưng sự khống chế của Lê gia đối với kinh tế tạo cố đô Thăng Long là rất rõ ràng.



Bà Hoàn ám chỉ việc người cậu này đáng tin cậy và yêu cầu Nguyên Hãn đi gặp chứng tỏ một chuyện. Bà đã quyết tâm kéo cả nhà mẹ đẻ lên con thuyền khởi sự của Nguyên Hãn. Đại gia tộc luôn có cách sinh tồn riêng của họ trong thế giới phong kiến. Họ là một tồn tại gần như bất diệt trong thế giới này. Có những lúc lien minh các đại gia tộc mới là người cầm quyền của đất nước mà không phải là vương quyền triều đình.



Vương tộc tong thất có thể bị tuyệt diệt, không có một tong thất nào mãi mãi không suy tàn lịch sử đã chứng minh rõ ràng. Nhưng lại có rất ít đại gia tộc bị tuyệt diệt, có thể lúc này họ bành trướng phat tiển kinh người, lúc kia lại thu mình vào để sống ẩn dật, nhưng nói chung để chứng kiến một thế gia bị tuyệt diệt là rất khó. Đạo sinh tồn của họ là đầu tư, không phải đầu tư buôn bán mà là đầu tư đế vương. Bất kì một thời điểm biến động chính trị nào thì các đại gia tộc sẽ tạo thành các lien minh khác nhau, sau đó thế lực khổng lồ của họ sẽ tỏa ra tứ phía đánh hơi thông tin. Khi tìm được đối tượng thích hợp để phò tá thì họ sẽ như cá mập thấy máu mà lao vào. Nhưng cái hay của họ là không bao giờ phò tá cho một người mà thường là có chính có phụ có dự bị. Tức là chính của gia tộc này có thể là phụ của gia tộc kia, nhưng nói chung ai lên làm vua thì cũng pahỉ có thiên ti vạn lũ quan hệ cùng các đại gia tộc. Những gia tộc nào đặt cược thắng chính là cái đối tượng họ coi là chủ yếu lên ngôi, khi đó sẽ tới thời vàng son của những gia tộc này, quyền cao chức trọng lợi ích như biển. Nhưng những gia tộc còn lại cũng không bị tuyệt diệt họ chỉ là bị chèn ép mà thu mình chờ cơ hội mà chuyển. Vì họ cũng có quan hệ với vương thất vậy, chẳng qua mức độ ủng hộ không cao mà thôi. Đạo sinh tồn của thế gia là vậy đó.