“Hang ổ của đám hải tặc chính là đảo Cửu Long. Chúng bắt tôi đến đây, làm việc khổ sai cho bọn chúng. Lúc đó phần lớn số người người trên đảo Cửu Long đều là nô dịch của họ bắt đến, đàn ông thì làm việc nặng, phụ nữ thì để chúng hưởng lạc, một khi không vui, thì giết người dìm xuống biển. Tiếc là lúc đó tôi đã mất hết tu vi, sức lực còn không bằng người bình thường, không hề có năng lực phản kháng, càng đừng nói đến cứu người”.
“Nhưng sự độc ác của đám hải tặc và nỗi khổ của dân đảo đã kích thích dũng khí sống tiếp của tôi. Tôi thề, sẽ đuổi đám hải tặc ra khỏi đảo Cửu Long, phải để người ở đây thoát khỏi biển khổ”.
¡ vừa phục tùng bọn chúng, chúng bảo tôi làm gì thì tôi làm việc đó, mặt khác tôi lén tu luyện. Chỉ là tu vi của tôi đã bị phế, đạo căn bị hủy, không còn là thiên tài tu hành, tốc độ tu luyện vô cùng chậm. Thời gian này, thế lực của đám hải tặc càng lúc càng lớn, càng lúc càng nhiều người bị họ bắt đến”.
“Một lần cơ hội ngẫu nhiên, tôi phát hiện ra Long châu trong hang ổ của hải tặc, mới biết tên của Long đảo Cửu Long này, và không phải không có nguồn gốc. Hải tặc không biết đó là long châu, tùy tiện để nó trong đống vàng bạc châu báu bình thường mà họ cướp về. Tôi tìm được cơ hội, ăn trộm Long Châu. Mượn sức mạnh của Long Châu, hồi phục căn cơ”.
“Sư phụ phế tu vi của tôi, nhưng không xóa đi ký ức của tôi. Cho nên tôi vẫn nhớ rõ tiên pháp Thiên Đô mà tôi từng học. Tuy đảo Cửu Long không bằng Côn Luân,
nhưng cũng là nơi linh khí đồi dào, tu vi của tôi nhanh chóng được hồi phục. Tuy không bằng trước, nhưng muốn đối phó hải tặc vẫn dễ như trở bàn tay. Hai năm sau, tôi giết sạch tất cả hải tặc, dùng tàu đưa người trên đảo về đất liền”.
“Nhưng quê hương của rất nhiều người trong số họ bị hủy diệt bởi chiến tranh, không có nơi để về, hoặc là lo lắng sau khi về, còn phải đối mặt với chiến tranh. Họ liền ở lại đây, tôn tôi làm đảo chủ”.
Kỷ Nghiễm Lai biết những chuyện cũ này, nhưng đây là lần đầu tiên Trữ Phượng Toàn được nghe kể, không khỏi xúc động nói: “Thì ra đảo Cửu Long còn có những chuyện cũ này, không ngờ đại ca cũng từng chịu khổ như vậy!"
Lục Kính Sơn cười nói: “Có khổ hay không thì đều đã qua rồi. Thực ra nếu nói khổ, ngày tháng sau này mới gọi là khổ. Đảo Cửu Long đơn lẻ ngoài biển, không có hải †ặc ra ngoài cướp bóc, cuộc sống của mọi người có rất nhiều vấn đề. Tôi biết thuật pháp, cũng không thể biến ra lương thực cho mọi người no bụng. Trong biển nhiều nhất là cá, nhưng con người không thể chỉ ăn cá. Hoa quả rừng trên đảo cũng bị chúng tôi ăn hết rồi. Cuộc sống càng ngày càng khổ, cho đến say này, có một con tàu thương buôn nhà họ Lý đi qua..."
“Họ vốn có một đội tàu, chở đây hàng hóa ra biển, lại gặp phải bão. Những con tàu khác đều bị chìm trong bão, chỉ có một con tàu trôi dạt đến đảo Cửu Long”.
“Vì con tàu tổn hại nghiêm trọng, cần phải sửa chữa, họ không thể đi ngay được, nên ở lại trên đảo. Chủ nhân của con tàu là một thanh niên họ Lý, họ đều gọi cậu ấy là cậu Lý. Cậu ta thấy chúng tôi trên đảo không có lương thực, liền cho người lấy lương thực trên tàu ra, làm hạt giống cho chúng tôi”.
“Tuy tôi hiểu tu hành, nhưng không hề hiểu gì về nông nghiệp. Cậu Lý tìm vài người xuất thân nông dân trên đảo, dạy họ các kiến thức cày cấy, nuôi trông và chiết cành. Bây giờ trên đảo đã có lương thực và hoa quả, đều nhờ cậu ấy ban cho”.
“Sau đó tàu của họ được sửa xong, nhưng vì để chậm trễ quá lâu, lại chỉ còn lại một con tàu này, chắc chắn không buôn bán được. Cậu Lý liền để đồ trên thuyền ở lại trên tàu. Những thứ đó, cũng có không ít thứ được giữ đến bây giờ, mấy năm trước xây dựng phòng triển lãm nên để hết vào đớ”.
“Cậu Lý nói, đảo biển cuối cùng vẫn là đảo biển, sản lượng lương thực hoa quả có hạn, không giải quyết được vấn đề, ngoại trừ bắt cá, cuối cùng vẫn phải phát triển buôn bán, mới có đường ra. Trước khi đi cậu ta nói, cậu ta đã nhớ nơi này, sau này sẽ cử người đến, giúp đảo Cửu Long phát triển. Sau đó quả nhiên có một chiếc tàu rất lớn của nhà họ Lý đến, nhưng đó đã chuyện của mấy. năm sau rồi”.
Lúc Lục Kính Sơn kể lại, chị Mai vẫn luôn không ngừng liếc nhìn Lý Dục Thần. Nghe thấy tàu thương buôn của nhà họ Lý và cậu Lý, bà ta liên tưởng đến nhà họ Lý thủ đô.
Lục Kính Sơn cũng nhìn Lý Dục Thần, trong mắt có chút hiếu kỳ, chỉ là không nói ra, mà chờ đợi Lý Dục Thần nói.
“Lục đảo chủ, cậu Lý đó tên là gì, có phải đến từ thủ đô Hoa Hạ không?”, Lý Dục Thần hỏi.
“Tôi không biết tên là gì, lúc đó người trên thuyên gọi cậu ta là cậu Lý, chúng tôi cũng gọi cậu Lý theo. Cũng không biết họ đến từ đâu, nhưng đội tàu cùa nhà họ Lý đến sau này, đúng là đến từ thủ đô Hoa Hạ. Chủ nhân của đội tàu cũng là cậu Lý, chỉ là cậu Lý này không phải cậu Lý kia. Nhưng tôi biết tên của cậu Lý mới này”.