Tay Bắn Tỉa Ở Sarajevo

Chương 1




Tháng nào đó năm nào đó trên bán đảo nọ.

Nhắc tới Sarajevo, có lẽ rất nhiều người đều biết.

Nhưng nếu hỏi kỹ hơn, đó là thành phố thế nào? Vì sao lại nổi tiếng đến thế? Có lẽ sẽ phải suy ngẫm một lúc lâu.

Chắc hẳn Sarajevo trong trí nhớ của phần lớn mọi người vẫn dừng lại ở "Vụ ám sát Sarajevo" trên sách giáo khoa - vợ chồng Thái tử Áo-Hung bị ám sát ở Sarajevo, mở màn cho Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Nhưng trên thực tế, những gì mà thành phố này đã trải qua không đơn giản chỉ là một vụ ám sát.1

Sarajevo, thủ đô của nước Cộng hòa Bosnia-Herzegovina, là thành phố quan trọng nhất của toàn thế giới trong thế kỷ 20. Muốn kể về thành phố này, trước tiên phải nói đến câu chuyện trên bán đảo Balkan, đây là một đoạn lịch sử vừa phức tạp vừa đẫm máu với nhiều loại hình thái ý thức và tư tưởng chính trị. Chương này chỉ giới thiệu sơ qua về tình huống trên bán đảo Balkan ở nửa sau thế kỷ 20 để độc giả có thể làm quen với bối cảnh lịch sử và văn hóa xã hội.1

Sau khi Thế chiến II kết thúc, trên bán đảo Balkan, tức là ngay bên cạnh nước Ý, đã xuất hiện một quốc gia gọi là Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư (gọi tắt là CHLBXHCN Nam Tư), nó là quốc gia được tổng thống Josip Broz Tito thống nhất từ nhiều dân tộc, là quốc gia được tạo thành bởi 6 nước cộng hòa liên bang và hai tỉnh tự trị xã hội chủ nghĩa.

Xét về phương diện các dân tộc cấu thành, Serb là dân tộc chiếm tỉ lệ nhiều nhất, ngoài ra còn có các dân tộc chủ chốt khác như Bosniak, Croat, Slovene, Montenegro. Về điểm này, Trung Quốc cũng tương tự như CHLBXHCN Nam Tư, Trung Quốc cũng là quốc gia thống nhất từ nhiều dân tộc theo chủ nghĩa xã hội, dân tộc Hán chiếm tỉ lệ lớn nhất, ngoài ra còn có tộc Duy Ngô Nhĩ, dân tộc Bạch hay dân tộc Choang.

Dân tộc là vấn đề chủ yếu và quan trọng nhất trên bán đảo Balkan, bởi vì các dân tộc đều có mong muốn độc lập mạnh mẽ, thể hòa bình thống nhất không duy trì được lâu. Năm 1989, vị lãnh tụ Tito qua đời. Năm 1990, hiến pháp quốc gia thông qua sửa đổi, thể chế chính trị sửa thành chế độ cộng hòa nghị viện, thực hiện bỏ phiếu tự do.

Năm 1991, Croatia và Slovenia độc lập, CHLBXHCN Nam Tư sụp đổ.

Nhìn thấy thành công đó, Bosnia-Herzegovina cũng nhen nhóm ý tưởng độc lập. Đây là một trong sáu nước cộng hòa liên bang của Nam Tư, dân cư chủ yếu là người Bosniak, người Serb và người Croat.

Từ 29/2 đến 1/3/1992, Bosnia-Herzegovina thực hiện toàn dân bỏ phiếu công khai, đạt được phiếu ủng hộ áp đảo. Ngày 3/3 Bosnia-Herzegovina tuyên bố độc lập.

Trong quá trình Bosnia-Herzegovina độc lập, người Serb vẫn phản đối quyết liệt. Họ là dân tộc chiếm tỉ lệ lớn nhất của CHLBXHCN Nam Tư, người Serb có khát vọng thống trị cả vùng phía Tây bán đảo Balkan, nhưng do liên tục có những dân tộc đã giành được độc lập, lãnh địa do người Serb khống chế ngày càng ít đi.

Tháng 4/1992, lực lượng vũ trang người Serb và Quân đội nhân dân Nam Tư đã bao vây Sarajevo, bắt đầu chiến tranh kéo dài hai năm, lịch sử gọi là nội chiến Bosnia-Herzegovina.

Trong thời gian chiến tranh, Sarajevo bị bao vây 1421 ngày, lực lượng vũ trang người Serb và Quân đội nhân dân Nam Tư tiến hành thảm sát vô nhân đạo và "thanh lọc sắc tộc", khiến 6 vạn dân thường và binh lính thương vong.

Bối cảnh bộ truyện này xảy ra ba tháng trước "nội chiến Bosnia–Herzegovina", tức là tháng 1 năm 1992.

Lúc này CHLBXHCN Nam Tư đã thoát ly phe xã hội chủ nghĩa, thực hiện chế độ cộng hòa nghị viện, việc bỏ phiếu công khai đòi độc lập của Bosnia–Herzegovina đã được lên kế hoạch. Mâu thuẫn dân tộc ở Sarajevo vào lúc ấy đang gay gắt hơn bao giờ hết. Ba dân tộc chính: Serb, Bosniak và Croat tạo thành mối quan hệ chân vạc.

Nhân vật chính của truyện là người Serbia và người Bosnia, bởi vì hai dân tộc này có mối thù về lịch sử và thực tại rất sâu đậm, trên lý thuyết thì đôi bên có một rào cản khó vượt qua nổi.

Nhắc nhở: Nhân vật chính trong truyện có tư tưởng chủ nghĩa dân tộc rất mạnh mẽ, nhưng tính cách của nhân vật không đại diện cho lập trường chính trị của tác giả, tất cả chỉ là để thỏa mãn nhu cầu tạo dựng bối cảnh văn hóa xã hội, đừng quá nghiêm túc.