Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt

Chương 43: Trận Đánh Xoay Chuyển Cục Diện Chiến Tranh




Cuộc chiến đấu giành giật đại đồn ngay từ những giây phút đầu đã bắt đầu vô cùng nóng bỏng.

Quân Pháp xếp thành từng khối quân, mỗi khối có khoảng 100 người, chiều sâu là 5 hàng. Dàn đội hình tiến lên

Có khoảng 20 khối như vậy, tiến công theo 2 hướng, 13 khối phía tây nam, là khối tấn công chủ lực, hướng tấn công đã giành thắng lợi hôm trước, 7 khối tấn công từ phía đông bắc đại đồn, dự định sẽ tạo thành gọng kìm từ trên và dưới, nghiền nát đám quân Việt trong đại đồn với thời gian ngắn nhất, 7 khối làm lực lượng dự bị, bất cứ lúc nào cũng có thể được tung lên để giải quyết chiến trường.

Không thể phủ nhận tài cầm quân của Charner, trong việc điều binh bố trận thì hắn không hề gà mờ, các khối quân được sắp xếp, điều động sao cho có thể phát huy đến mức tối đa sức mạnh của mình.

Quân Pháp bắt đầu tiến đến đống gạch vụn của đại đồn, đội hình có chút rối loạn khi gặp địa hình đầy rẫy những ngổn ngang đất đá, chướng ngại vật, tuy là như vậy, thế nhưng quân Việt vẫn không có bất cứ cơ hội nào,

13 khối xếp thành phương trận bàn cờ so le, vừa đi vừa bắn theo hàng, không cho quân Việt ngóc đầu lên nổi,

Quân Pháp với súng trường hiện đại, như những trục trường mâu vươn dài, tiến sát quân Việt, bắn chết tất cả những mục tiêu mà chúng nhìn thấy, hoặc đơn giản chỉ là hướng súng về phía trước bắn theo hàng, nhằm gim đầu quân Việt, không cho ngóc đầu lên.

Nhìn chiến cuộc, Trần Trung thở dài, bắt đầu hoài niệm về bức chiến lũy của đại đồn, ít nhất trong trường hợp này nếu có chiến lũy quân Việt có thể dựa vào lợi thế trên cao đó bắn trả, chứ không phải chỉ có nằm im chịu trận như vậy.

200 thước – 100 thước, bắt đầu đến tầm súng hỏa mai của quân Việt, một tiếng lệnh vang lên,

- Đùng Đùng

- Đoàng đoàng

……..

Súng hỏa mai bên quân Việt bắn trả, hàng đầu quân Pháp xiêu vẹo ngã xuống, thế nhưng chỉ trong tích tắc, quân Pháp ở hàng sau lập tức tiến lên, bù đắp vào lỗ hổng đội hình, sau đó là liên tiếp 3 loạt đạn bắn trả,

Đạn hình cầu bay liệng trong không khí kèm theo tiếng rít của tử thần.

Bởi vì tư duy phòng ngự chiều sâu, chia làm 2 chiến tuyến, cho nên số súng hỏa mai của quân Việt ở tuyến đầu không nhiều bằng quân Pháp, bắn xong vì nằm trong hố cá nhân nên rất khó để có thể nạp đạn lần 2, đây cũng là khuyết điểm của phương thức chiến đấu đào hầm, đào hào này. Khuyết điểm này chỉ có thể được khắc phục khi mà súng nạp hậu ra đời, còn hiện tại khắp nơi trên thế giới đều sử dụng phương pháp đội hình đối bắn, ngươi bắn ta, ta bắn ngươi, bắn xong thì nạp đạn.

Nằm trong hố, chiến hào tuy có thể tránh được pháo, có thể tránh được đạn, thế nhưng khi vũ khí bị yếu thế, thì quân địch rất có thể có thể đẩy nhanh lên áp sát, khi đó quân đội phòng thủ chỉ có thể trở thành con cua trong lỗ mặc cho người ta móc lên chém giết.

