Hồng Đĩnh được sắc phong tước Kì Anh quận công tức là nắm giữ, hưởng lợi từ đất Kì Anh huyện, đương nhiên với những sắc phong bình thường thì cái sắc phong ấy chỉ là tên dùng để phân biệt chứ không phải vùng đất cai quản. Bởi vì nếu như phân phong vùng đất nào mà độc lập vùng đất đó thì cho dù lãnh thổ Đại Nam có lớn gấp 10 lần hiện nay cũng chẳng đủ để phân phong cho đám con cháu nhà Nguyễn. Nên biết rằng số con của riêng vua Minh Mạng đã lên tới hơn trăm người.
Thế nhưng Hồng Đĩnh lại là một dị loại trong số đó. Với uy áp từ lực lượng quân sự cường đại cùng với sự vô tình hay cố ý lãng quên, kết hợp với sự dung túng của Tự Đức khiến hắn có quyền tự chủ rất lớn về mọi mặt và ngày càng mở rộng lực lượng cũng như địa bàn.
Giờ đây hắn đang khống chế một cách chính thức và không chính thức một khối địa bàn rộng lớn bao gồm gần trọn Hà Hoa phủ.
Trên danh nghĩa thì nơi đây vẫn là thuộc triều đình quản lí thế nhưng phía sau lại do Hồng Đĩnh nắm giữ cơ hồ biến thành một vùng đất độc lập, khối địa bàn này gồm 2 huyện:
•Thạch Hà {tức là huyện Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, và phần đất phía nam huyện Lộc Hà hiện nay}.
•Kỳ Hoa {tức hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên hiện nay};
Phủ Hà Hoa tuy vẫn thuộc triều đình nhưng cơ bản quyền lực về quân chính do Hồng Đĩnh nắm giữ,
Đầu tiên là hơn 300 quân triều đình coi giữ nơi này nhanh chóng bị cho ra rìa với danh nghĩa dân dũng của Kỉ Anh quận công hiệp trợ giữ gìn trị an địa phương, tuy nhiên anh mắt của người ngoài không ai coi quân của Hồng Đĩnh là dân dũng cả. Bởi vì bất kể trang bị sức chiến đấu cơ hồ đều vượt qua quân triều đình quá xa, ngược lại quân triều đình thì bị nhầm thành dân dũng không phải số ít. Cũng phải thôi, nếu chỉ nhìn từ góc độ bên ngoài không ai nói quân Hồng Đĩnh là dân dũng cả. Loading...
Hơn 1000 quân thuần một màu quân phục xanh lá cây, áo sơ mi bằng vải thô cộc tay, (áo cộc cho mát Hà Tĩnh nóng thôi rồi), đóng cái áo dài thì không hợp lí cho lắm, quần âu bó ống, giày cao cổ bằng vài bố, đế cứng, đầu đội mũ tai tai bèo, riêng sĩ quan, từ cấp đại đội trưởng thì đội mũ kê pi.
Chỉ nhìn bề ngoài quân phục thì đội quân này không hề thua kém bất kì đội quân nào trên thế giới thời bấy giờ thậm chí còn có nét hiện đại và giản dị hơn, không hề màu mè hoa mĩ nhưng vẫn toát lên nét oai hùng.
Để có được sự đồng bộ về trang phục như vậy Hồng Đĩnh đã phải bỏ ra môt lượng tiền của và công sức rất lớn, hầu như lượng vải mà Lão Phúc vơ vét được ở tỉnh thành lần trước đều đã xài hết để may quân phục. Mặc trên mình bộ quân phục mới khiến cho đội quân này gần như thoát thai hoàn cốt, hừng hực khí thế cách tân.
Tiếp theo là về vũ khí, các loại vũ khí có sức sát thương khủng khiếp đã được thử lửa trong trận chiến Ngô gia trang được tăng cường sản xuất.
