Nguyên Thủy Thời Đại

Chương 126: Bộ Lạc Lửa Bắt Cá




Đào một hồi lâu, chiếc hố cũng đã sâu chừng 40 cm, mà tên kia chẳng tìm được gì có thể ăn, ngay cả một con giun nước cũng không có. Thế nhưng hắn ta cũng không có nản ý chí vẩn tiếp tục, lục lọi xung quanh đồng thời phủ lên chiếc hố là một lớp cỏ. cái này hắn không hề cố ý mà chỉ là vô tình mà thôi.



Hắn ta phí sức một hồi, mà chẳng tìm được thứ gì, đành phải thất vọng rời đi, tìm đến địa phương khác thử vận may.



Thế nhưng chính cái vô ý đó lại vô tình giúp bộ lạc Lửa thoát khỏi khốn cảnh.



Đào hố bẫy cá đó chính là cách bắt cá cổ truyền của người Capuchia, hay người Miên, mà đồng bào tại đồng bằng Sông Cửu Long cũng thường xuyên sử dụng cách này đề đánh bắt cá trong các rạch nước, và trong các cánh đồng lúa nước.



Sau một đêm, tuy là vào mùa khô, cây cối vẫn còn xanh tươi, thế nhưng vì không có thợ săn chủ lực, nên chuyện thiếu thức ăn là chuyện bình thường.



Rau dại, côn trùng, hạt, trái cây, lại một bữa ăn không có một chút đạm nào cả. cả bộ lạc chìm trong bóng đêm.



Thế nhưng dưới dòng suối không ngừng rì rào, lại là một đêm không yên tĩnh. Ban đêm là thời gian hoạt động của các loài động vật trên cạn lẫn thủy sinh.



Dưới dòng suối loài sinh vật chủ đạo đó chính là những con cá da trơn và một số loài giáp sát chủ yếu là cua và tôm nước ngọt.



Đặc biệt đặc tính của loài cá da trơn này là rất ưu thích môi trường bùn lầy, nhưng bùn lầy lại ở phần sâu, dưới đáy. Thông thường bọn chúng sẽ không thích sinh hoạt ở những nơi quá sâu vì thiếu oxi.



Vì thế nơi lực chọn thích hợp của bọn chúng chính là những vùng nước sát bờ, đặc biệt là có cỏ bao phủ trên mặt nước.



Với điều kiện như thế, chỉ với một hành động vô tình mà trong một đêm, dưới cái hố sâu kia đã dung nạp 6 con cá da trơn tự chui đầu vào bẫy.



Đến tận sáng, bộ lạc Lửa lại bắt đầu một ngày dài, cái đói làm cho thân thể mọi người rệu rạo. tên kia lại ra bờ suối uống nước cho đầy bụng rồi mới đi tìm thức ăn.



Hắn ta lại gần cái hố ngày hôm qua.



“ ọc! ọc! ục!” âm thanh vang lên.



Đó không phải là thứ âm thanh bụng hắn réo lên vì đói, mà đó là âm thanh quẩy đuôi của những con cá dưới hố kia.



Tên này vẫn còn chưa tỉnh ngủ, hắn cứ tưởng rằng đó là tiếng bụng kêu của một tộc nhân nào đó. Nhưng xung quanh hắn không có một ai, hắn ngơ ngác nhìn xung quanh.



“ ục!” âm thanh kia lại vang lên



Hắn chợt tỉnh ngủ, cái âm thanh kia hắn quen thuộc, đó la tiếng cá quẩy đuôi vào lúc nước cạn.



Nhưng nước chưa có cạn, nước rất nhiều, không thể nào phát ra được âm thanh đó. Hắn ta tiếp tục suy nghĩ, âm thanh kia lại vang lên



Lần này hắn xác định cái âm thanh kia là sự thật, đặc biệt là cũng rất gần, hắn từ từ lần mò theo nơi phát ra âm thanh kia.



Đó là bên dưới một đống bùi nhùi cỏ đã héo khô, bên dưới đó là chiếc hố hắn vừa đào ngày hôm qua.



Hắn vội chạy đến giở tung đống cỏ héo kia ra để lộ ra chiếc hố, bên dưới có 5 con cá to bằng cổ tay.



