- Tôi là vợ của anh ấy! Vợ chồng khoác tay nhau có gì là sai.
Câu nói của Nhã Tịnh khiến Yến Như bật cười. Cô ta khoanh tay trước ngực khinh thường đáp lại:
- Cô bị ảo à? Tôi mới là vợ của Đình Phong không phải cô. Phong, anh nói gì đi chứ. Anh để con người làm này lên mặt với em à?
Đình Phong chỉ nghe không đáp. Anh quay sang phía Nhã Tịnh kéo cô vào lòng rồi đặt lên môi một nụ hôn trước mặt Yến Như. Nhìn thấy cảnh tượng trước mắt, cô ta buông thõng tay xuống gương mặt không giấu nổi sự ngạc nhiên.
Sau khi trao cho Nhã Tịnh nụ hôn làm chứng, anh mới nhìn về phía Yến Như giọng nói đầy cao ngạo:
- Cô mới là người bị ảo đấy! Trần Đình Phong tôi chỉ có một người vợ là Lý Nhã Tịnh. Mong cô bớt nhận vơ lại!
- Nhưng không phải anh...
- À, chuyện mất trí nhớ thực ra là tôi nói dối. Tôi chỉ lợi dụng cô để thực hiện kế hoạch của mình thôi. Bây giờ mọi chuyện đã xong xuôi, cô cũng hết giá trị lợi dụng.
Yến Như không tin vào những gì mình nghe thấy. Cô ta lắc đầu lia lịa từ chối chấp nhận sự thật, miệng không ngừng lẩm bẩm:
- Không! Không! Đây không phải là sự thật. Phong, anh đang nói dối có phải không? Trả lời em đi!
Cô ta dần trở nên điên loạn lao tới phía anh. Bàn tay nhỏ bé nắm chặt lấy cổ áo anh hét lớn. Đình Phong vô tình gỡ tay cô ta ra khỏi áo mình rồi đấy cô ta ra xa. Yến Như ngã khụy xuống đất một cái đau đớn, nước mắt không ngừng lăn dài trên gò má. Lúc này, Nhã Tịnh mới buông tay Đình Phong. Cô từng bước tiến lại gần phía Yến Như, ngồi xuống kế bên.
Nhìn dáng vẻ thê thảm của cô ta bây giờ, Nhã Tịnh vừa thương cảm vừa căm hận. Cô nhớ lại, đây cũng chính là dáng vẻ khi cô bị Yến Như đẩy ngã ở bệnh viện. Đau đớn tủi nhục khi bị người mình yêu quay lưng. Cô không biết Yến Như có tình cảm với Đình Phong hay không nhưng đây là cái giá mà cô ta phải trả. Nhã Tịnh đưa tay lên, vén chỗ tóc rối của Yến Như sang một bên, ngữ điệu nhẹ nhàng mà thâm cay:
- Đáng lẽ, cô phải có nhiều lựa chọn hơn cho bản thân mình nhưng cuối cùng lại đi phá hoại hạnh phúc người khác. Sẽ chẳng có hạnh phúc nào cho kẻ thứ ba đâu. Trong tình yêu không dựa vào ai yêu ai nhiều hơn để phân biệt kẻ thứ ba. Đã là kẻ chen chân vào cuộc tình của người khác thì mãi mãi là kẻ thứ ba.
Dứt lời, Nhã Tịnh đứng dậy. Cô nhìn người con gái dưới chân mình bằng ánh mắt khinh thường nói:
- Trần gia chúng tôi không chứa loại người như cô. Mời cô ra khỏi đây!
Nhã Tịnh vừa nói dứt câu, bác Long từ trên lầu đi xuống kéo theo một chiếc vali rất to trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Bác đặt vali kế bên Yến Như, niềm nở nói:
- Tôi đã dọn đồ cho cô xong rồi, đảm bảo trong nhà này không còn thứ gì của cô còn sót lại. Cô có thể yên tâm và rời đi không cần quay lại nhé!
Hành động của bác Long khiến Đình Phong bật cười. Anh không ngờ người bác của mình lại nhanh nhẹn trong những việc này đến thế.
Bị đánh, bị chửi, bị đuổi. Bao nhiêu căm hờn Yến Như kìm nén vào bên trong. Cô ta vịn tay xuống đất đứng dậy, đôi mắt đỏ ngầu hàng lên những tia máu đầy giận dữ nhìn thẳng vào Nhã Tịnh mà cảnh cáo:
- Tôi nhất định sẽ khiến cô đau khổ!
