Thập Niên 70: Gia Đình Cực Phẩm

Chương 65: Kiếm hơn năm mươi đồng




Đám người thấy ông đi lại cũng không hoảng hốt. Một người trông có vẻ lớn tuổi nhất vẫy tay gọi: "Chàng trai, lại đây. Cậu lấy vải ở đâu ra thế? Nhiều dữ vậy."

Bước chân của Giang Trường Hải nhẹ nhàng hơn: Ô kìa, cơ hội làm ăn tự tìm tới cửa luôn à?

Ông lau mồ hôi, giả bộ bất đắc dĩ thở dài: "Là một người bạn của tôi làm công nhân trong xưởng, thiếu tiền tôi nên đưa cái này gán nợ. Anh ta bảo màu nhuộm không đều nên không bán ra ngoài được, phải bán hết cho công nhân trong xưởng. Nhà tôi chỉ có ba người, nhiều vải như vậy, làm tôi rầu rĩ mãi chẳng biết nên dùng làm gì."

Mấy người phụ nữ ríu rít bàn bạc.

"Hay là bán cho chúng tôi đi. Thôn tôi thiếu vải, cả năm nay đã không có vé đổi vải, trên xã không cho mua!"

Giang Trường Hải suýt xoa một tiếng: "Chất liệu vải này rất tốt, nếu các cô muốn làm thịt tôi thì có chết tôi cũng không bán đâu."

Người phụ nữ đi đâu xua tay, "Không có đâu. Chúng tôi đều là người lương thiện. Chàng trai, bao nhiêu một thước thế?"



"Tôi có hỏi cung tiêu xã, người ta nói loại vải này phải năm hào một thước, nhưng tôi sẽ không lấy giá cho mọi người đâu. Màu sắc của vải không đẹp lắm nên không cần phiếu vải, lấy giá rẻ chút, bảy hào là được. Nhưng đừng có oang oang ra ngoài, cả hai bên đều không có trái ngọt để ăn đâu."

Giang Trường Hải đã tính toán trong lòng xong từ lâu rồi.

Mặc dù bảy hào là đắt hơn cung tiêu xã, nhưng ông không lấy vé đổi vải mà!

Màu sắc hơi xấu một chút thôi, đều là nông dân nên chẳng ai để ý, có mặc là tốt lắm rồi.

"Được, vậy cho tôi năm thước."

"Tôi cũng muốn mua năm thước."

Hai bên thành giao. Mấy người phụ nữ dẫn ông về thôn lấy tiền, chưa tới nửa tiếng đã bán sạch.

Tất cả mọi người đều lén lút làm, trong thôn họ cũng mắt nhắm mắt mở cho qua.

Dù sao cũng không có vé đổi vải rồi, chẳng lẽ cứ mặc đồ rách hoài à?

Thời gian dần trôi.



Giang Trường Hải lái xe bò về thôn, trên đường đi mở túi đếm tiền.

Một chuyến này có lời năm mươi đồng.

Còn kiếm tiền nhanh hơn bán mặt cho đất bán lưng cho trời nữa!

Có tiền trong tay, Giang Trường Hải lại lên trấn đổi hai vé đổi vải với ông Ngưu để mua một trưởng vải vóc, đâu thể quên vợ và con gái được chứ!

Cứ vậy vừa đi vừa về một hồi, người trong thôn đã tan tầm cả rồi.

Ông lái xe bò tới cửa thôn, bị bí thư chi bộ của thôn chặn lại: "Thằng cả nhà họ Giang, sao cậu không báo một tiếng đã dắt tài sản công cộng của thôn đi mất. Cậu có biết đây là việc làm vì cá nhân, không tôn trọng lợi ích tập thể..."

Giang Trường Hải ngoáy ngoáy lỗ tai, sau đó khập khiễng đi xuống xe, "Ài, bí thư chi bộ, tôi không cố ý mà. Hôm nay tới sớm nên mấy ông chưa dậy. Chân tôi đau nhưng phải đưa Miên Miên đi học, thật sự hết cách rồi."

Mặc dù người trong thôn không hài lòng nhưng cũng chẳng trách gì thêm được.

Xe bò già là tài nguyên của chung, cho nên ai cũng có thể dùng. Cùng lắm là họ mắng mấy câu chứ chẳng làm gì được nhau.

Giang Trường Hải cãi lại vài câu rồi trốn mất.

Về tới nhà, ông giấu bánh bao vào phòng trước. Khi đi ra ngoài thì nhìn thấy Trương Quế Hoa vẻ mặt ảm đạm, tức giận nói: "Sáng hôm nay con chạy đi đâu? Cả ngày không chịu làm việc, có biết là bị trừ bao nhiêu điểm chấm công không?"

Giang Trường Hải nhún vai giả vờ vô tội, "Con đưa Miên Miên đi học, không ngờ giữa đường có chuyện, con bị trật chân nên mới về muộn."

"Bị trật chân à?" Tô Uyển Ngọc cầm rổ trên tay, đôi mắt xinh đẹp lộ ra nét lo lắng và hoài nghi.

Giang Trường cười thầm nhìn cô vợ nhà mình, đắc ý ưỡn ngực ra.

Đương nhiên là không trật chân rồi!

Với sức của ông, có đi mười dặm tám hướng cũng chẳng là gì!

Và hiển nhiên, người nhà họ Giang nào có ai tin.