Không phải ngẫu nhiên mà quân Nhật thời đệ nhị thế chiến lại có kiểu xung phong Banzai như vây,

Quân Pháp tiến đến khoảng cách 40 thước, Trần Bình ra lệnh ném lựu đạn, ngay lập tức 30 quả lựu đạn được ném ra, rơi vào đội hình quân Pháp, những tiếng nổ ầm ầm vang vọng trấn động thiên không, Quân Pháp mấy khối phía trước lập tức đội hình tan tác, số lớn binh sĩ bị thương, hoảng loạn kêu la khắp nơi,

Từ xa nhìn lại Charner giật mình, dần tỉnh táo lại sau cơn giận.

Đại bác quân Việt phản công rồi sao, nhìn uy lực, tuy có kém đại pháo, thế nhưng cũng thương vong không nhỏ đi,

Đứng trước trận địa quân Pháp cũng hoang mang không kém, thứ vũ khí quái đản đó chắc chắn là lựu đạn rồi, nhưng mà sức sát thương cũng quá lớn đi, chỉ một vòng ném lựu đạn, thế nhưng thương vong đến hơn trăm binh lính thì không phải là bình thường nữa, nhất là trong điều kiện quân Pháp đang đội hình dày đặc, mà giữa các khối quân lại có độ lớn khoảng trống, càng làm tăng sức sát thương của lựu đạn.

Rút cuộc quân Pháp bất kể là sĩ quan hay binh sĩ thì đều là tinh nhuệ, chỉ sau những thiệt hại ban đầu liền nhanh chóng ổn định tìm phương pháp giải quyết.

Đầu tiên chỉ huy quân Pháp ra lệnh lập lại đội ngũ, tổ chức cho binh sĩ sếp hàng bắn liên tiếp, ghim chặt quân Việt, một tên lính SS châm lựu đạn, nhoài người lên định ném về phía quân Pháp thì bị 4-5 viên đạn đánh trúng, sinh mệnh lập tức theo từng dòng máu thoát ra ngoài, trên mặt hắn hiện lên vẻ không cam lòng ngã xuống, quả lựu đạn được châm nhưng chưa kịp ném phát nổ, quét sạch một đám quân Việt xung quanh, một đám binh sĩ cứ thế ngã xuống bởi chính vũ khí của mình, chuyện như thế liên tiếp xảy ra, nếu không nhoài người lên thì không thể ném lựu đạn tới chỗ quân giặc được, vùng lên được thì lại bị bắn chết. Quân Việt bắt lúng túng.

Thế nhưng quân Pháp không để quân Việt chờ lâu, lính ném lựu đạn của Pháp cũng bắt đầu được lệnh tiến lên, châm lựu đạn sau đó ném về phía quân Việt, các hàng binh sĩ thì luôn sẵn sàng bắn yểm hộ.

Ưu thế tuyết đối của Pháp về cả vũ khí và huấn luyện được thể hiện ra không sót chút nào, bất kể chiến cuộc có ra sao thì họ vẫn có thể bình tĩnh ứng đối.

Lại một loạt tiếng nổ ầm ầm vang vọng, thế nhưng lần này là bên phía quân Việt, tiếng nổ chát chúa, kèm theo bói mù mịt,

Bên quân Việt bắt đầu thương vong gia tốc nhanh, tiếng gào khóc, rên la vang vọng một phương trời.

Nhìn quân mình bị quân giặc đè xuống đánh như vậy, Trần Trung khóe mắt giật giật.

Trận đầu, chỉ mới vừa chiến đấu thôi, thế nhưng thương vong lại lớn khủng khiếp như vậy, mà quân ta tuy chiến đấu anh dũng lại đạt được hiệu quả rất nhỏ, cứ đà này tiếp tục, quân Pháp chỉ cần ném vài vòng lựu đạn nữa thôi sẽ cho quân tiến lên, khi đó tuyến đầu thất thủ là chắc chắn.

