Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt

Chương 76: Không Được Lùi Dù Chỉ Bước




Đối lập với Pháp là quân đội bên phía người Việt, lực lượng lúc này ước chừng khoảng hơn 4 vạn người, thế nhưng lực lượng quân sự này lại vô cùng phân tán, hoạt động riêng rẽ và không có sự thống nhất. Trang bị và huấn luyện không đồng nhất hay nói các khác là mức độ chênh lệnh khá lớn.

Trong đó có khoảng hơn 2 vạn dân binh và học sinh quân được chiêu mộ và huấn luyện bởi các quan tuyên giáo, lực lượng này có mâu thuẫn với Trần Trung thuộc đại đồn Chí Hòa cho nên không hoạt động cùng với nơi đây, có chăng chỉ là phối hợp. Đội quân này tuy đông, huấn luyện tương đối có cách, nhưng trang bị không được coi là đáng nói, hầu hết vẫn là vũ khí lạnh, một số ít súng hỏa mai cũ thu được, nhưng số lượng quá ít ỏi, phần lớn là gươm giáo, và một số lựu đạn tự chế theo mô hình Vệ Quốc Quân, đội quân này tuy trang bị không ra gì, thế nhưng tinh thần chiến đấu cao, và tác chiến theo các chiến thuật tiên tiến của Hồng Đĩnh, cho nên đã giành được những thành tích đáng nể, Lực lượng này chính là đội quân đang nắm giữ các cơ sở địa phương của hầu hết lục tỉnh Nam kì. Tuy vậy, bởi vì quá phân tán ở khắp các nơi, cho nên tuy đông như vậy nhưng không hề tụ lại được thành một khối sức mạnh thống nhất. Hiện tại lực lượng này ngoại trừ đóng giữ ở các địa phương và bài trừ người Hoa, quả thật có rất ít đóng góp cho cuộc chiến. Hay nói các khác là bọn họ đang đợi lời kêu gọi về chiến đấu của Hồng Đĩnh.

Bên cạnh đó là khoảng hơn 5000 quân đóng giữ ở đại đồn chí Hòa cho Trần Trung chỉ huy, đây là lực lượng mạnh nhất, tinh nhuệ nhất toàn miền Nam, làm nhiệm vụ chính trong các cuộc giao tranh và kìm chân các lực lượng Pháp ở Gia Định.

Phía Bắc là nơi đóng quân của quân triều đình cũ, vẫn do Tôn Thất Hiệp chỉ huy, gồm tàn quân triều đình từ các nơi đổ về, nơi đây có ước chừng 1 vạn người, tuy quân Việt nơi đây tương đối đông, thế nhưng tinh thần chiến đấu kém, và vũ khí trang bị cũng như sức chiến đấu vô cùng thấp.

Ngoài ra trên toàn miền Nam các cơ sở quân đội của triều đình vẫn còn ở các tỉnh, lực lượng này ước chừng không dưới 5000 người và phân tán ở khắp các huyện thành, nhiều nhất là ở Mĩ Tho với 2000 quân chính quy.

Chiến Dịch tấn công của người Pháp bắt đầu.

7h sáng ngày 18 tháng 7 năm 1861 quân Pháp trên toàn tuyến chiến trường đồng loạt khởi xưởng phản công.

Đại bác từ các chiến hạm, phòng tuyến của Pháp đồng loạt nổ vang, khạc ra cơn bão lửa về phía quân Việt. Đây được người Pháp coi là cuộc đại chiến ở Viễn Đông, quy mô và mức độ ác liệt của nó thậm chí còn vượt qua cuộc chiến tranh nha phiến lần 2 của Liên Quân Tám nước đánh Trung Quốc.

Từ mặt trận trung tâm, 7000 quân tinh nhuệ cho Charner chỉ huy dưới sự yểm hộ mạnh mẽ của pháo binh Pháp bắt đầu tiến lên về phía đại đồn Chí Hòa, nơi quyết định thành bại, tương lai, và số phận của muôn người.

Trung đoàn bộ binh 1,2 của Pháp tiến lên ở phía trung tâm, Trung Đoàn thuộc địa người Hoa tiến công ở phía cánh phải, Trung đoàn hỗn hợp Tây Ban Nha và lính đánh thuê Tây Dương tiến công ở phía cánh trái.

Pháo binh và hậu quân Pháp đi ở phía sau, liên tục gầm thét về phía đại đồn.

