Chương 546
Hơn nữa, tu vi càng cao thì nghiệp càng nặng. Đến một ngày, khi nghiệp tích đủ nặng thì sẽ ảnh hưởng tới việc tu hành.
Trong miếng ngọc có đề cập tới vài cách xử lý những khoản tiền này, một trong số đó là phân tán, chia cho mỗi người một ít để cùng gánh. Nếu làm vậy thì nghiệp của mình sẽ giảm bớt.
Vì vậy, Ngô Bình quyết định sẽ dùng một phần đem đi làm từ thiện, để tán nghiệp, đồng thời cũng giúp được những người đang cần tiền.
Quyết vậy xong, anh gọi ngay cho Chu Thanh Nghiên, vì anh nhớ cô ấy từng có một thời gian làm từ thiện nên sẽ có hiểu biết nhất định về chuyện này.
Đêm đã khuya, Chu Thanh Nghiên ngủ say, nhưng sau khi nhận được cuộc gọi của Ngô Bình thì lập tức ngồi dậy ngay, sau đó cười hỏi: “Anh Ngô, anh chưa ngủ à?”
Ngô Bình: “Thanh Nghiên, anh có chuyện nhờ em giúp, anh đang muốn làm từ thiện, tạm thời có một tỷ, anh muốn nghe ý kiến của em”.
Chu Thanh Nghiên ngẩn ra hỏi: “Anh Ngô, sao anh lại muốn làm từ thiện những một tỷ? Có lý do gì đặc biệt không?”
Ngô Bình cười nói: “Không, chỉ là anh muốn làm thôi”.
Chu Thanh Nghiên không khỏi khâm phục anh, nói: “Anh Ngô, năm ngoái em có tìm hiểu về các trẻ em bị khiếm thính, hầu hết các em ấy đều không được chữa trị đến nơi đến chốn, càng không mua được máy trợ thính. Em nghĩ anh có thể làm từ thiện ở đây, để giúp những trẻ em khiếm thính này”.
Ngô Bình: “Hả? Cả nước có bao nhiêu trẻ em như vậy?”
Chu Thanh Nghiên: “Theo em tìm hiểu được thì có 150 nghìn trẻ, hơn nữa năm nào cũng có hơn 20 nghìn trẻ khiếm thính chào đời”.
Ngô Bình ngạc nhiên: “Nhiều thế ư?”
Chu Thanh Nghiên gật đầu: “Vâng, chữa khỏi cho mỗi trẻ như vậy thường tốn khoảng 200 nghìn”.
Ngô Bình cau mày: “Nói vậy thì một tỷ này cùng lắm chỉ chữa khỏi cho năm nghìn trẻ thôi à?”
Chu Thanh Nghiên nói: “Anh Ngô, một tỷ là nhiều lăm rồi, cả nước khuyên góp mới được có 200 tỷ thôi mà”.
Ngô Bình ngẫm nghĩ rồi nói: “Vậy chúng ta bắt đầu từ tỉnh K trước, hộ nào không có khả năng kinh tế chữa trị cho con em nhà mình thì chúng ta sẽ hỗ trợ hết”.
Chu Thanh Nghiên: “Anh Ngô, nếu chúng ta bắt đầu từ tỉnh K trước thì em nghĩ nên xây một bệnh viện chuyên chữa bệnh khiếm thính, như vậy chúng ta có thể tiết kiệm được nhiều chi phí chữa bệnh, hơn nữa mua các sản phầm cần thiết cũng được rẻ hơn”.
“Ừm, khá lắm. Em chẳng những không bán nhà máy, mà còn kiếm được tiền rồi”.
Nhắc đến chuyện này, Chu Thanh Nghiên nói: “Anh Ngô, người muốn nhà máy của ông em hôm nay lại hẹn gặp em, nghe giọng ông ta còn có vẻ uy hiếp”.
Ngô Bình cười lạnh nói: “Uy hiếp em ư? Ông ta bảo gì?”
Chu Thanh Nghiên: “Đại khái là nếu nhà em không bán nhà máy cho ông ta thì đừng hòng được yên ổn”.