Những Kỳ Án Ghê Rợn Nhất Thế Giới

Chương 27: Sát nhân game show truyền hình




Game show truyền hình

Giữa những năm 1970, người dân nước Mỹ rất yêu thích một chương trình truyền hình mang tên The Dating Game ( Trò chơi hẹn hò ).

Theo luật cuộc thi, sẽ có 3 người nam ngồi một bên sân khấu, bên còn lại là một cô gái. Cô gái sẽ không nhìn thấy 3 chàng trai vì bị che bởi một tấm chắn giữa sân khấu. Cô đặt ra những câu hỏi, tình huống để 3 chàng trai trả lời. Sau những pha trò chuyện vui vẻ, người được cô chọn sẽ là người có vinh dự " hẹn hò " cùng cô gái tại một nơi nào đó.

Tháng 9-1978, một thanh niên tên Rodney Alcala đã chiến thắng trong một lần tham dự trò chơi truyền hình này.

( Rodney Alcala lúc còn trẻ trong ảnh )

Ngay từ lúc xuất hiện rất " ăn hình " trong bộ vest lịch lãm, khuyên tai vàng lấp lánh, mái tóc xoăn dài và đặc biệt phong thái rất tự tin cùng cách nói chuyện lôi cuốn. MC giới thiệu Alcala là một " nhiếp ảnh gia thành công, khởi nghiệp từ năm 13 tuổi, kiêm phi công và thích đua xe ". Còn cô gái tham gia chương trình hôm ấy là Bradshaw, một giáo viên đến từ Los Angeles.

Bradshaw đưa ra tình huống : " Nếu em hẹn anh đến nhà hàng ăn tối, anh sẽ trông như thế nào và gọi món gì ? ".

Không đắn đo, Alcala hài hước đáp : " Anh sẽ diện thật láng và gọi món chuối để em... có thể 'bóc' anh ".

Hứng thú với câu trả lời, Bradshaw tiếp tục đặt ra tình huống cả hai dự một lớp diễn xuất, cô yêu cầu chàng trai đóng vai một ông già hành khất.

Rất nhanh trí và khéo léo, Alcala lập tức nhập vai bằng giọng một cụ già : " Hãy đến đây với anh! ".

Với cách trả lời bạo dạn nhưng đầy hài hước, Alcala đã được chọn. Giải thưởng là một chuyến du lịch tới núi Magic, một trong những khu vui chơi nổi tiếng tại Los Angeles. Đây là giải thưởng sắp xếp cho cặp đôi giành chiến thắng trong "trò chơi hẹn hò" này có thời gian bên cạnh nhau.

Nhưng sau khi nói chuyện với tên này ở hậu trường, Bradshaw quyết định không hẹn hò với hắn, vì nghĩ hắn " kì quái ". Nhận định này có lẽ đã cứu cô may mắn thoát chết.

Hầu hết khán giả theo dõi gameshow hôm đó đều ấn tượng với phong thái và tính hóm hỉnh thông minh của Alcala. Nhưng không ai có thể ngờ rằng, Rodney Alcala là kẻ gây ra hàng chục vụ, thậm chí cả trăm vụ bắt cóc, hiếp dâm và giết người. Tên sát nhân có chỉ số IQ đến 160-ngang bằng nhà bác học thiên tài Albert Einstein còn có một sở thích biến thái là chuyên sưu tập những bức ảnh nạn nhân

Đoạn video về game show truyền hình hôm đó :

https://www.youtube.com/watch?v=cq0JSl6W74E

Hành vi phạm tội man rợ

James Alcala sinh năm 1943 tại San Antonio, Texas, Hoa Kỳ. Năm 12 tuổi, sau khi người cha qua đời, người mẹ đưa hắn cùng các em chuyển tới sống ở khu ngoại ô Los Angeles. Alcala gia nhập quân đội khi 17 tuổi và được làm một chân thư ký. Tuy nhiên, Alcala chỉ tại ngũ vài năm.

Năm 1964, hắn gặp một rối loạn nhỏ về thần kinh. Bác sĩ quân y nói rằng, Alcala có cảm giác bị mọi người xa lánh và tẩy chay nên khó hòa nhập với xã hội. Bị buộc giải ngũ, Alcala trở lại Los Angeles và vào Trường đại học nghệ thuật, lấy bằng cử nhân năm 1968.

Cũng trong năm này, Alcala ra tay với nạn nhân đầu tiên - một bé gái 8 tuổi. " Tali S.", cái tên mà báo chí đặt cho cô bé, đang trên đường tới trường thì một người đi đường nhìn thấy Rodney Alcala bắt cô bé vào ôtô của mình trên đại lộ Sunset. Nhân chứng đã theo sau Alcala tới căn hộ của hắn ở đại lộ De Longpre và gọi cảnh sát. Nhưng khi cảnh sát tới nơi, Alcala đã đánh đập cô bé bằng một chiếc ống thép và cưỡng hiếp. Khi cảnh sát ập vào, " yêu râu xanh " bỏ trốn, để lại bé gái gần tắt thở, xung quanh là những thiết bị chụp ảnh.