Tiếng còi khẩn trương và bén nhọn chói tai vang lên, Quân Pháp cuồng nhiệt vùi đầu vào một cuộc đại phản công, Người Pháp muốn dùng máu của mình để rửa sạch những uất ức trong khoảng thời gian qua phải chịu đựng trên mảnh đất này, tâm lí báo thù của tất cả các thành phần binh lính dâng cao hơn bao giờ hết.

Kì Hòa đại chiến lại một lần nữa được nhóm lửa.

Bên kia chiến tuyến là quân Việt do Trần Trung chỉ huy, Quân Việt không hề bị bất ngờ mà đã vô cùng sẵn sàng cho cuộc đại chiến biết trước sẽ phải diễn ra.

Binh sĩ hiện tại hầu hết đều là lão binh đã trải qua chiến trận. Mỗi người đều bình tĩnh nằm im trong nơi chú ẩn tránh pháo, ánh mắt kiên định, thậm chí có phần lạnh nhạt nhìn đại bác gầm thét ở xung quanh, lác đác có người bị đạn pháo bắn trúng và chôn vùi trong hầm trú ẩn, thế nhưng ngoại trừ một bộ phận làm công tác cứu thương thì mọi người đều tập trung tinh thần chờ đợi đại chiến sắp tới, kiểm tra vũ khí, tháo mở gói bọc dây lựu đạn, mọi thứ đều đã sẵn sàng.

Quân Việt hiện tại đã biến Đại Đồn thành một cái tập đoàn cứ điểm vô cùng hùng mạnh, với các đường hào liên miên lớp lớp như mạng nhện, lấp ló những ụ đất là những ụ hỏa lực ống phóng phản lực, bởi vì lượng viện trợ từ miền Bắc vào không phải rất nhiều, cho nên Trần trung quyết định tách rời những ống phóng loạt ra thành những ống phóng riêng lẻ, trú trong những boogke được gia cố chắc chắn nhiều lớp nhằm tránh pháo, điều này tuy làm suy giảm sức mạnh của hỏa tiễn phóng loạt thế nhưng lại tăng độ chính sác và chi viện cho bộ binh ở cấp độ cục bộ vô cùng hiệu quả, giống như súng DKZ của quân giải phóng sau này, đại đồn hiện nay có sự kết hợp của hỏa lực bộ binh, hỏa lực pháo binh ở mức độ vô cùng tinh xảo, các cụm trú quân của cảm tử quân tiên phong đánh giáp lá cà cũng được gia cố chắc chắn, Trần Trung tin rằng, mỗi một bước đi của người Pháp dẫm trên đất Chí Hòa chắc chắn sẽ phải đổi lấy bằng vô số máu tươi.

Khắp nơi, đầy khắp đều là quân Pháp tấn công, binh sĩ bước đi trên những vùng đất ẩm ướt của Gia Định mùa mưa. Pháo binh Pháp chi viện tối đa, thế nhưng bởi cơn mưa đêm qua khiến tuyến đường hành quân của Pháp trở lên lầy lội, binh sĩ cố gắng dẫm lên mảnh đất mà trước đây vốn là những ruộng lúa tiến về phía đại đồn.

Quân Pháp tiến tới tầm bắn của các ụ pháo phản lực, lập tức từng cột khói xám bốc lên nhắm thẳng vào các khối đội hình nghiêm chỉnh của quân Pháp.

Ríu Ríu ... Uỳnh Uỳnh Uỳnh, những tiếng nổ chấn động thiên không vang lên, đội hình nghiêm cẩn của Pháp bỗng nhiên chấn động, những quả tên lửa rơi trúng đội hình Pháp lập tức thổi bay binh sĩ lên trời và hất văng ra xa hàng mét, đội hình nghiêm cẩn, niềm tự hào của binh sĩ Pháp gặp chấn động vô cùng to lớn.

Thấy tình cảnh đó, Charner khản giọng gào thét ra lênh.

- Tản ra, tản ra nhanh lên, tiến lên giết bọn chúng.

Cùng với mệnh lệnh của Charner là hỏa lực của quân Pháp vô thiên cái địa đổ ập xuống phía quân Việt nhằm gìm chân quân Việt xuống, binh sĩ Pháp ào ào tiến lên, bất chấp thương vong.

100m rất nhanh liền đến, quân Pháp không hề dừng lại lập đội hình đối bắn như sách giáo khoa huấn luyện mà tiến sát hơn vừa đi vừa bắn, người trước bắn xong liền chững lại nạp đạn, để người sau tiến lên bắn, hỏa lực quân Pháp ầm ĩ, đạn bay múa vèo vèo, găm vào từng ụ đất, bay sượt qua đỉnh đầu. Đây chính là sự tài năng của Charner, ông ta không hề dựa vào khuôn mẫu giáo điều, mà luôn luôn biến chuyển theo tình hình thực tế.

