Trong Phủ đô đốc của Charner, hiện tại đã là 3 ngày kể từ khi thất bại của trận Định Tường. Thất bại Định Tường đã xóa đi chút hy vọng mong manh cuối cùng của Charner trong việc chiến thắng được dân tộc này.
Thực ra thì, trong kế hoạch tổng tiến công ban đầu của mình, Charner cũng không chắc toàn thắng đc quân Việt, nhất là khi trong khoảng thời gian luyện binh, liên tục tấn công đồn Chí Hòa, Charner biết rằng rất khó để có thể khuất phục được một dân tộc kiên cường bất khuất như dân tộc này.
Thế nhưng vs sự giúp sức đắc lực của người Hoa, và sự chia rẽ của nội bộ quân Việt, đã mặc nhiên trao vào tay cho Charner rất nhiều thẻ đánh bạc.
Như một con nghiện cờ bạc, chỉ chấp nhận chịu thua khi đã ném đi toàn bộ thẻ bạc. Charner điên cuồng mở một cuộc phiêu lưu khổng lồ.
Kế hoạch của Pháp là mở một cuộc tổng tiến công tổng lực trên chiến trường, nhằm xoay chuyển cục diện, trước khi đại quân tiếp viện của Hồng Đĩnh vào đến miền Nam. Nhằm có thêm lợi thế trên bàn đàm phán, giành được nhiều lợi ích hơn trong cuộc chiến.
Kế hoạch của Pháp rất tốt, sự chuẩn bị của Pháp cũng rất đầy đủ, thế nhưng có một điều mà người Pháp đã tính sai, đó chính là ý chí chiến đấu kiên cường của nhân dân miền Nam.
Ở đại đồn Chí Hòa, mặc dù đã tập trung hầu hết lực lượng Viễn chinh Pháp tinh nhuệ, liên tục mở các cuộc tấn công quy mô, gây thiệt hại lớn cho đội quân phòng thủ nơi đây, Đại đồn Chí Hòa đã bị quân Pháp chiếm giữ một nửa, bị bao vây, và cắt đứt tiếp tế, và phải hứng chịu thương vong khổng lồ, thế nhưng quân Việt nơi đây vẫn không chịu đầu hàng, Quân Pháp bị xa lầy trong cuộc chiến Chí Hòa, binh sĩ đánh qua đánh lại trong đống gạch vụn ở Chí Hòa mà không thể giành được một chiến thắng chung quộc.
Ở phía Nam, nơi mà Charner kì vọng vào một chiến thắng chóng vánh, chiếm giữ Mỹ Tho, nơi đây chính là thủ phủ của tỉnh Định Tường, chiếm Mỹ Tho, đồng nghĩa với việc cắt đứt mối liên hệ giữa của lực lượng kháng chiến ba tỉnh miền Tây và ba tỉnh Miền Đông. Chiếm được căn cứ bàn đạp quan trọng này, Hải Quân Pháp sẽ có thể phong tỏa sông Tiền, chặn được viện binh ba tỉnh miền Tây lên ứng cứu cho Chí Hòa, thế nhưng kế hoạch đó đã hoàn toàn phá sản.
Kế hoạch thất bại trong gang tấc. Đây là điều mà Charner đã nói với các tùy viên quân sự của mình.
Thực tế trong cuộc chiến Mỹ Tho, ngay cả khi chịu thương vong lớn của trận dạ tập hôm trước, ngày hôm sau, Quilio vẫn còn tiểu đoàn hải quân đánh bộ còn khá sung sức, được tung vào trận thời điểm này, Quân Pháp đã gần như trở lên áp đảo, bên phía đồ Trường đã hoàn toàn kiệt sức, thương vong lớn. Trước đà tấn công ác liệt của quân Pháp, Hồng Vệ Binh chỉ còn mấy trăm người lui giữ đoạn tường thành và phủ đốc binh phía tây. Khi tất cả binh sĩ và quan quân đã cùng nhau quyết tâm tử chiến với giặc, thì viện quân đến.
Hồng Vệ Binh từ khắp các hướng, ngoại trừ phía Nam, đồng loạt tấn công vào thành Mỹ Tho. Ước chừng trong ngày hôm ấy, có hơn 2000 viện quân từ các phủ xung quanh tiếp viện đến nơi, Quân Pháp hoàn toàn bị động, bị đánh từ khắp các hướng trong thành. Tạo thời cơ cho nhóm tàn quân của Đồ Trường được thở dốc.