Steve Hodel, một thám tử của cảnh sát Los Angeles được giao nhiệm vụ điều tra. Khi đến trường đại học mà Alcala theo học, những giáo sư ở đây đều nói rằng, có lẽ cảnh sát đang đi nhầm hướng bởi họ không thể tưởng tượng được một sinh viên nghệ thuật ăn nói bặt thiệp, tính cách lãng mạn lại có thể gây ra tội ác như thế.

Trốn đến New York, Alcala lấy tên khác là John Berger, ghi danh tham dự một khóa học tại đại học New York. Sau này, theo nhận định của cảnh sát nơi đây, Alcala đã tìm lại Taili S. và hãm hiếp cô bé rồi giết chết.

Ngày 12-6-1971, người ta phát hiện cô gái tên Cornelia Crilley đã bị hiếp và bóp cổ đến chết trong căn hộ riêng tại số 427 đường E.83. Nạn nhân 23 tuổi này là một nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp.

Alcala tiếp tục trốn sang New Hampshire và làm việc tại một công ty chuyên tổ chức trại hè cho học sinh. Một ngày kia, hai nữ sinh trường làng Georges phát hiện người phụ trách tên John Berger của mình rất giống với hình FBI công bố lệnh truy nã trên truyền hình trong vụ án bé Taili S. nên 2 nữ sinh nhận ra hắn. Ngay lập tức, 2 cô gái báo cảnh sát và Alcala bị bắt vào tháng 8-1971. Alcala bị tòa khép tội bắt cóc và hãm hiếp trẻ em. Nhờ luật pháp khá khoan dung của bang California đối với tội hiếp dâm, Alcala bị tuyên có 34 tháng tù giam.

Năm 1974, một thiếu nữ 13 tuổi tên " Julie J " gọi điện khẩn cấp tới cảnh sát báo rằng, có một gã đàn ông đã bắt cô tại bờ biển Huntington. Julie J. kể : cô đang đứng đợi xe buýt thì gã này đi tới và ngỏ ý cho cô đi nhờ xe của gã tới trường. Tuy nhiên, gã lại lái thẳng ra bờ biển, kéo Julie ra vách đá, ép cô hút cần sa và tấn công tình dục. Lần này, Alcala chỉ bị phạt về hành vi bạo lực và sử dụng cần sa nên phải lĩnh 2 năm tù giam.

Mùa hè 1977, khi ra tù, Alcala lại quay về New York.

Ellen Hover, 23 tuổi, con gái của Herman Hover, ông chủ của hộp đêm nổi tiếng tại Hollywood là Ciro's, lần cuối cùng được nhìn thấy tại căn hộ của mình ở đường 44 vào ngày 15-7-1977. Trong tờ giấy nhắc người giúp việc, Ellen ghi có một cuộc hẹn với một người tên John Berger vào ngày hôm đó. Gia đình nạn nhân đã thuê thám tử riêng cũng như đăng trên tờ New York Times đề kẻ mang tên John Berger.

( Ellen Hover trong ảnh )

Trong khi đó, Alcala đã bay về Los Angeles, lấy tên thật của mình và xin vào làm trong xưởng in của tờ Los Angeles Times. Gần một năm sau đó, FBI mới có thể tìm ra Alcala. Hắn thú nhận có biết Ellen Hover nhưng vì các điều tra viên chưa tìm thấy thi thể cô gái nên đành để Alcala tự do. Sau này, thi thể Ellen Hover được tìm thấy tại thị trấn Tarry, bắc New York. Trong số 100 bức ảnh cảnh sát thu được tại nhà Alcala sau này, có hình của Ellen.

Trong khi cảnh sát New York chưa tìm ra hung thủ trong vụ án Ellen Hover thì tháng 11-1977, tại Los Angeles, người ta lại phát hiện xác một người phụ nữ trẻ bị sát hại rồi giấu trong khe núi, khu vực ngoại ô thành phố. Cái tên Rodney Alcala lại được đưa vào danh sách những nghi can hàng đầu.

Nạn nhân được xác định là Jill Barcomb, 18 tuổi, là tình nguyện viên chơi kèn trumpet tại một trường phổ thông trung học. Khám nghiệm tử thi, cảnh sát phát hiện Jill đã bị hiếp và bóp ngạt tới 3 lần. Hung khí lần lượt là một chiếc thắt lưng, chiếc quần nịt của cô gái và một ống quần của cô. DNA thu được tại hiện trường được xác định là của Alcala.

Tháng 12-1977, Georgia Wixted, một nữ y tá 27 tuổi được phát hiện đã tử vong tại nhà riêng ở Malibu. Vụ án xảy ra một tháng sau cái chết của Jill Barcom và cách vài ngày sau khi FBI thẩm vấn Alcala về cái chết của Elle Hover tại New York. DNA và dấu vân tay được kết luận cũng là của Alcala. Phương thức gây án của tên sát nhân biến thái này dường như đã được định dạng.

Trong khi các nhà điều tra bận rộn thu thập, củng cố các chứng cứ, Alcala vẫn vô tư đóng vai một nhiếp ảnh gia, một phi công hào hoa để tham dự gameshow truyền hình nói trên.

