Dãy núi xanh mướt một màu. Sáng sớm, những giọtsương như lớp lụa mềm mại bao trùm lên ngọn núi Thương Sơn. Trời cònchưa tỏ, cô đã rời giường, mặc quần áo, xách giỏ trúc ra khỏithôn. Để tránh hơi ẩm, chướng khí và nước sông bất ngờ dângcao, người dân gần sông đều dựng khung nhà rất cao, giống như treo lơlửng giữa không trung.
Có người dựng nhà bằng trúc, có người giống cô dựng nhà bằnggỗ, nhưng tất cả các căn nhà đều có một đặc điểm chung đó là tầng một treo lơ lửng giữa không trung, tầng hai mới dành cho người ở.
Bởi vì còn sớm nên đa số mọi người còn đang say giấc.
Trong sương trắng mịt mù, một ông cụ ngồi trước cửa hiên hút thuốc.
Từ xa, cô gật đầu với ông.
Thấy cô, ông lão rũ mắt, khuôn miệng già nua khô quắt nhả ra một làn khói trắng.
Khói và sương mù nhanh chóng hòa lẫn với nhau trong không khí,làm khuôn mặt già nua đầy nếp nhăn của ông lão càng thêm mônglung mơ hồ. Cô rõ, ông ấy biết cô muốn đi đâu, mà đối với nơi cômuốn đi, ông ấy sợ. Thu hồi tầm mắt, cô tiếp tục đi về phíatrước, rời khỏi cái thôn nho nhỏ này, đi trên đường núi gậpghềnh. Đường này do người trong thôn đi lâu mà thành. Đường nhỏquanh co vắng vẻ, thông tới nơi sâu nhất của rừng rậm.
Ráng hồng cuối chân trời, đẹp đến nỗi làm cho người ta khôngmuốn chớp mắt, lúc cô đi trên con đường cạnh sườn núi, khôngnhịn được nghỉ chân.
Đứng ở chỗ này, cô có thể trông thấy thôn xóm dưới chân núi, có vài gian nhà đã lượn lờ khói bếp.
Nếu trời quang đãng, trên đường về nhà, cô thậm chí có thểnhìn được xa hơn, thấy dòng sông quanh co xinh đẹp, thấy ruộnglúa chạy dọc hai bên bờ sông, thấy dãy núi phương xa, và rặng núicao trùng điệp xa hơn nữa.
Có người nói, ở bên kia những ngọn núi cao ấy, có càng nhiềubình nguyên bao la, càng nhiều dòng sông rộng lớn, và càngnhiều người hơn.
Nhưng cô chưa bao giờ thấy được, cô chưa bao giờ rời khỏi nơi này, ngọn núi này.
Người trong thôn đến rồi đi, chỉ có cô luôn ở tại nơi này.
Mây mù từ bốn phía trên sườn núi chầm chậm hạ xuống tới chân núi.
Nếu như thời tiết không tốt, sương mù dày hơn một chút, thôn xómcạnh sông sẽ hoàn toàn bị sương mù che phủ. Đứng nhìn từ đây, thôn làng dường như chìm giữa biển mây.
Ai không biết, đứng từ chỗ này nhìn xuống, nhất định sẽ khôngbiết nơi ấy còn có vài hộ dân. Hôm nay, sương mù không dày nhưvậy, mặt trời lên, sương mù sẽ tan. Cô ngồi trên tảng đá bên sườndốc, ăn cơm nắm làm từ nhà, nhìn cảnh sắc tuyệt mỹ này, chờmặt trời mọc.
Khi mặt trời màu vàng ló rạng trên đỉnh núi, cô cũng ăn xong.Dọn đồ của mình, cô lại xách giỏ trúc, đeo túi vải, quayngười lại, dưới sự bảo vệ của mặt trời rực rỡ, đi vào rừng.
Trong rừng, côn trùng kêu vang.
Thôn dân đi hết đường núi, tới vách đá đã là đường cùng.
Tiếp tục đi vào trong, phải dựa vào chính cô.
Cô đẩy lá xanh của cây cự quyết, bước lên cỏ tươi, đi qua cây gỗlim cao lớn. Thỉnh thoảng cô lại thấy thỏ, khỉ, nai con nấptrong bụi cây, hoặc chim đuôi dài đậu trên ngọn cây, dùng đôi mắtto tròn tò mò từ xa nhìn cô đi qua.
Cô bước trên đá, đi qua khe núi nhỏ yên tĩnh.
Nước nơi này mát lạnh buốt giá, ngọt thấu tim.
Nước chảy qua tảng đá, tạo nên lớp lớp sương mù, bọt nước. Ánh mặt trời chiếu xuống sẽ tạo thành một rặng mây ngũ sắc nhỏ trênđám sương mù.