Yến Như cách nhìn xung quanh một lượt rồi kéo vali ra khỏi nhà. Đi đến cửa, cô bắt gặp bà Hằng đã đứng đó từ bao giờ. Vậy là từ đầu đến cuối câu chuyện bà ta đều nghe thấy hết. Mọi lần, Yến Như sẽ cầu xin và Hằng để bản thân được ở lại nhưng lần này thì không. Cô ta nhanh chóng lướt qua người bà và dường như trong đầu đã có kế hoạch gì đó.
Bà Hằng lúc này từ bên ngoài bước vào thản nhiên như chưa từng nghe thấy chuyện gì. Nhìn thấy bà, Đình Phong và Nhã Tịnh cúi đầu chào nhưng bà phớt lờ hai người đi thẳng một mạch lên phòng. Hai người nhìn theo bóng dáng bà ngầm hiểu bà đang buồn vì chuyện ở công ty. Ai cũng biết bà ta thương Chí Viễn, nay con trai bà bị cắt chức làm sao vui cho nổi.
Thấy không khí có vẻ trầm lắng xuống, bác Long lên tiếng giải vây:
- Chắc cô cậu đi đường mệt rồi. Lên phòng nghỉ ngơi đi. Tối nay ai tôi sẽ nấu những món thật ngon để mừng cô chủ trở về và đuổi được ai đó.
- Cảm ơn bác.
- Chuyện nên làm mà.
Bác Long mỉm cười với hai người, bầu không cũng vì thế mà thoải mái hơn.
Trên phòng, bà Hằng nhìn ra cửa sổ trong đầu suy nghĩ những chuyện mông lung. Bà không hiểu vì sao mọi chuyện lại luôn bất công với Chí Viễn. Đình Phong chỉ mới vào công ty chưa được bao lâu nhưng đã được sự tín nhiệm của mọi người, trong khi Chí Viễn làm việc lâu năm như vậy không có lấy một lời khen. Đến ngay cả chức vị chủ tịch đáng lẽ phải thuộc về Chí Viễn nhưng cuối cùng lại bị ông ngoại của Nhã Tịnh phá hỏng mọi thứ. Bà thương cảm cho con trai mình và càng hận Đình Phong hơn. Nhớ lại cuộc nói chuyện của Đình Phong và Yến Như khi nãy. Bà cảm thấy bản thấy như con rối trong trò chơi. Cứ ngỡ rằng, anh bị mất trí nhớ nên bà mới lợi dụng cơ hội để Chí Viễn lên làm chủ tịch. Thật không ngờ bà lại là người bị lừa. Bà nghĩ chính Đình Phong đã một tay dựng lên vở kịch này để khiến các cổ đông đuổi Chí Viễn ra khỏi công ty không cần động tay. Càng suy diễn bà càng thêm căm ghét anh. Trong tâm trí của bà, Đình Phong chính là kẻ ác gây ra rắc rối cho Chí Viễn. Nếu cứ tiếp tục như vậy tới khi ông Phú tỉnh thì Chí Viễn sẽ mất trắng. Bà không thể để chuyện đó xảy ra, nhất định phải làm nó thay đổi.
Căn phòng tĩnh lặng chỉ còn lại hơi thở đều đều. Bà Hằng trầm ngâm chìm trong suy nghĩ riêng tư. Cứ ngồi như vậy mặc kệ thời gian đang trôi, tiếng kêu của đổng hồ treo tường không ngừng vang lên. Sau một lúc thẫn thờ, bà quyết định đến gặp Đình Phong nói chuyện.
Đứng trước cửa phòng anh, bà chần chừ mãi không dám gõ cửa. Tới khi có được can đảm thì một giọng nói bất ngờ vang lên:
- Mẹ đứng trước cửa phòng con có chuyện gì không?
Bà Hằng giật nảy mình hệt mình đang làm chuyện sai trái mà bị phát hiện. Mặt mày tái xanh, mồ hôi trên trán nhễ nhại.
Đình Phong thấy thấy sắc mặt mẹ mình không ổn, sợ bà bị bệnh liền hỏi han:
- Sao mẹ chảy nhiều mồ hôi vậy? Mẹ đau ở đâu à? Hay vẫn giận chuyện ở công ty?
Bà Hằng gượng cười, nụ cười giả tạo nhất bà từng có:
- Mẹ không bệnh cũng không giận chuyện ở công ty. Thực ra quyết định của các cổ đông rất sáng suốt. Thằng Viễn mặc dù nhiều năm làm việc ở công ty nhưng mắc rất nhiều sai lầm và vẫn chưa đủ kinh nghiệm. Chức vụ chủ tịch đối với nó vẫn còn khá xa. Sau chuyện này, chắc hẳn nó sẽ suy xét lại mình.