Tuy nhiên, sự phối hợp của các cánh quân này vô cùng lỏng lẻo, lấy biên chế vài trăm người một đội, do một quan tuyên giáo chỉ huy, tấn công thiếu sự chỉ huy thống nhất, sức chiến đấu đã giảm đi rất nhiều, mặc dù gan dạ, dũng cảm, liều mạng, nhưng quân Pháp tinh nhuệ, dưới sự chỉ huy của lão cáo già Quilio đã rất nhanh ổn định lại được tình thế. Kích phá từng phần nghĩa quân.
Khi mà người Pháp cho là mình lại sắp sửa giành được một chiến thắng nữa tại trận đánh này. Thì các lực lượng này bắt đầu ngưng tấn công, lui về tổ chức lại dưới sự chỉ huy của đồ Trường.
Tất cả các quan tuyên giáo khi nghe thành tích chiến đấu của đồ Trường liền vô cùng súc động, tất cả đều tâm phục khẩu phục chịu đứng dưới sự chỉ huy của Đồ Trường.
Có thêm 2000 quân Đồ Trường chẳng mấy chốc đã tổ chức lại binh lực, liên tiếp tung ra những đòn tất công sắc bén vào hai bên sườn trùy hình trận của giặc Pháp.
Phải nói thêm, đội hình tấn công của Pháp được người Hoa gọi là trùy hình trận, với đặc điểm là đầu ngắn đuôi dài, phía đầu là các khối quân tinh nhuệ đột kích, phía sau là đội quân đảm bảo hậu cần. Vì thành Mỹ Tho quá rộng lớn, bỏ thêm 3-4 vạn người vào đây hỗn chiến cũng không là gì cả, cho nên mấy ngàn quân Pháp chỉ có thể lựa chọn chiến thuật tấn công thọc sâu như vậy, tấn công từ phía Nam đánh thốc lên phía Bắc.
Gặp quỷ, quân Pháp bị tấn công vào bên sườn như mèo dẫm phải đuôi, vội vàng chia quân ra ngăn cản, khổ nỗi, quân Việt hễ gặp quân Pháp phản công là rút lui, khi quân giặc truy kích xa đội hình chính, thì liền bị quân ta tập trung bao vây tiêu diệt, dần dần, quân Pháp bị bao vây trong chính thành Mỹ Tho, nơi mà chúng vất vả mới chiếm được. Đường tiếp tế bị tập kích. Cùng với đó, viện binh của quân Việt đang không ngừng từ khắp nơi đổ về, chỉ trong một ngày đêm sau đó, quân Việt trong đồn dưới sự chỉ huy của đồ Trường, đã tập trung được một lực lượng lên đến mấy ngàn người.
Tuy rằng trong đội ngũ quân Việt, thương vong lớn khủng khiếp đã giết chết một lượng lớn binh sĩ, thế nhưng những binh lính và sĩ quan còn sống sót đều là người từ trong đống xác chết bò ra, dưới sự chỉ huy của họ, Hồng Vệ Binh như trưởng thành sau mỗi trận đánh, cũng vẫn là các cuộc tấn công liều mạng, biển người, nhưng phần sắc bén thì không thể cản nổi.
Nhận thấy thất bại là không thể tránh khỏi, Quilio quyết đoán ra lệnh rút quân, tuy nhiên, đồ Trường không hề để cho Quilio và cụm quân phương Nam dễ dàng rút chạy như thế. Quân Pháp liên tục bị tập kích, quấy rối. Sau khi người lính cuối cùng rút hết lên thuyền, Quilio choáng váng, bởi vì số người còn sống sót chỉ không đầy một phần ba trên tổng số binh lực.
Cuối cùng, người Pháp đành ngậm ngùi lui về thủ đồn Tứ Quy, tuy nhiên vẫn gặp tập kích không ngừng, cuối cùng đành rút chạy về vị trí xuất phát tấn công.
Đến đây, trận Định Tường đã kết thúc, với chiến thắng thuộc về phía quân Việt. Tuy rằng phải trả một cái giá vô cùng đắt, thế nhưng đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch của người Pháp.
Phủ đô đốc, Tổng hành dinh quân viễn chinh Pháp lúc này.
Đứng trước sa bàn lúc này chỉ có Đô Đốc Charner và Đô Đốc L. Bonard chỉ huy cụm quân phía Bắc.