Cô ngồi xuống cạnh khe suối, dùng ống trúc múc chút nước. Trongdòng nước êm dịu, có thể thấy rõ những chú cá đang ăn rêu bámtrên đá. Một đóa hoa sơn trà màu đỏ bồng bềnh trôi theo dòngnước từ đầu nguồn tới. Đã là mùa xuân rồi. Cô ngẩng đầu, nhìn vềphía đóa hoa trôi tới. Khe núi uốn lượn, ngoại trừ lá cây thìkhông thấy được gì cả, nhưng cô biết, đi thêm một đoạn không xa sẽ cómột cây sơn trà mấy trăm tuổi.
Năm năm trước, lần đầu tiên cô một mình tới nơi này, bởi vì tòmò mà đi ngược theo dòng nước, nhìn thấy cái cây nở đầy hoa màu đỏ.
Cô rất muốn được nhìn lại một lần nữa, nhưng chuyện này phải đợi tới khi quay về.
‘Cô chỉ có thể đến nơi thờ cúng vào giữa trưa.
Không được sớm hơn, không được muộn hơn.’
Lời dặn dò của ông lão văng vẳng bên tai.
Thời gian vào rừng có hạn, cô nhất định phải đi ra trước lúctrời tối, cho nên lúc nào cô cũng phải leo đến giữa sườn núikhi trời chưa sáng, vào đến rừng khi mặt trời lên, như vậy mới không phải vội vàng.
Cô đeo ống trúc ngang hông, đi về phía trước. Càng đi vào ngọnnúi tối tăm, dấu tích của động vật cũng từ từ biến mất.
Trong rừng cây, khoảng không vốn chật hẹp trở nên rộng rãi, tấtcả cây cối đều vừa cao vừa lớn, thân cây thô to rắn chắc, phải hơnmột vòng tay đàn ông mới ôm hết được. Càng đi sâu vào núi cây càng cao lớn, cành lá càng sum suê, giống như một chiếc ô che khuất ánhmặt trời. Dù là ban ngày nhưng hơn nửa khu rừng lại tối tăm như ban đêm. Bởi vì ánh mặt trời không chiếu tới nên dương xỉ cỏ dạinơi này cũng ít. Lá cây rừng rơi xuống đất, xếp thành tầngtầng mục nát.
Cô đi giày da hươu thầy mo già để lại cho cô, mỗi bước đi đều lún vào trong đống lá rụng mục nát kia.
Ở đây, ngoại trừ một ít côn trùng và rắn, ngay cả động vật cũng sẽ không tới.
Khi cô tiến vào sâu trong rừng, ánh mặt trời cuối cùng cũng tìm được một khe hở giữa những tán lá dày đặc, chiếu xuống.
Đây là một ngọn núi âm u, cánh rừng cũng tăm tối, nếu không tới đây vào giữa trưa thì không thể nhìn thấy được gì.
Cô bình thản bước đi trong khu rừng yên tĩnh.
Ánh mặt trời chỉ có thể len lỏi qua những khe hở ít ỏi được tạo ra khigió thổi lá cây, lặng lẽ chiếu xuống. Chỗ này một điểm, chỗ kia mộtđiểm, nhanh chóng lóe lên, rồi lại nhanh chóng biến mất, sau đóxuất hiện ở nơi khác, rồi lại biến mất.
Ánh sáng lặng lẽ nhảy nhót trong bóng tối.
Lá khô rơi giống như lông vũ, chậm chạp bay bay trong ánh sáng,rơi xuống xung quanh cô, xa, gần, phía trước, phía sau.
Xào… Xạc… Tiếng lá rụng xuống đất rất nhẹ, rất nhẹ. Tiếng cô bước đi còn to hơn. Khi mới tới, cô rất sợ phải vào khu rừngcấm này, ngay cả tiếng lá rụng cũng đủ khiến cô sợ.
Cô luôn nhớ, khi cô còn bé nắm chặt góc áo của thầy mo, hoảng sợ không dám mở mắt.
Nhưng sau khi cô tới một lần, hai lần, ba lần,… Vô số lần thì đã không còn sợ khu rừng vắng vẻ âm u này nữa, thậm chí còn bắtđầu thấy rằng khu rừng u ám này cũng có nét đẹp riêng của nó.
Cô đi chầm chậm, qua hết gốc cây đại thụ này đến gốc cây đại thụ khác. Nếu không đi theo kí hiệu thầy mo đời trước để lại, thì dù là cô cũng sẽ lạc ở nơi này.
Đi cả buổi, rốt cuộc cô cũng nhìn thấy tia sáng trước mặt.
Đó là nơi duy nhất có ánh mặt trời trong khu rừng âm u này, bởi vìnơi đó có một mỏm đá cao chót vót, đá cao và to, từ dưới đất dựngthẳng lên trời.
Mỏm đá này phải to bằng mấy gian phòng, nó quá lớn, quá cứng, rễcây không thể xuyên qua được nên chỉ nơi này là có một khoảngtrời nhỏ, không bị những tầng lá dày đặc che phủ, mới đón được chút ánh sáng.
Nhưng ngay cả vậy, cũng chỉ có giữa trưa, ánh mặt trời mới có thể rọi thẳng xuống, chiếu lên mỏm đá lớn.