- Mẹ nghĩ được vậy thì tốt quá!
Đình Phong vui vẻ đáp lại bà. Khi nãy anh còn lo bà vì chuyện Chí Viễn không được làm chủ tịch mà sinh bệnh, rồi thêm ghét anh bởi dẫu sao anh cũng là cháu rể ông Huân. Thấy bà suy nghĩ tích cực như vậy anh cũng an tâm phần nào. Mặc dù từ nhỏ đến lớn không nhận được nhiều sự quan tâm từ bà nhưng anh vẫn rất thương bà bởi bà là mẹ của anh.
Nhìn thấy Đình Phong vui cười trong lòng bà càng thêm tức giận nhưng vẫn cố kìm nén bên trong. Bà nhẹ nhàng nói anh:
- Sắp tới công ty có một dự án xây dựng lớn mà dự án nó được xây dựng ở khu đất hoang nằm ở ngoại ô thành phố. Lần trước mẹ đi qua đó thấy vẫn còn một căn nhà trống, chiều nay con tới đó kiểm tra xem có thể dỡ bỏ được không giúp mẹ!
- Dạ vâng, để chiều con đi.
- Cảm ơn con, thôi mẹ về phòng nghỉ ngơi.
Đình Phong cúi đầu kính cẩn đợi. Anh đứng lặng trước hành lang dài nhìn theo bóng bà, ánh mắt chứa đầy sự thất vọng, nụ cười chua chát nở trên môi, đôi môi mấp máy vài lời:
- Đến cuối cùng, mẹ vẫn muốn giết con!
Trở về phòng, bà Hằng cảm thấy rất hài lòng với những gì mình đã làm. Chỉ cần ngồi đây rồi nghĩ đến kết quả đã khiến bà bật cười thoả mãn. Chợt, tiếng chuông điện thoại vang lên. Bà Hằng rất nhìn màn hình, là số của thám tử tư mà bà đã thuê.
- Có chuyện gì không?
Từ đầu dây bên kia truyền đến giọng nói của một người đàn ông:
- Thưa bà, tôi đã tìm thấy nơi mà chồng bà được chuyển đến rồi.
- Là ở đâu?
- Bệnh viện Nhân Ái cách trung tâm thành phố khoảng 10km.
- Tôi biết rồi, tiền tôi sẽ chuyển cho anh.
Bà Hằng cúp máy rồi nhanh chóng chuẩn bị đồ tới bệnh viện gặp ông Phú. Sau khi nhận được tin ông phú được một người nào đó chuyển viện, bà đã không ngừng cho người điều tra. Sau bao nhiêu ngày tìm kiếm, cuối cùng cũng đã đã tìm được bệnh viện ông Phú đang chữa bênh. Bà lấy tạm vài món đồ cần thiết bỏ vào túi xách vội vàng rời khỏi nhà. Một phần bà nôn nóng muốn biết chồng mình hiện giờ ra sao, các bà muốn biết người có đủ khả năng đưa ông ấy đi là ai?
Bệnh viện Nhân Ái.
Bà Hằng theo thông tin mà thám tử thu thập được tìm đến phòng bệnh của ông Phú. Vừa đến cửa phòng bà không kìm nén được cảm xúc mà đẩy cửa bước vào. Bên trong, bà thấy một người phụ nữ ngồi kế bên giường bệnh đang chăm sóc cho ông. Đôi lông mày khẽ nhíu lại rồi nhanh chóng giãn ra khi biết người phụ nữ kia là ai. Người phụ nữ mà bà đã thề rằng dù có chết đi sống lại 100 lần bà vẫn không thể quên. Chính người phụ nữ đó năm xưa nhẫn tâm mang đứa con gái duy nhất của bà đi, bà và con mình lưu lạc hơn 20 năm.
- Thảo! Con ả khốn kiếp!
Nghe thấy tiếng, dì Thảo lập tức quay đầu lại nhìn. Nhận ra người đứng trước mặt mình bây giờ là bà Hằng, dì Thảo sợ đến tái xanh mặt mày muốn chạy cũng không chạy nổi. Bao nhiêu phẫn nộ, tức giận, căm hờn với lâu nay bộc phát ra bên ngoài. Bà Hằng ném túi xách xuống đất rồi lao đến chỗ dì Hằng. Bà túm lấy tóc dì giật ngược ra đằng sau, đẩy dì ngã xuống dưới đất. Nhanh như thoắt, bà đã đè lên người dì dùng tay đánh mạnh vào mặt.