Quả đúng như Trần Trung nghĩ, sau 3 lượt ném lựu đạn, bên phía quân Pháp bắt đầu được lệnh tiến lên, từng hàng lưỡi lê sáng như tuyết dưới ánh phản chiếu mặt trời trở nên lạnh lẽo.

Nhìn chiến cuộc Trần Trung nhanh chóng đưa ra nhận định của mình, tiếp tục tử thủ kiểu này thì chết ắt không phải nghi ngờ,chỉ có chủ động xuất kích mới may ra có một con đường sống.

Chỉ có giáp lá cà, đánh cho nó tóe máu, mới có thể khiến chúng sợ hãi, và giảm ưu thế về vũ khí của chúng.

Thêm nữa, nói thẳng ra là khả năng cận chiến của quân Việt không tồi, đấu súng có thể thua thiệt, thế nhưng đao thật thương thật cận chiến thì hươu chết về tay ai còn chưa biết,

Hàng đầu chiến tuyến đã bắt đầu cận chiến với quân Pháp, tiến gần tuyến phòng ngự quân Pháp không còn ném lựu đạn nữa vì sợ tổn thương tới quân mình, thế nhưng quân Việt đang trong hố cá nhân, và chiến hào thì lại không sợ.

Được lệnh của Trần Bình, toàn bộ số lựu đạn được ném ra, mượn nhờ màn khói dày đặc của lựu đạn quân Việt bắn đầu tiến lên đánh giáp lá cà,

Trong lúc tiến lên, quân Pháp chỉ kịp nổ một loạt súng thì quân Việt với mũi chủ công là 200 lính SS đã áp sát.

Trận chém giết thảm liệt bắt đầu,

Một tên lính SS tay cầm một cây giáo, vụt ra khỏi hố cá nhân, lấy đà ném mạnh cây giáo về phía quân Pháp, mũi giáo kèm theo tiếng bén gió xé tai sắc nhọn lập tức xiên 2 tên giặc ở hàng đầu và hàng sau thành một chuỗi xiên thịt.

Lính Pháp hàng đầu, bắt đầu đặt ngang súng, tạo thành bức tường những lưỡi lê, thế nhưng chúng đối mặt không phải là lính triều đình nhát gan, mà là quân SS tinh nhuệ liều mạng.

Chiến pháp mà họ dùng vẫn là kiểu quen thuộc, “đổi mạng” đúng chính là đổi mạng.

Đội hình tam tam xông lên, người đầu tiên bất chấp tất cả lao thẳng và lưỡi lê của địch, mặc cho lưỡi lê cắm sâu vào người vẫn không chịu buông, người phía sau lợi dụng súng của địch bị mắc kẹt liền ào lên dùng đao, gươm chém bừa vào quân giặc, ào lên, đánh sâu vào đội hình.

Vương Nhị Cẩu, người Huế, là một tên lính SS, hắn mặc dù chưa hiều lắm về cái đội quân này, thế nhưng hắn chỉ biết rằng đội ngũ của mình rất mạnh trong khi các cánh quân triều đình khác bị đánh tan be bét, thì quân SS lại có thể trụ vững trong đại đồn, hắn được Trần Bình giảng rằng binh sĩ chỉ có thể chết vinh quang trên chiến trường, chết vì nhân dân, diệt lũ giặc ngoại xâm, thì dù có chết cũng sẽ được siêu thoát, có thể gặp được cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ, được đất Việt ôm vào lòng, hắn tin điều đó, và hắn sẵn sàng đi chết.

Hét lớn một tiếng, hắn dùng toàn bộ sức bú sữa mẹ, đâm mạnh mũi giáo về phía trước, lực quá mạnh khiến mũi giáo ngập nửa phần vào ngực một tên giặc. Không rút ra được, thân hình thấp bé, hắn nhảy bổ về phía tên giặc ở hàng sau, ôm chặt lấy hắn, dùng sức cắn mạnh vào cổ hắn, cú giựt cực mạnh làm lôi ra cả một khối thịt lớn, tên giặc điên cuồng kêu gào tuyệt vọng.