Tuy rằng một ngày chỉ được đón ánh nắng một lúc, nhưng như vậy cũngđủ để rêu xanh và cây leo bám đầy trên mỏm đá to lớn. Khoảng trốngtrước mỏm đá lớn có một bãi cỏ tươi và vài bụi hoa. Đây là cấmđịa trong rừng, là nơi duy nhất có ánh sáng mặt trời, cũng lànơi duy nhất có màu sắc. Trước đây nơi này không như vậy, lúcđó nơi này chưa có hoa. Nhưng màu xanh biếc của bãi cỏ cũng đủkhiến cô khi còn bé phải ngạc nhiên.
Bãi cỏ xanh biếc ngập tràn ánh sáng trong khu rừng tăm tối này giống như vùng đất được thần ban phúc.
Đây là nơi thờ cúng, tất cả cống phẩm đều được nữ pháp sư và thầy mo đưa tới nơi này, dâng cống phẩm, cầu xin sơn thần ban phước bình an.
Ban đầu luôn là do thầy mo mang cô tới.
Hơn năm năm trước, thầy mo qua đời, từ đó về sau chuyện này biến thành trách nhiệm của cô.
Cô xách giỏ trúc đi tới trước mỏm đá lớn dưới ánh mặt trời.
Mỏm đá này rất lớn, ở giữa có một cửa hang đen ngòm.
Trong hang có một cái bàn đá nho nhỏ.
Cô rũ mắt quỳ xuống trước bàn.
Thầy mo già nhất trong thôn luôn nhắc đi nhắc lại với cô.
‘Không được nhìn thẳng vào sơn thần.
Không được vào trong động thờ cúng.’
Không được cởi vòng trừ tà. Không thể, tuyệt đối không thể quênthờ cúng. Dù xảy ra chuyện gì, mỗi tháng phải có ít nhấtmột lần, cô nhất định phải nhớ đến đây thờ cúng. Cô ngồi dưới ánh nắng giữa trưa, mở giỏ trúc, cung kính đặt hộp gỗ trưởngthôn giao cho cô lên trên bàn trong hang.
Lần đầu tiên tới đây với thầy mo, cô mười tuổi.
Hôm nay, cô đã hai mươi rồi.
Mười năm dường như trôi qua trong chớp mắt.
Qua nhiều năm như vậy, không phải cô chưa từng nghi ngờ sơn thần liệu có tồn tại hay không.
Nhưng mỗi khi thầy mo đặt cống phẩm trên bàn trở về, lần sau trở lại, cống phẩm kia đều biến mất.
Có một lần, thầy mo đặt cống phẩm lên bàn, lúc đưa cô trở về,cô tò mò quay đầu lại, chỉ một chớp mắt đã không thấy cốngphẩm trên bàn đâu nữa.
Sau đó, lúc theo thầy mo tới, cô không nhịn được để lại một đóa hoa nhỏ.
Lúc cô ở trong rừng quay đầu lại, đóa hoa kia cũng biến mất.
Cô chưa bao giờ dám nói cho thầy mo chuyện đóa hoa kia, ngoạitrừ đồ cúng, con người không được phép để lại bất cứ thứ gìở nơi này.
Sau này, cô theo thầy mo tới đây hết lần này tới lần khác, hết nămnày tới năm khác. Thầy mo dần già đi, bị bệnh, sau đó từ giãcõi đời. Khi thờ cúng trở thành trách nhiệm của cô, cô khôngnhịn được trồng hoa cạnh mỏm đá. Cô thề, có vài lần quay về,cô có cảm giác có người nhìn mình chằm chằm. Có lẽ là sơnthần, cô nghĩ. Nơi này là nơi sâu nhất trong rừng, không có động vật, ngay cả côn trùng và rắn cũng không có.
Có lẽ bởi vì thế nên hoa ở nơi này lúc nào cũng vô cùng kiều diễm.
Dâng cống phẩm lên, cô ngồi trên cỏ, vừa lấy cơm trưa trong giỏtrúc ra ăn, vừa hưởng thụ ánh mặt trời và làn gió nhẹ thổitới.
Những đóa hoa đủ loại dập dờn trước gió.
Ăn cơm xong, cô nằm ngửa trên bãi cỏ, hưởng thụ cảm giác gió xuân phất qua mặt.
Một đám mây bay qua khung trời nhỏ kia, hơi che khuất ánh mặt trời, rồi lại chậm rãi bay đi.
Cô nhắm mắt hưởng thụ ánh nắng mùa xuân ấm áp.
Ở đây luôn yên tĩnh và ấm áp như vậy.
Có đôi lúc nằm ở nơi này, cô cảm thấy mình cùng mặt đất và rừng cây hòa lại làm một.
Đối với các thầy mo trong thôn mà nói, nơi này là rừng cấm, nhưng đối với cô, nơi này là nơi cô nghỉ ngơi.
Cô hít một hơi thật sâu, để cho hương hoa, hương cỏ và mùi bùn đất lấp đầy tim phổi.
Cô mỉm cười, khóe miệng cong lên. Cô thả lỏng, rồi lại bất giác từ từ chìm vào giấc ngủ.