Vừa đánh, bà vừa chửi:
- Đồ khốn! Con đàn bà độc ác. Tại sao mày dám bắt cóc con tao, chia cắt hai mẹ con tao lâu như vậy? Mày có biết tao đau khổ như thế nào khi mất con không? Mày đã giấu tao ở đâu? Hả! Mày mau nói đi, con khốn!
Dì Thảo ở thế bị động hơn nữa sức lực cũng không thể bằng bà nên chỉ biết che tay trước mặt né những cái tát trời giáng. Dì không ngừng cầu xin:
- Bà chủ! Xin bà dừng tay lại. Dừng tai lại đi!
- Mày kêu tao dừng tay? Tại sao tao lại phải dừng tay với loại người như mày? Những nỗi đau về tinh thần mày gây ra cho tao không bằng những cái tát này đâu. Hôm nay có phải đánh mày chết tao cũng đánh, đánh để mày khai ra con gái tao đang ở đâu.
Bà Hằng bỏ ngoài tai những lời van xin của dì Thảo, từng cơn giận cứ như vậy mà trút xuống. Dì Thảo có phản kháng nhưng với sức lực của một người yếu thế thì hoàn toàn thất bại.
Lúc này, Giai Tuệ từ bên ngoài bước vào. Thấy hai người đang đánh nhau trong phòng bệnh liền tới can ngăn. Cô kéo bà Hằng sang một bên ngăn cản không cho bà ta tới gần dì. Dì Thảo nhân cơ hội nhanh chóng thoát thân. Bà Hằng vẫn vùng vẫy, gào thét:
- Buông tôi ra! Tôi phải cho ả đàn bà này một bài học. Buông ra!
Giai Tuệ không phải vừa liền lớn tiếng lại:
- Đây không phải ngoài đường mà bà muốn đánh ai thì đánh. Đây là bệnh viện! Làm ơn giữ trật tự đi.
Bà Hằng bây giờ mới ý thức được lý do mình đến đây. Tự trấn tĩnh bản thân đến khi bình tâm lại bà ta mới đứng dậy. Nhìn thấy Giai Tuệ và dì Thảo có mặt ở đây, bà Hằng sinh nghi:
- Có phải hai người đã tự ý chuyển viện cho chồng tôi đúng không?
Giai Tuệ đứng ra trả lời:
- Việc chuyển viện chỉ có một mình tôi làm không liên quan gì đến dì Thảo.
- Không liên quan? Đúng là dì cháu, đến cả tính cách cũng giống nhau luôn muốn cướp đồ của người khác.
Giai Tuệ nắm chặt tay lại tiếng nói gì đó thì bị dì ngăn lại:
- Tôi biết chuyện năm đó tôi bắt cóc con gái của bà chủ là sai. Bà muốn nói tôi thế nào tôi đều chấp nhận nhưng mà không thể nói Giai Tuệ vậy.
- Tại sao lại không? Người đều cùng một ruột cả! Một kẻ thì bắt cóc con gái tôi, một kẻ thì giả danh người thân chuyển chồng tôi đến đây. Rốt cuộc là hai người muốn gì? Tài sản của Trần gia phải không? Đúng là người thân với nhau, dì đã không ra gì cháu gái còn là đứa...
Bà Hằng còn chưa nói hết câu, dì Thảo đã cắt ngang:
- Bà chủ dừng lại đi. Bà tuyệt đối không được nói Giai Tuệ Như vậy.
- Tại sao lại không?
- Vì Giai Tuệ là con...
Dì Thảo còn chưa nói hết câu đã nghe thấy giọng nói hốt hoảng của Giai Tuệ.
- Bố! Bố sao vậy? Dì Thảo, dì mau đi gọi bác sĩ.
Dì Thảo gật đầu rồi nhanh chóng rời đi.
Máy đo nhịp tim bên cạnh vang lên tiếng bíp bíp khồn ngừng. Như tình trạng của ông phú đang có biến chuyển xấu.
Bà Hằng vội vàng đến bên chồng mình, gương mặt không giấu nổi sự lo lắng. Nhưng điều bà chú ý hơn cả chính là thái độ của Giai Tuệ. Cô hoảng loạn khi thấy nhịp tim của ông không đều và bà còn nghe thấy cô gọi ông bằng “bố”.