“ cá! Có cá! cá! cá! cá!” hắn hét thật to. Âm thanh chấn động ngay lập tức thu hút toàn bộ tộc nhân. Không lâu sau tất cả thành viên còn lại bộ lạc lửa chạy ùn ùn ra ngoài bờ suối.



Rất nhiều tộc nhân đứng xung quanh cái tên kia, cùng nhau chăm chú nhìn vào những con cá đang không ngừng cự quậy bên trong, nhưng không một ai dám làm gì.



Không lâu sau đó, một vị Vu già đi tới, thân hình lão gầy còm ốm trơ xương, nhìn cũng đủ biết là thiếu ăn trầm trọng.



Lảo run run bước tới, trên tay lão là một cái quãi trượng không biết được làm từ loại cây gì mà có một màu đỏ như son, hình thù giống như một ngọn lửa đang bốc cháy.



Lão chăm chú quan sát cái hố kia, rồi nhìn vào cái tên vừa nãy hỏi.



“ cá! Cá đâu ra! Ai bắt được cá!”



Tên kia ú ớ không biết phải nói làm sao. Hắn đành diễn tạ lại ngày hôm qua mình làm như thế nào, rồi sáng nay ra sao.



Mọi người nghe thế cũng không biết giải thích như thế nào, chỉ chăm chú đợi Vu giải thích.




Lão Vu già cũng không hiểu, thế nhưng với một vị Vu già sống lâu nhất bộ lạc thì lão cũng có thể lý giải đó là do thần linh thương xót bộ lạc, đã hướng dẫn tên kia cách bắt cá, như thế bộ lạc sẽ không còn bị đói nữa.



Và cái tên ăn may kia được Vu cho lên làm thủ lĩnh bộ lạc tiếp tục theo ý chí của thần linh mà làm việc, phụng hiến cho thần linh



Sau đó đương nhiên là một tràn quỳ bái, rồi bới bắt mấy con cá kia vào mà nấu canh cá.



Cả bộ lạc Lửa chỉ có ba cái nồi mà thôi. Nhưng nấu mấy cái nồi canh cá cho bộ lạc chưa đầy 100 người này thì vẫn vô tư, bọn họ còn cho vào nồi các loại rau dại ăn vào. Nhìn vào thì không khác gì một nồi cháo heo, khác xa với những nồi canh cá mà bộ lạc Đại Việt nấu.



Sau một bữa sáng tràn đây vui tươi và no bụng. hầu như toàn bộ tộc nhân bộ lạc lửa ra bờ suối bắt đầu đào hố, thoe cái cách mà vị tân thủ lĩnh làm. Dọc theo dòng suối, bộ lạc lửa đào rất nhiều, không biết là bao nhiêu, tất cả hầu như đều một kích cỡ.



Vu bắt làm như thế, bởi vì là thần linh bày bố, làm đúng như thế mới có cá.



Quả thật ngày hôm sau, bộ lạc Lửa bội thu, chỉ sau một đêm bộ lạc bắt được hơn trăm con cá, lớn có, nhỏ có, nhưng đa phần là cá da trơn mà thôi.



Nhưng bộ lạc này quá nghèo quá đói, có cá ăn là hạnh phúc ngập trời, cả bộ lạc cuồng hoang ăn một trận cá thật là no nê, lần này không có ăn canh cá nữa mà mỗi người một con, số dư còn lại thì đi phơi khô làm thức ăn dự trữ cho mùa đông.



Bọn họ thu hoạch được nhiều cá như thế trong vòng nửa tháng, thì dòng suối đang có dấu hiệu cạn dần do mùa khô, cả bộ lạc lại tiếp tục rối loạn, những ngày hạnh phúc của bọn họ tưởng chừng sẽ kết thúc, nhìn từng ngày, từng ngày dòng nước càng yếu dần. Vu cùng toàn bộ tộc nhân trở nên lo sợ.



Thế là cả đêm hôm đó, Vu đốt một đống lửa thật to ngay bên cạnh bờ suối, rồi bắt đầu nghi thức tế tự thần linh của bộ lạc.




Còn những tộc nhân còn lại thì vây quanh đống lửa không ngừng quỳ lạy cầu thần linh thương xót ban ân cứu sống toàn bộ lạc.



Bọn họ dập đầu cực kỳ thành tâm, trên trán chảy ra từng dòng máu ra thế nhưng không một ai có ý tứ ngừng lại.