Quân Pháp tản ra theo từng cụm đội hình xung phong, liên tục bắn giết.

Ở phía bên kia, có sự yểm trợ của công sự và chiến hào, quân Việt dễ dàng giảm bớt được thương vong do hỏa lực của địch.

súng hỏa mai ầm ĩ nổ vang bắt đầu đối bắn với Pháp. Từng hàng quân Pháp ngã xuống, lại từng hàng tiến lên, quân Pháp đạp lên xác đồng bọn tiến sát đại đồn chuẩn bị đánh giáp lá cà.

Cận chiến đâm lê, một trong những niềm kiêu hãnh của quân Pháp chuẩn bị đối mặt với khí chất thiết huyết của quân Việt.

Khi hai bên ở khoảng cách không đầy 20m, hằng hà sa số lựu đạn từ 2 bên được ném ra tiếng nổ vang lên khắp nơi như ngô rang. Mảnh văng bay múa cùng với tiếng tử thần đòi mạng.

Quân Việt có lợi thế về công sự cho nên có thể giảm bớt đến mức tối thiểu của thương vong do hỏa lực địch, ngược lại quân Pháp lại bắt buộc phải phơi mình ra giữa nàn đạn quân Việt, nhưng mức độ máu tanh của cuộc chiến cũng chỉ vừa mới bắt đầu.

Quân Pháp với lợi thế cục bộ của bên tấn công, có thể điều số lượng binh sĩ áp đảo về một hướng, đã dễ dàng tràn ngập trận địa của quân Việt vốn dĩ quân Pháp nhiều gấp 1,4 lần quân Việt cho nên phía Pháp vẫn là hoàn toàn áp đảo. Cứ việc súng hỏa mai của quân Việt liên tục nổ, viên đạn không ngừng bay múa cướp đi binh lính Pháp sinh mệnh, nhưng nơi đây phòng tuyến vòng ngoài quân Pháp đã dần dần nắm vững được tình thế, các cuộc đánh giáp lá cà khốc liệt đến cũng nhanh mà đi cũng nhanh, ngã xuống đầy các chiến hào là xác binh sĩ của cả 2 bên.

Nơi đây bắt đầu một cuộc chiến không khoan nhượng, không có tù binh, quân Việt dù bị áp đảo tất cả, thế nhưng vẫn kiên cường chiến đấu, người bị thương không thể chiến đấu chẳng ngại ngần châm lựu đạn đồng quy vô tận với kẻ địch.

Tất cả những điều này đó là bởi vì bức chỉ dụ quân lệnh thứ 1 của Hồng Đĩnh gửi vào Nam.

Bức quân lệnh rất ngắn nhưng vô cùng máu tanh, với lời lẽ đanh thép.

" Hỡi anh em binh sĩ, ta là Trấn Nam Vương, người Nắm giữ toàn Miền Nam, lấy danh nghĩa của đức cha Lạc Long Quân và đức mẹ Âu Cơ, ta ra lệnh cho toàn thể anh em binh sĩ chiến đấu tới giọt máu cuối cùng, mệnh lệnh không được lùi dù chỉ một bước, phía sau các anh em chính là nhà, là gia đình, là mồ mả tổ tiên là quê hương là tổ quốc, là mảnh đất đã nuôi dưỡng lên chúng ta, chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không để một tấc đất rơi vào tay quân thù.

Bất cứ hành động rút lui nào mà không được chỉ cao nhất cho phép đều được coi là tội đảo ngũ, bất kì một người Việt nào cũng đều phỉ nhổ. Dùng máu giữ bằng được từng tấc đất của non sông. Đặt những kẻ bán nước ngoài vòng pháp luật và ngoài vòng bảo hộ nhân đạo. Ngay khi chúng hợp tức với giặc chính là lúc chúng đã quay lưng với tổ quốc, những kẻ đó bất cứ ai cũng có thể tru diệt, và dùng mọi cách để tru diệt, toàn bộ dân tộc cùng chung sức đồng lòng chiến đấu chống quân cướp nước và bè lũ bán nước. "

Mệnh lệnh máu tanh này Hồng Đĩnh đưa ra cũng là hoàn toàn bất đắc dĩ.

Nếu như không dùng những hành động kiên quyết để thể hiện lập trường chiến đấu không khoan nhượng đối với giặc ngoại xâm, thì trong tình cảnh hiện tại sẽ rất dễ dàng dẫn đến tan rã và vỡ vụn mặt trận trên toàn miền Nam.