Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)

Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản) - Chương 8: Huấn luyện




Việc chế tạo hay thiết kế các kiểu chỉ là vấn đề tương lai gần, không phải lúc này. Chuyện lúc này đó là an định cuộc sống của nhóm người này. Tạo công tác tư tưởng hình thành lên một bộ máy có cơ cấu sơ khai ban đầu. Điều này rất quan trọng, không phải ngươi cứa cuống cuồng lai vào chết tạo vũ khí, luyện tập trận pháp mới tạo thành cường quân. Không phải như vậy, có thể Nguyên Hãn trước đây không hiểu nhưng Nguyên Hãn giời đây thì khác. Với kiến thức lịch sử vững chắc được phân tích một cách hệ thống và khách quan ở thế kỉ 21 thì hắn hiểu được một điều, đội quân mạnh nhất là đội quân chiến đấu vì lí tưởng, vì mục đích rõ ràng. Hay nói một cách văn vẻ của các Chiến tướng phong kiến đó là đội quân có hồn. Mặc dù họ chả giải thích được hồn là cái mẹ gì. Nhưng Nguyên Hãn với chiêu trò của thế kỉ 21 có thể dễ dàng tạo ra cái gọi là hồn ấy qua một nhóm quân nhân đặc biệt chuyên làm công tác tư tưởng cho quân sĩ.



Để đạt được mục tiêu này tất cả có thể thong qua bởi một quá trình đó là giáo dục. Nguyên Hãn có đầy đủ tiền lương để nuôi 150 người này trong vòng hai ba năm mà không cần lo lắng đến tài chính 500 lượng vàng và 1 vạn lượng bạc hắn chỉ mới tiêu tốn có 500 lượng bạc thôi đấy.



Cơm phải ăn là từng miếng mà không phải nuốt vội nuốt vàng mà chết nghẹn. Phúc Bá và hơn mười Lão binh không hề tham gia huấn luyện mà tiến hành ra ngoài mua sắm những đồ hữu dụng, từ chăn chiếu nồi niêu, lương thực quần áo cho đến các vật dụng cá nhân. Quan trọng nhất đó là ngựa, ngựa thồ cũng cần mà ngựa cưỡi cũng không được thiếu. Tất nhiên không thể kiếm được Chiến mã như Đại Hắc của Nguyên Hãn nhưng ít ra cũng kiếm được vài con ngựa Chiến lai không đến nỗi quá kém, một đội 20 đến 30 Kị binh là không thể thiếu trong chuyến đi lần này.



Việc dạy dỗ của Nguyên Hãn rất đa dạng và phong phú, từ toán học, vật lý, hóa học cơ sở hắn đều dạy hết không thiếu một môn nào. Nhưng chữ viết thì hắn không dạy hán nôm mà dạy chữ quốc ngữ của Việt Nam. Chữ quốc ngữ bản mã Latin có một ưu điểm đó là dễ nhớ, nếu so với chữ tượng hình của trung hoa thì quả thật là quá dễ dạy rồi, chỉ trong 1 tuần nếu người nào thong minh sẽ học đọc thông viết thạo ngay lập tức.





Mọi người không hiểu kiểu kí tự lạ lẫm này từ đâu ra, nhưng cảm thấy nó rất thú vị. Những vị con em quân nhan gia tướng này chỉ biết bập bõm được vài ba chữ Hán Nôm mà thôi, có ngưới còn chẳng viết được tên mình, thế mà giờ đây sau một tuần họ có thể ghi lại những suy nghĩ, chép lại những bài giảng của Nguyên Hãn. Trong một tháng trời cả trăm thanh niên và 40 trung niên thợ rèn chỉ học tập là chính, rèn luyện của đám thanh niên chỉ là chạy bộ, hít đất đẩy xà nâng tạ và nhảy bật cóc. Những động tác này quân đội hiện nay không hề đưa vào chuong trình huấn luyện cơ bản. Binh Lính nhập ngũ cùng lắm là chạy bộ một chút, xếp theo hàng ngũ múa thương múa đao vậy thôi.




Nhưng sự huấn luyện trong một tháng của Nguyên Hãn chỉ là tập các động tác nang cao thể lực, xếp hàng bước đều, quay trái phải theo đội ngũ, tiến tới là chạy đều. Chỉ vậy mà thôi. Mọi người không biết các động tác này có tác dụng gì thế nhưng Công tử yêu cầu thì họ chấp hành thôi. Binh sĩ thời này có cái đáng yêu vậy đó, tư tưởng cá nhân của họ cực ít, tư tưởng trung quân đã thấm vào máu của họ rồi. Điều này thể hiện sức ảnh hưởng cường đại của nho gia.



Thời điểm này là giao thời trong việc thay đổi chính quyền giữa nhà Trâng và Nhà Hồ vậy nên chiến hỏa khắp nơi, thanh trừng diễn ra khắp trống. Trật tự an ninh có thể nới vừa lỏng vừa chặt. Chặt là nơi nào có tàn dư nhà Trần thì nơi đó quân Triều đình nhà Hồ đông như kiến cỏ, nội bất xuất ngoại bất nhập, nhưng nơi nào Nhà Hồ cho là an taong thì nơi đó quản lý cựa lỏng lẻo. Đó là do binh lực triều đình mới không thể đủ để dàn ra tứ phương. Lúc này đây những nhóm giặc cỏ cũng nhân cơ hội mà mọc lên như nấm sau mưa. Việc cướp giết sảy ra thường xuyên hơn, nhưng triều đình vẫn chưa dẹp yên thế lực tàn dư của Tiền Triều nên không rảnh quan tâm.