Trong kế hoạch ban đầu của Pháp, cả ba cụm quân sẽ đồng thời tấn công trên cả ba mặt trận. Tuy nhiên thực tế thì cụm quân phía bắc liên tục bị trì hoãn thời gian tấn công, do chuẩn bị chưa đủ. Và sự khó khăn trong công tác chinh sát bởi gặp sự quấy rối của quân Việt.
Cuối cùng, kế hoạch được thay đổi rằng:
- Sau khi cụm quân trung tâm đánh chiếm được Chí Hòa, sẽ điều quân đánh thốc lên phía Tây Bắc Biên Hòa.
- Cụm quân phương Nam sau khi đánh chiếm được Mỹ Tho, sẽ kéo một phần lực lượng hải quân về để tăng cường cho cụm quân phía Bắc. Cụm quân phía bắc sẽ trở thành đòn tấn công quyết định.
- Sau khi chiếm được Biên Hòa, sẽ lập một phòng tuyến vững chắc, đảm bảo đầu cầu phòng thủ cho tuyến phòng thủ dọc sông Đồng Nai. Khiến thế trận trở lên bế tắc, chờ đợi mùa khô tới, khi đó quân Pháp sẽ có khả năng tăng thêm viện binh. Hoặc là quyết định đánh lâu dài, hoặc là đàm phán rút quân khỏi miền Nam trong danh dự.
- Tất cả những điều trên nhằm một mục đích, đó chính là giành được lợi thế lớn nhất trên bàn đàm phán, bắt buộc vị vua mới của phương Nam sẽ phải chịu kí hòa ước nhượng bộ, và giành được nhiều quyền lợi hơn cho người Pháp.
Đây là một kế hoạch hoàn toàn dựa theo tình hình thực tế, mà không phải mù quáng, bởi quân Việt hiện tại dĩ nhiên không phải quân Việt trong lịch sử, sau nhiều trận đánh đẫm máu với quân Việt ở Chí Hòa, người Pháp đã nhận ra điều đó, kế hoạch này đoạn đầu đã được phổ biến với cả các chỉ huy người Hoa, cùng với gia chủ các gia tộc lớn người Hoa, tuy nhiên phần kí hòa ước thì người Pháp vẫn giấu giếm, không cho người Hoa biết, mục đích vẫn là có thể bán lại đám người Hoa này cho Hồng Đĩnh lấy một cái giá tốt.
Tất nhiên người Hoa cũng có những toan tính riêng, tuy nhiên ta sẽ đề cập đến vấn đề này ở phía sau.
Kế hoạch của người Pháp rất hay, thế nhưng nó không theo kịp diễn biến cuộc chiến, và không thể đánh giá hết sức mạnh ý chí chiến đấu của dân tộc Việt.
Cuối cùng người Pháp buộc phải suy tính lại kế hoạch của mình.
Trên sa bàn, so sánh tương quan lực lượng đôi bên, Charner rất thất vọng lắc đầu nói với đô đốc L. Bonard.
- L. Bonard thân yêu, ngài có kế sách gì để giải quyết khó khăn của quân ta hiện giờ.
L. Bonard trầm ngâm lắc đầu.
- Rất khó để có thể giành được chiến thắng trong chiến dịch tấn công lần này, thế nhưng chúng ta vẫn còn cơ hội để xoay chuyển tình thế. Một cơ hội cuối cùng. Trong một trận đánh mang tính quyết định.
Nói rồi L. Bonard cầm lấy cây thước chỉ trên sa bàn.
- Phía trung đoàn Viễn Chinh số I sau khi thương vong lớn ở Chí Hòa, đã được rút lui về Gia Định, tuy rằng thương vong rất lớn, nhưng vẫn còn một nửa binh sĩ, sức chiến đấu vẫn còn rất khá.
- Cụm Quân phía Nam sau khi rút lui về vị trí xuất phát, đã có thể co bớt lại tuyến phòng thủ. Để lại một ngàn binh sĩ kết hợp với Hải quân, chúng ta lại có ưu thế làm chủ trên sông và trên biển, có thể sẽ đảm đương, kìm chân lực lượng địch ở ba tỉnh miền Tây không cho chúng bắc tiến.
- Ở cụm quân Trung tâm, ngoại trừ để lại hai trung đoàn Âu phi tinh nhuệ duy trì thế công với đại đồn Chí Hòa, chúng ta chỉ cần duy trì thêm 2000 binh sĩ người Hoa làm nhiệm vụ phòng thủ bên sườn.
