Quen Nhanh, Cưới Vội, Yêu Bền

Chương 24: nhà chồng của tôi




Nhà họ Tôn rất kín tiếng, nhưng việc vợ của Tôn Hưng là người thế nào vẫn khiến nhiều người tò mò.

Tôn Hưng của tôi khi được hỏi vì sao đùng đùng lấy vợ khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, tuổi 29 của đàn ông thành đạt đã vội lập gia đình vẫn có thể coi là khá sớm so với nhiều doanh nhân khác. Hầu như đàn ông giai đoạn này đa số lựa chọn phát triển sự nghiệp hơn là thiên về vấn đề phụ nữ.

Anh ấy không trả lời thẳng mà hỏi ngược lại.

"Tại sao lại lãng phí thời gian nếu bạn đã gặp đúng người ?"

Trời ơi, chỉ câu hỏi ấy thôi mà anh ấy nổi rần rần trên mạng. Còn tôi thì nằm cuộn tròn ở phòng khách, vừa đọc comment của cư dân mạng vừa cười tủm tỉm.

Vẫn có những bình luận trái chiều, nhưng tôi không bận tâm lắm.

Một vài comment khiến tôi vui ơi là vui kiểu.

" Trước đây cứ nghĩ Na Kim là người ham tiền, Tôn Hưng là người mê sắc, hóa ra họ thật sự có tình yêu"

" này, con của hai người đó chắc sẽ đỉnh lắm, bố là tổng tài, mẹ thì xinh đẹp, cuốn tiểu thuyết tiếp theo đây rồi .."

" nhìn dáng vẻ Tôn Hưng khi nhắc đến Na Kim kìa, đầy yêu thương và tự hào, đúng là chồng người ta, xin vía xin vía..."

Thực ra có một chuyện tôi nghĩ ngợi mãi, vì vừa rồi tôi mới biết Tôn Hưng hủy đính hôn với Thư Nhiễm và kết hôn với tôi đã khiến bố mẹ Tôn tức giận vô cùng. Tôn Hưng vì thế mà bị tước vài quyền lợi tại công ty như một cách để phụ huynh dằn mặt bắt anh phải nghe theo sự sắp xếp của họ. Nhưng anh ấy không những không hối lỗi mà còn đưa công ty riêng mà anh tự khởi nghiệp thành công lên sàn chứng khoán, nhằm khẳng định bản thân không cần làm cho công ty gia đình. Bề ngoài bố mẹ Tôn tỏ ra tự hào vì con trai tài giỏi, bên trong lại âm thầm không vui bởi hành động đáp trả không khách khí của bề dưới. Họ lo Tôn Hưng thật sự không cần gia sản Tôn thị, lo các anh em họ hàng cấu xé mất phần. Nhà giàu ư? Tiền với họ không bao giờ là đủ, cũng lo được lo mất và không hạnh phúc như nhiều người vẫn tưởng.

Dù bố mẹ chồng không thể hiện ra mặt nhưng tôi biết họ chưa hoàn toàn nguồi ngoai với người con dâu đã bước qua cửa là tôi đây.



****

Nói tới nhà chồng, thì quả thật nhà chồng tôi lạ lắm. Con cái, bố mẹ không thân thiết nhau, ngay cả người ta vẫn nghĩ con gái lấy chồng sẽ thân với mẹ ngoại, nhưng Tôn Ly- em chồng tôi thì không hề. Cô ấy đôi khi còn chống đối mẹ Tôn và đỉnh điểm là dám "gạo nấu thành cơm" với Dương Kỳ khi mới 20 tuổi, mục đích là "ép" họ đồng ý gả con gái đi.

Thoáng qua thì có vẻ mất giá nhỉ?

Nghe nói ban đầu nhà họ Tôn nghĩ Tôn Ly trẻ người non dạ, yêu đương mù quáng, bị Dương Kỳ là con trai ông trùm "gài" và có lấy nhau cũng khó hạnh phúc bền lâu được.

Tôn Ly giống Tôn Hưng ở chỗ, cả hai anh em họ càng đối diện với thách thức và khiêu khích thì càng chiến đấu điên cuồng và chứng minh điều ngược lại. Tôi ngỡ Dương Kỳ là tay chơi hoặc một kẻ "này nọ" vì là con nhà "dân xã hội có số má", nhưng làm chị dâu một thời gian thì tôi mới ngớ ra, khi em rể suốt ngày bám vợ, giữ vợ, gạ vợ đẻ thêm một bé gái. Rất hài hước là đằng khác.

Đã có lần tôi vô tình nghe được bố mẹ chồng tranh luận nhau về phương pháp nuôi con của chính họ.

Tôn Hưng và Tôn Ly là kiểu người thông minh, nhanh nhẹn, có kỷ luật, tự giác cao nhưng lạnh lùng, khó gần, tự vệ cao và có lúc vô cảm. Điều này là kết quả của nền giáo dục đặt nặng sự tự lập và khuôn mẫu. Ngay khi hai anh em họ Tôn 3-4 tuổi đã được dạy tự lập, không được bố mẹ dỗ dành khi khóc. Bố mẹ Tôn cho rằng việc đó sẽ giúp con cái mạnh dạn, tự chủ. Dần dần họ nhận ra mặt trái của phương pháp mà họ luồn cho là đúng đẳn và tốt nhất, bởi con cái lớn lên cùng sự xa cách với gia đình, mất đi sự kết nối với phụ huynh, ít chia sẻ vấn đề cá nhân và tự giải quyết nhiều thứ một mình, không hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình. Đến khi Tôn Hưng và Tôn Ly đủ 18 tuổi, hai anh em họ Tôn tự đối mặt với cuộc sống đầy áp lực và cạnh tranh, lạnh nhạt với bố mẹ.

Bù lại, có lẽ cùng phải lớn lên trong hoàn cảnh giống nhau, Tôn Hưng và em gái khá bao bọc lẫn nhau.

Lúc đầu tôi thấy khá kì quặc, nếu con cái không dựa vào gia đình, vào bố mẹ thì gia đình có ý nghĩa gì chứ? Ở phương Tây người ta cũng cho con cái tự lập sớm nhưng con cháu với ông bà bố mẹ vẫn rất gắn kết.

Tôi không tiện thể hiện sự ngỡ ngàng của mình mà lặng lẽ để ý thôi. Tôi đâu thể bình phẩm gì khi Tôn Hưng và

Tôn Ly lớn lên vẫn thành tài và ít ra với người vợ như tôi, anh ấy vẫn đối xử rất yêu chiều chứ.

Cơ mà nếu tôi có con, tôi và anh ấy sẽ phải thống nhất và đồng thuận một số phương pháp nuôi con mà ở đó các thành viên trong nhà đều có sự gần gũi thân thiết.