Theo bọn họ đó chính là cách làm cho thần linh động lòng, thân linh sẽ thương sót bọn họ, sẽ ban cho họ thức ăn, nước uống.



Không biết là do vận may hay là thần linh thật hiển linh, qua sáng ngày hôm sau, dòng nước đã ngừng vơi đi, đồng thời còn có dấu hiệu dâng lên.



Nhìn thấy tình cảnh đó, toàn bộc tộc nhân bộ lạc Lửa vui mừng, bọn họ luôn cho rằng thần linh đã nghe thấy lời cầu của bọn họ đã cho dòn nước trở lại.



Thế nhưng sự thật lại khác hẳn trí tưởng tượng của bọn họ. chẳng có thần linh nào cả, chỉ là cách bộ lạc bọn họ chừng 7 ngày đi đường, bộ lạc Đại Việt đã đắp một chiếc đập nước khổng lồ. vì thế nước không còn chảy xuống hạ lưu nửa mà dâng ngược lên thượng lưu. Và thế là bộ lạc Lửa ăn may thoát được một kiếp khó khăn.



Khác hẳn với bộ lạc Lửa, hai bộ lạc khác dùng chung dòn suối với bộ lạc, đó là bộ lạc Đá và bộ lạc Nanh thì đang tức hộc máu vì sao, nước dòng suối trong những ngày qua đột nhiên ngừng hẳn. bọn họ chỉ vui được vài ngày đầu vì bắt cá được rất tốt, bọn họ bắt được rất nhiều cá, thế nhưng niềm vui chẳng được bao lâu thì không còn đủ nước để uống.



Nhưng cũng may hai cái bộ lạc kia gần nơi sinh sống còn có mấy cái dòng chảy nhỏ từ trong khe núi chảy ra, bộ lạc không đến nổi không có nước uống, nhưng các sinh hoạt hằng ngày lại tầng tần khó khăn.



Còn về phần phía sau, những bộ lạc không có ảnh hưởng là bao, bởi vì đó thuộc khu vực hồ Móng Gấu, đấy là chiếc hồ lớn nhất khu vực, hồ Móng Gấu sẽ điều tiết nước cho những khu vực xung quanh.



…………………………………..



Bộ lạc Đại Việt không hề biết những hệ lụy mà mình gây ra cho những bộ lạc phụ cần, Minh Vũ cùng tộc nhân của mình đang phải căng đầu ra gánh chịu cái nóng khủng bố của cái mùa khô chết tiệt kia.



Bộ lạc đang xây dựng lại nhà ở, đây là công việc được Minh Vũ ưu tiên, đơn giản đây là vì đây là mùa khô, như thế vật liệt sẽ nhanh khô hơn, vẽ vững chắc hơn.



Đồng thời đây cũng là thứ bộ lạc đang cần nhất, những căn lều cỏ không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của toàn thể bộ lạc.



Kết cấu căn nhà lúc này được xây dựng khá là đơn giản. xung quanh là là 4 bức tường được xây bằng gạch. Khung chính chính là những trụ gổ kết cấu lại với nhau.



Mỗi căn nhà được mặt định có chiều dài 10 mét ngang 5 mét, theo hình chữ nhật. đồng thời làm nhà hai mái. Có cửa hướng về phía đông. Còn mặt phía bắc đó mà một bức tường kín gió vững chắc.



Tại sao Minh Vũ lại muốn kết cấu nhà như thế. Đó là dựa vào những trãi nghiệm của hắn trong thời gian qua.



Gió luôn thổi theo chiều bắc nam, đặc biệt vào mùa đông, gió thổi càng mạnh mang theo gió rét từ trên núi tuyết xuống.Xây kín phía bắc căn nhà sẽ giúp căn nhà chắn gió tốt. vào mùa đông.



Kết cấu bên trong căn nhà cũng được xây dựng khá là chỉnh chu, không có sơ xài như mấy lần trước. vì thiếu chỗ ở mêm đây là nhà tập thể, chủ yếu phục vụ cho việc nghĩ ngơi ngủ nghĩ.



Nên kiến trúc bên trong đó là hai hàng giường gạch dày, ngoài ra bên tường ngoài còn được xây thêm hệ thống sửi dưới nền gạch.