Cái khe hở to đùng này cũng làm cho nhóm hành động 11 lão binh thuận lợi vô cùng, căn bản đoàn thương nhân 11 người không làm ai chú ý cả. Lão Trần Phúc cũng không biết lo lót ở đâu ra được một giấy chứng nhận thành lập đoàn thương buôn với cái tên khí phách "Thiên Hạ". Trong hai tháng từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch năm 1401 vậy mà lão và các lão binh đã đi đi về về tận 7 lần và mang về rất nhiều vật dụng cần thiết, đến cả vũ khí cũng mang về được cả một đống đao thương kiếm các loại. Đặc biệt nhất là mỗi lần đi về lão Trần Phúc đều kiếm được một ít ngựa vậy mà tổng số đã lên tới 37 con ngựa Chiến lai khá tốt và 41 con ngựa thồ to béo đù đờ. Cung cứng hàng cấm vậy mà lão cũng kiếm ra đến hơn 30 chi, quả thật cái lão này phải cho đi làm thương nhân mới đúng, làm gia tướng tranh đấu sa trường lãng phí hết tài năng.



Có khí giới là có thể huấn luyện quân sự thực sự rồi, binh quý tinh không quý đa đây là câu nói cửa miệng của những người cầm quân rồi.Thế nhưng để tạo ra một đội quân tinh nhuệ dễ lắm sao. Tất nhiên là không hề dễ một chút nào. Muốn có một đội tinh binh thì là tổng quan của rất nhiều yếu tố, huấn luyện, trang bị, chiến thuật, kinh nghiệm... một thứ thiếu cũng không thể thành được cường quân.




Vậy nhóm quân đầu tiên này Nguyên Hãn muốn đào tạo theo chiều hướng nào. Quyết định của hắn là đi theo hướng tinh nhuệ của Tây Phương, mà chính xác hơn là sự kết hợp của kinh kị binh và trường thương binh tạo nên một sự tương hỗ hùng mạnh. Tất nhiên nếu hắn có 1000 binh hoặc một vạn binh thì Nguyên Hãn sẽ có them nhiều binh chủng khác kết hợp, Nhưng chỉ có 100 binh thì không nên chia chẵn ra lẻ nhiều quá.




Về kị binh thì hắn nghiêng theo kinh kị binh dùng thương của Germany, Thật ra nói là Kinh kị binh nhưng đó là so sánh với Châu Âu giáp mà thôi. Cái mà Châu Âu giáp thì đó chính là trọng giáp của phương Đông rồi. Song lo lắng đến chiến mã chất lượng kém mà không chịu nổi Nguyên Hãn chuyền thành Chiến Giáp vảy cá đặc chưng của Phương Đông. Tuy chưa bắt tay vào chế tạo các Lò Luyện Gang Thép nhưng Nguyên Hãn chắc chắn một điều kẻ cả chất lượng cũng như số lượng của chúng không hề thấp một chút nào. Đủ để hắn rèn những Chiến giáp bằng thép thực sự chứ không phải các mảnh gang ghép lại như chiến Giáp của Nhà Minh và Nhà Hồ. Sức phòng thủ sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều và quan trọng là có thể rèn mỏng hơn và nhẹ hơn. Nhân số cho những vị này a hắn đã chọn ra rồi là mười vị lão binh cộng thêm hai mươi thanh niên biết qua về kị mã, như vậy huấn luyện sẽ bớt thời gian rất nhiều.



Phải nói trong mấy tháng này vẫn có thanh niên là nhị đại thế hệ gia tướng mò đến hiệu trung, không thể đuổi đi cuối cùng Nguyên Hãn đành phải giữ lại nhân số cứ thế mà vượt đến con số 200 người rồi. Vì thế nhân số bộ binh độ nhiên tăng lên đến 140 người, trong này có gần ba mươi người biết xạ tiễn nên Nguyên Hãn tổ chức thành một đội xạ tiễn. Còn lại tất cả 110 người thì thiến hành luyện tập phương trận trường thương binh của người Thụy Sĩ, đây là một trong những phương trận cường đại và nổi tiếng của Châu âu, đã có một thời gian hùng bá khắp Khu vự này suốt cả mấy thập kỉ ở đầu thế kỉ 14.



Thụy Sĩ trường mâu trận cơ bản học tập tự Macedonia phương trận, nhưng cùng Macedonia phương trận bất đồng là, Thụy Sĩ trường mâu trận Bộ Binh, không giống Macedonia phương trận Bộ Binh như vậy tay phải phân phối phòng ngự dùng tiểu khiên tròn, mà là hai tay nắm trường mâu. Thương của họ rất dài vậy mà gần 3,3m. Nhưng chiều dài như vậy hoàn toàn không thích hợp cho việc Nguyên Hãn chuẩn bị đi xa và có khi phải tác chiến ở những khu vực địa hình phức tạp. Vậy nên độ dài thương vẫn giữ nguyên 2m như thương của quân đội nhà Minh mà thôi. Thế nhưng thay vào đó là việc bộ binh sẽ được trang bị chiến giáp cực tốt để bảo vệ an toàn. Và họ cũng được trang bị đoản đao để có thể tiến hành cận chiến nếu cần thiết.