Ngày 24-7-1979, cảnh sát tổ chức lục soát nhà mẹ đẻ của Alcala ở Seattle và phát hiện một chiếc hộp khóa kín giấu trong một cái tủ. Chiếc hộp này chứa nhiều bức ảnh các cô gái trẻ do Alcala chụp. Họ cũng tìm thấy một đôi hoa tai vàng của Robin Samsoe, cô thiếu nữ 15 tuổi bị hiếp, giết trước đó. Đôi hoa tai thứ hai, hình bông hoa hồng, sau này được xác định là của Charlotte Lamb. Cảnh sát tin rằng, nhiều người trong số họ đã bị Alcala dụ dỗ để hắn chụp những bức ảnh khêu gợi rồi cất giữ như " bảo tồn chiến tích ".

Alcala đã gặp Christine Ruth Thornton, 28 tuổi, ở San Antonio vào tháng 8-1977. Thornton bị siết cổ đến chết, xác của cô bị vứt tại nông trại ở Wyoming. Một người chăn gia súc tìm thấy thi thể của Thornton trên cánh đồng vào năm 1982, nhưng danh tính của nạn nhân vẫn là một bí ẩn trong suốt 3 thập kỷ.

Mãi đến năm 2014, sau khi làm xét nghiệm, nhà chức trách thấy ADN của Thornton trùng khớp với em gái thì danh tính cô mới được làm rõ. Danny Erramouspe, công tố viên hạt Sweetwater, cho biết : " Thật may mắn, chị em của cô ấy đã không ngừng tìm kiếm. Nếu không có sự nỗ lực của gia đình nạn nhân, có lẽ chúng ta không thể phá vụ án này ".

( Một trong những nạn nhân xấu số của tên giết người hàng loạt )

Kẻ sát nhân bệnh hoạn và cực kỳ thông minh

Với chỉ số IQ ngang ngửa với nhà vật lý lỗi lạc Albert Einstein, hắn đã gây ra hàng trăm vụ lừa hiếp dâm các phụ nữ và giết chết họ

Sau khi hắn bị bắt, Mỹ đã công bố hơn 100 bức ảnh chụp những người phụ nữ, và họ lo ngại rằng đó đều là nạn nhân của kẻ sát nhân thú tính nhưng cực kỳ thông minh này. Hiện tên sát nhân 66 tuổi này mới chỉ thừa nhận việc giết hại 30 phụ nữ trong những năm 1970. Song, dựa vào một số bức ảnh có trong bộ sưu tập của hắn, cảnh sát tin rằng số nạn nhân còn có thể nhiều hơn nữa.





( Một vài hình ảnh trong bộ sưu tập của hắn )

Dù đã ra tay sát hại rất nhiều người, nhưng nhờ sự thông minh vốn có của hắn, phải sau 30 năm cảnh sát mới phát hiện ra bằng chứng về tội ác của Alcala và mới có thể bắt kẻ sát nhân bệnh hoạn này. Trong thời gian đó, kẻ sát nhân Alcala vẫn sống nhở nhơ ngoài vòng pháp luật, cậy vào trí thông minh để tự do với những chiêu trò bệnh hoạn của mình và sát hại hàng loạt những nạn nhân vô tội khác.

Alcala từ khi bị bắt giam hết sức trắng trợn và lì lợm... kiện lại hệ thống tòa án của California về những bản án tòa "gán" cho mình. Trong đó, Alcala quyết liệt chống lại việc tòa sử dụng kết quả DNA tại hiện trường để buộc hắn tội cưỡng hiếp và sát hại Jill Barcomb, Goergia Wixted, Charlotte Lamb và Jill Parenteau. Năm 1994, hắn còn viết một cuốn sách bào chữa cho chính mình với nhan đề " You anh the the Jury " (Bạn và Bồi thẩm đoàn).

Cuối cùng, Rodney Alcala cũng phải trả giá cho hành động dã man của mình bằng một án bằng hình thức tiêm thuốc độc vào năm 2010.

Nhưng tên sát nhân có trí tuệ thiên bẩm này không dễ dàng bị buộc tội. Trong các phiên tòa xét xử Rodney Alcala, chính hắn làm luật sư bào chữa cho mình. Điều thú vị nhất là Alcala đã bị tuyên án tử hình trong hai phiên xử, nhưng mỗi lần y kháng án, quyết định của tòa lại bị đảo ngược. Như có lần, tòa án thành phố Santa Ana bang California tuyên tử hình Alcala bằng hình thức tiêm thuốc độc nhưng 3 tuần sau, họ lại thay đổi tội danh và miễn tội chết cho Alcala.

Dưới đây là đường link dẫn dến những bức ảnh về những cô gái mà cảnh sát Hoa Kỳ cho rằng những người này có thể là nạn nhân khác của Rodney Alcala, những người mà đến nay vẫn chưa được xác nhận và rất có thể đang mất tích. Cảnh sát kêu gọi sự hợp tác từ những ai biết thông tin về các nữ nạn nhân này.