Một lưỡi lê, đâm sâu vào sườn phải Vương Nhị Cẩu, hơi lạnh thấu xương từ lưỡi lê kích thích sự điên cuồng của hắn, hắn túm chặt lưỡi lê, xô đẩy tên giặc đó ngã dúi dụi, đội hình quân Pháp bị khoét ra một lỗ hổng.

Quân Việt từ lỗ hổng đó chen chúc mà vào.

Vương Nhị Cẩu ngã xuống, thế nhưng hắn nở nụ cười, vì hắn đã thấy khoảng không phía sau, quân Việt đã đánh xuyên một khối quân Pháp.

Những việc như vậy xảy ra ở khắp nơi trên chiến trường, tuy không có nhiều khối quân bị đánh xuyên lắm, thế nhưng cũng khiến cho quân Pháp cảm thấy hoảng sợ,

Trần Bình dẫn theo 4-5 tên cảnh vệ áp sát quân giặc, bắn một loạt súng hỏa mai bị cưa ngắn lòng về phía quân Pháp, sau đó xông lên, liên tục chém ngã vài tên giặc,

Nhìn lại chiến trường thấy khắp nơi đều hỗn loạn, khắp nơi quân Việt và quân Pháp đan xen vào nhau, tình hình hỗn loạn không chịu được, cứ việc quân Việt thua thiệt nhiều về hỏa khí, thế nhưng khi giáp lá cà thì súng ống lại không còn là vua chiến trường nữa, những cây đao, lưỡi gươm dễ dàng chém ngã một tên giặc, bất chấp có bị đâm, đấu pháp này khiến cho thương vong của 2 bên đều nhanh tăng lên chóng mặt.

Thế nhưng đôi bên bắt đầu chuyển sang giai đoạn giằng co, cảm thấy một số nơi đội hình tiến công đã bị đánh thủng, Charner bắt đầu ra lệnh cho các khối dự bị đầu nhập chiến trường,

Chớp thời cơ, Trần Trung cũng kêu Trương Định mang theo một ngàn quân bản bộ tiến lên chi viện,

Hai bên bắt đầu rơi vào hỗn chiến thảm liệt. Không còn trận hình, không còn ưu thế vũ khí, đôi bên tranh nhau giành giật một đoạn phòng tuyến, liên tục có người ngã xuống, xác chết đè lên nhau bất kể quân Pháp và quân Việt, khi còn sống họ gào thét chém giết, khi chết đi họ dựa vào nhau mà nằm lại. Trong thời đại này đối với sinh mệnh, chết đi chính là sự giải thoát.

Nửa canh giờ, chỉ nửa canh giờ thôi, thế nhưng trong đống đổ nát của đại đồn đẫm máu và ngổn ngang xác chết,

Bất kề người Pháp có cố gắng đến đâu, Charner điên cuồng thúc giục ra sao thì quân Pháp sau khi đổi lấy số lượng thương vong cực lớn cũng không thể giành được chiến thắng quyết định. Quân Việt vẫn ngoan cường chống cự,

Phần cánh của góc Tây Nam, Charner tập trung 4 khối quân hơn 400 người, tấn công trong một diện hẹp chỉ 200m sau khi trả giá đắt đã đánh thủng phòng tuyến vòng ngoài của quân Việt,

Trần Trung liền mang theo toàn bộ lực lượng dự bị, bao gồm cả anh nuôi(đầu bếp) và cảnh vệ của mình, thậm chí là cả dân quân, gào thét phản công, cuối cùng đã đánh bật quân Pháp, hàn gắn lại chiến tuyến.

Xế chiều, Charner ra lệnh quân đội lui lại, tiếng hoan hô của quân Việt trấn động cả chiến trường, họ thắng rồi, họ đã đánh bại quân Pháp, binh sĩ gào hét để giải tỏa áp lực, bức bối của mình.