Đầu tiên là quả tên lửa đất đối đất tầm gần, được làm bằng thân cây tre già, nay được cải tiến thêm đầu được bọc gang dài nửa mét, thế nhưng cân nặng giảm xuống còn 10kg, hình thù cơ bản giống với tên lửa hiện đại, với thân thon dài và có cánh đuôi, thế nhưng do thuốc súng thiếu thốn, kể cả sau khi chiếm được kho vũ khí lậu của Ngô gia thì việc thêm liều phóng để biến nó thành một quả tên lửa đúng nghĩa vẫn chưa thành hiện thực, mà động lực để phóng nó đi vẫn là những chiếc nỏ lớn. Do thiếu thốn về lực lượng pháo binh cho nên Hồng Đĩnh kì vọng vào những quả tên lửa fake này đảm nhiệm vai trò của lực lượng pháo binh như những giàn phóng tên lửa cachiusa của Liên Xô vậy. Đương nhiên hắn coi như thất vọng hoàn toàn về độ chính xác của nó cho nên đành lấy số lượng mật độ hỏa lực bù cho độ chính xác.
Được cái ưu điểm của nó là dễ chế tạo và rẻ tiền, chỉ cần có đủ thuốc súng cùng sắt vụn thì muốn bao nhiêu có bấy nhiêu.
Hồng Đĩnh đặt tên cho thứ vũ khí này là đầu đạn Sấm Sét I, (sau này chế tạo thêm bản cải tiến dùng thuốc phóng sẽ gọi là hỏa tiễn SS II sau)
viết tắt là SS I. Không dám gọi là hỏa tiễn Sấm Sét I vì nó không được bắn bằng động năng thuốc phóng, ở thời hiện đại họ gọi nó là thủ pháo chứ tên lửa cái mọe gì, như thế khiến Hồng Đĩnh một dân xuyên không với đầy tri thức trong đầu khá là ngại ngùng.
Thứ vũ khí tiếp theo là Lựu đạn cầm tay, hắn cũng cho rèn đúc ra quả lựu đạn cán chày như bộ đội Việt Nam tự chế hồi kháng chiến chống Pháp, thế nhưng vấn đề là công nghệ hiện nay chỉ có rèn ra thân quả lựu đạn này bằng gang, sau đó xẻ rãnh. Quả thật là tốn kém đắt đỏ không thua gì đầu đạn SS I, cho nên chỉ chế tạo một số lượng hạn chế, chủ yếu trang bị cho các đơn vị thiện chiến SS.
Thứ Hồng Đĩnh cho sản xuất nhiều nhất, vẫn là quả lựu đạn vỏ bằng tre già, dài cỡ một đốt tre, nhồi sắt vụn đinh rỉ bên trong, tuy rằng uy lực còn xa không bằng lựu đạn cán chày toàn thân bằng gang, nhưng được cái thứ đồ rẻ tiền dễ chế tạo này Hồng Đĩnh cho chế tạo đại trà đủ để mỗi thằng đeo lủng lẳng 3-4 quả chơi.
Hồng Đĩnh cũng đã tự chế tạo được hạt nổ bằng lượng thủy ngân ít ỏi hiện có, cho nên lựu đạn không còn cần phải châm ngòi đốt nữa mà chỉ cần tháo phần đốt tre bọc đầu chứa dây cháy chậm ra giật mạnh dây cháy chậm được cuốn quanh một cái thanh sắt nhỏ là có thể đốt cháy dây ngòi nổ.
Ngoài ra Hồng Đĩnh còn chế tạo thêm súng panzerfaus của Đức quốc xã chỉ thay đầu nổ lõm bằng đầu nổ thường để làm thứ vũ khí nối tiếp bắn xa hơn tầm lựu đạn ném và gần hơn tầm của đầu đạn SS I.