- Sau khi bố trí lại, chúng ta sẽ có dư ra ít nhất là 7000 binh sĩ, thuộc 3 trung đoàn chủ lực và 8 tiểu đoàn bộ binh người Hoa,
- Cùng với đó là hai phần ba trên tổng số chiến hạm.
- Với lực lượng áp đảo như vậy, tin rằng, chúng ta có thể dễ dàng giành được chiến thắng đối với kẻ thù cũ, là đội quân bạc nhược của triều đình.
L. Bonard thu thước về tổng kết lại.
- Chiếm thành Biên Hòa không hề khó, chiếm được nơi đây, sẽ dễ dàng kiểm soát tất cả các thông lộ từ Miền Trung tới Gia Định.
- Giữ được Biên Hòa, đồng nghĩa với bảo vệ được con chiến hào tự nhiên là sông Đồng Nai rộng lớn.
- Tóm lại, chiếm và giữ được Biên Hòa, đồng nghĩa với giữ được Gia Định, chúng ta sẽ cắt tời lục tỉnh Nam Kì ra khỏi tổng thế chiến lược của triều đình Huế.
- Làm được hết những điều này, thì dù vị vua mới của miền Nam có tới, sẽ vất vả đánh chiếm hệ thống phòng thủ của chúng ta.
Khi đó, lợi thế trên bàn đám phán của ta sẽ rất lớn, buộc vị vua của người Việt phải kí những điều ước có lợi cho ta.
Trong kế hoạch này, L. Bonard không hề nhắc đến người Hoa, cả hai nhân vật cấp cao nhất đều mặc định người Hoa chính là một con tốt thí. Sẵn sàng bán nếu được giá tốt.
Nghe đến đây, mặc dù khá ưng ý, nhưng Charner vẫn ngập ngừng và không hề muốn toàn bộ kế hoạch này được thực thi.
Nói sao, tổng chỉ huy quân Pháp vẫn là Charner, nếu áp dụng toàn bộ kế hoạch này thì uy tín của Charner sẽ bị giảm sút nghiêm trọng trong chính trường người Pháp lúc này.
Mâu thuẫn của hai vị chỉ huy cấp cao này đã bắt nguồn từ ngay khi L. Bonard đến miền Nam.
Vốn dĩ trong lịch sử, Charner sau nhiều thất bại thảm hại, đã bị cách chức và triệu hồi về Pháp, thế nhưng ở thời không này, do có công lôi kéo được người Hoa, làm tăng sức mạnh quân Pháp ở vùng Viễn Đông, cho nên Charner vẫn còn giữ được chức đô đốc tổng chỉ huy, ngược lại L. Bonard chỉ đảm đương chức phó đô đốc.
L. Bonard thì cực kì khinh thường vị tướng già Charner này. Trong suy nghĩ của L. Bonard vị tướng già như Charner nên về quê trông cháu đi là vừa, tính cách vừa cổ hủ, lại thiển cận như Charner quả thật là không xứng đáng đảm đương chức vị Tổng Chỉ huy này.
Thật vậy, L. Bonard luôn không coi trọng kế hoạch tổng tiến công của Charner và ngay từ đầu đã chống đối kế hoạch này.
Thậm chí trong lòng L. Bonard còn suy nghĩ, kẻ thù của người Pháp và đồng minh của quân Việt không phải ai khác mà chính là Charner. L. Bonard vẫn cho rằng kế hoạch tống tiến công của Charner là một nước cờ ngu xuẩn, ngạo mạn.
Kế hoạch mà L. Bonard ban đầu đưa ra khi tham mưu cho Charner là:
- Tập trung toàn bộ lực lượng, dựa vào ưu thế tuyệt đối về quân số, vũ khí, trang bị huấn luyện, đè bẹp quân Việt ở từng cụm kháng chiến.
- Không cần phải quan tâm ở hướng nào, bởi bất cứ hướng nào cũng được. Một vạn quân Pháp và đồng minh, có thể nghiền nát quân Việt bạc nhược ở Mỹ Tho, hoặc Biên Hòa trong thời gian uống ly cà phê.
Đại đồn Chí Hòa cứng rắn hơn đi chăng nữa, thế nhưng đối mặt với sức mạnh áp đảo, bị tấn công từ mọi hướng tin rằng cũng sẽ không thủ được đến bây giờ, và càng chần chừ tấn công muộn quân Việt lại càng có thêm nhiều thời gian chuẩn bị, gia cố thêm công sự phòng thủ.