Thế nhưng tiếng hoan hô của họ chưa được bao lâu thì quân Pháp bắt đầu bắn pháo, hằng hà sa số viên đạn rơi xuống chiến tuyến nổ tung hất văng cả người sống và người chết bay lên trời. Trận pháo kích lần này gây thương vong khủng khiếp cho quân Việt, vì đang hoan hô, tưởng rằng đã chiến thắng cho nên khi gặp pháo kích đột nhiên, không ít người không tìm được chỗ trốn mà bị pháo sống sờ sờ oanh chết. chiến trường lại một lần nữa khói nửa mịt mù,

Trận pháo kích không dài, chỉ khoảng 15 phút, thế nhưng gây thiệt hại vô cùng to lớn cho quân Việt, nhìn toàn bộ tuyến phòng thủ đã tan hoang, Trần Trung cắn răng ra lệnh rút lui về tuyến sau, khi đi còn không quên mang theo xác chết của những đồng đội của mình.

Sau pháo kích, Charner vốn còn muốn mở một cuộc phản công tiếp truy kích quân Việt, thế nhưng nhìn tình trạng thương vong và kiệt sức của quân Pháp khiến Charner đành phải dừng lại,

Quân Pháp tiến vào chiếm giữ tuyến phòng thủ lớp một của quân Việt, trận đánh lắng lại với mỗi bên chiếm giữ diện tích tương đương một nửa của đại đồn.

Trận thảm chiến này không bên nào thắng trận, cả hai bên đều chịu mức độ thương vong cực lớn, đạt mức không thể chịu đựng nổi.

Quân Pháp cả chết trận và bị thương lên đến hơn 900 người. những người hay đọc về chiến tranh thế giới thường hay nghe đến con số thương vong vài vạn đến vài chục vạn người, thậm chí hàng triệu người.

Thế nhưng trong bối cảnh hiện tại, thương vong như vậy đối với quốc gia phương tây đối với một cuộc chiến phương đông là quá sức tưởng tượng, nên nhớ trong cuộc chiến tranh nha phiến lần 2 đánh dấu sự sụp đổ của nhà nước Mãn Thanh phía bắc, tổng thiệt hại của quân Pháp cũng chỉ khoảng 700-800 người,

900 thương vong bằng một phần sáu tổng số quân Pháp có mặt lúc đó tại Đại Nam, và bằng một phần tư tổng số quân Pháp được huy động cho trận đánh, bất kể các quân chúng. Trận đánh này hầu như đã làm suy kiệt hoàn toàn quân Pháp, mà mục tiêu của quân Pháp không hề đạt được, không thể tiêu diệt được chủ lực quân Việt hay chiếm lại được đại đồn Chí Hòa. Mà chỉ chiếm được một nửa đại đồn.

Người Pháp coi như đã thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến này, nếu như sau này không có những nhân tố khác, lúc này Charner đã nghĩ đến các điều khoản hiệp ước có thể kí kết với triều đình nhà Nguyễn, nhằm có thể rút quân ra khỏi vũng bùn cuộc chiến khốn khiếp này.

Về phía quân Việt do Trần Trung chỉ huy, thương vong thậm chí còn nhiều đến mức đáng sợ, có ít nhất 1400 người đã nằm xuống, khoảng hơn 300 người thương vong các mức từ nặng đến nhẹ, đội quân SS tử thương thảm trọng, khi rút về tuyến phòng thủ thứ 2 chỉ còn không đến 200 người, tân binh và dân quân chết hầu như không còn.

Thương vong mặc dù cực lớn, thế nhưng trận Đại Đồn Chí Hòa Lần 2 này được coi là một trận đánh xoay chuyển cục diện chiến trường. Người Pháp từ bên đạt ưu thế vượt trội đã bắt đầu suy yếu, mặc dù sau này có người Hoa ủng hộ, mà mở thêm một cuộc tiến công tổng lực khác ác liệt hơn, thế nhưng trận chiến này đã đặt dấu chấm hết cho toàn bộ mưu tính của người Pháp