Thứ vũ khí này là thứ mà Hồng Đĩnh đã nghiên cứu hồi đi sang Đức du học với tất cả niềm đam mê, ở thời hiện đại làm ra nó không hề khó, thế nhưng với công nghệ lạc hậu bây giờ và của hắn nắm giữ hiện nay, thì chế tạo được thành công khẩu súng là một điều khó vô cùng, đơn giản là cơ cấu điểm hỏa của đầu đạn không ra gì khiến đầu đạn quả nổ, quả xịt. Cho nên dự án bị hoãn lại mà chỉ có 10 nguyên mẫu được sản xuất.
Sở dĩ Hồng Đĩnh tăng cường chế tạo những thứ vũ khí sát thương cộng đồng mà bỏ qua vũ khí cá nhân lá súng,
Bởi vì lí do rất đơn giản, hắn không có thợ biết rèn nòng súng a. Công nghệ chế tạo súng của nhà Nguyễn rất lạc hậu so với thế giới rồi thế nhưng số thợ khéo có thể chế tạo được súng cơ bản đều được tập trung ở kinh thành Huế và thành Thăng Long, cái nơi khỉ ho cò như Hà Tĩnh này không thể kiếm đâu được một người thợ có tay nghề đủ để chế tạo nòng súng, mặc dù sắt thép tốt hắn có kha khá.
Vấn đề súng ống khiến Hồng Đĩnh khá là đau đầu, vì đội quân hơn ngàn người thế nhưng chỉ có một nửa được trang bị súng, số còn lại vẫn còn sử dụng vũ khí lạnh khiến cho hắn cứ canh cánh trong lòng.
Có vũ khí, Hồng Đĩnh bắt đầu cho tăng cường luyện tập thêm các nội dung mới,
Lão binh kèm tân binh là hình thức nhanh nhất để nâng cao sức mạnh cho đội quân.
Các huấn luyện lúc đầu được tăng thêm cường độ khiến cho đám tân binh mới vào mệt như chó chết, tuy nhiên vì tiền lương vì gia đình đánh cắn răng luyện tập.
Ngoài ra các nội dung mới như huấn luyện ném lựu đạn, tấn công theo chiến thuật biển người đều nhanh chóng được phổ biến.
Hồng Đĩnh biên chế hơn ngàn người của mình thành 4 tiểu đoàn.
Trong đó tiểu đoàn 2và 3 là tiểu đoàn bộ binh, mỗi tiểu đoàn có quân số hơn 300 người,
Tiểu đoàn bộ binh lại gồm 2 đại đội bộ binh, trang bị vũ khí lạnh như gươm giáo, và mỗi đại đội bộ binh lại có thêm một tiểu đội cung nỏ hỗ trợ,
1 đại đội súng, trang bị súng hỏa mai có gắn lưỡi lê được trang bị lựu đạn làm thành phần tấn công đột kích.
Tiểu đoàn 1 là tiểu đoàn mũi nhọn gồm toàn lão binh, được trang bị đầy đủ súng ống và mỗi người 3-4 trái lựu đạn, đây là lực lượng tinh nhuệ có tác dụng then chốt trong mỗi trận đánh dự định sẽ dùng để ra đòn quyết định giải quyết chiến trường.
Tiểu đoàn cận vệ SS có quân số ít nhất, chỉ gồm 2 đại đội, thế nhưng được trang bị tối tân nhất với những gì Hồng Đĩnh có, gồm toàn những chiến sĩ ưu tú nhất trong toàn quân, tuy nhiên cũng chịu huấn luyện khốc liệt nhất, chỉ những người ưu tú mới được giữ lại.
Hồng Đĩnh dự định biến quân SS thành lực lượng đặc công tinh nhuệ. Với nhiệm vụ tấn công đột kích mở đường cho bộ binh, vận động thọc sâu vào tuyến sau của quân địch, tiến tới bao vây quân địch. Hồng Đĩnh có ý tưởng rằng lực lượng này sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ như một lực lượng thiết giáp Đức thời đệ nhị thế chiến. Nhằm thực hiện chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng” bởi vì tiềm lực của hắn có hạn.