Thế nhưng sự ngạo mạn của Charner cho rằng có thể tấn công trên cả ba mặt trận và giành chiến thắng, để rồi không hề có một chiến thắng nào như mong đợi. Giờ đây, khi gặp sự kháng cự quyết liệt của quân Việt, người Pháp ngoại trừ có thêm mấy ngàn thương vong, hoàn toàn không có làm được bất cứ ý đồ gì.
Cuối cùng, sau một đêm thảo luận, Charner cứng rắn cắt xén của Cụm quân phía Bắc hơn một ngàn quân, nhằm duy trì thế công đối với đại đồn Chí Hòa. Để bồi thường lại, Charner tăng cường cho L. Bonard sáu chiến hạm, mười ba tiểu hạm và hơn trăm thuyền nhỏ của Cụm quân phương Nam lên hỗ trợ Cụm quân phương Bắc.
Tuy rằng bị cắt xén, thế nhưng sức mạnh của Cụm quân phương Bắc không hề bị giảm nhiều, lực lượng chính vẫn tương đương gần 6000 quân tinh nhuệ, và 2000 dân phu, 70% đại bác, và 50% thuyền bè của toàn bộ quân Pháp được tập trung lại, và chuyển hết cho cụm quân phía Bắc,
Trong đó có cả những khẩu đại bác nhiều nòng Puckle mới được chuyển từ Pháp sang, những khẩu súng nhiều nòng hiện đại này, đã góp phần rất lớn, trong việc giúp đỡ người Pháp trụ nổi trước các cuộc tấn công sắc bén của Hồng Đĩnh.
Và cuối cùng, cả hai cùng chĩa đầu mâu về phía người Hoa, mệnh lệnh được đưa ra là bắt thêm 5000 suất lính người Hoa nữa, nhằm tăng cường phòng thủ, và để làm bia thịt trong các cuộc tấn công sắp tới, cùng với đó là 50 vạn lạng bạc thuế phí, và tiền hiếu kính sẽ phải nộp đủ trong tháng này, nhằm bù đắp cho những thiệt hại của người Pháp.
Kế hoạch hẹn sau một tuần nữa tức là trung tuần tháng bảy, khi ngớt mưa và nước sông Đồng Nai lên cao thuận lợi cho cuộc tấn công của người Pháp, sẽ bắt đầu mở cuộc tấn công lên Biên Hòa.
Cùng thời gian, trong gian mật thất bên dưới từ đường nhà họ Lí.
Dòng họ lớn nhất và cầm đầu các gia tộc người Hoa cũng đang nổi lên kế hoạch bàn luận sôi nổi.
Trên thực tế, người Hoa vốn dĩ cùng không hề thống nhất thành một khối. Tuy rằng có rất nhiều nhóm khác nhau, thế nhưng để dễ phân biệt có thể chia người Hoa thành hai chóm chính.
Một nhóm gọi là Minh Hương gồm những người Minh đã di cư sang nước ta từ dưới thời chúa Nguyễn, nhóm này bởi vì đã di cư sang nước ta từ lâu, bị Việt hóa dần dần có tình cảm sâu sắc đối với mảnh đất này. Thực tế thì người Minh Hương hợp tác với Pháp và đánh phá người Việt không phải rất mạnh, họ đầu quân sang phía Pháp cũng là hoàn cảnh bất đắc dĩ.
Bọn họ tuy rằng căn cơ kinh tế thâm hậu, tuy nhiên sức mạnh quân sự lại rất yếu kém, trong hoàn cảnh bị người Việt ghét bỏ, nếu như không gia nhập sẽ bị tiêu diệt.
Nhóm còn lại chính là người Thanh Hương, để chỉ đám người Tàu di cư sang nước ta dưới thời nhà Thanh.
Đám này tuy chiếm số lượng không lớn, tuy nhiên vô cùng tráo trở, khi thấy quân Việt thất thế, liền thừa cơ gia nhập vào phía quân Pháp, đàn áp các thế lực xung quanh, dựa hơi người Pháp bóc lột chính người Hoa, nhờ đó đám tay sai cho Pháp này quả thật đã kiếm đầy bồn đầy bát.
Bỏ qua vấn đề tự nguyện gia nhập quân Pháp hay là bị buộc gia nhập quân Pháp, thì hiện tại cả hai bên đều thấy rõ sự thất thế của người Pháp, sức mạnh mới của quân Việt đang tăng lên rõ rệt từng ngày, ngược lại Quân Pháp lại đang suy yếu một cách rõ rệt.
Tuy rằng tranh luận rất hăng, nhưng vì đều biết