Thập Niên 70 Kiều Kiều Nữ

Chương 21





Triệu Quân Nhạn đang dọn dẹp lại bàn bếp, thuận tiện mang dưa chua tối nay chuẩn bị nấu ra ngâm nước để nó tan đá ra.

Nghe thấy lời nói của Vương Đại Anh, bà ta vốn không định mở miệng, nhưng lúc nghĩ đến nửa miếng cá trên bàn cơm trưa nay, bà ta nhỏ giọng: "Trước kia An An làm việc còn ít à? Lại nói, An An đến trường, tiền cũng do chú Tư bỏ ra, phí chỗ nào mà phí?" Lúc người ta bỏ tiền cho đứa cháu trong họ đi học thì không thấy kêu lãng phí, đến lúc người ta bỏ tiền cho con gái ruột đi học lại kêu lãng phí? Đây là đạo lý gì thế?Bình thường Triệu Quân Nhạn rất ít mở miệng, nhưng nếu đã lên tiếng thì một kim thấy máu, dẫu sao bà ta cũng đi ra từ gia đình giàu có, tư tưởng quan điểm không giống nhau.

Huống chi, năng lực của Bình An nhà bọn họ đều dồn hết lên việc học hành, sách bài tập, bút viết, còn mấy thứ học phí linh tinh trong một năm đều phải nhờ một mình chú Tư bao hết.


Chỉ mỗi điểm ấy thôi, Triệu Quân Nhạn đã phải cảm ơn đứa em chồng này rồi.Vương Đại Anh còn định phản bác gì đó, nhưng nghĩ đến lỡ như lời này bị truyền ra ngoài, em chồng không phụ trách tiền học phí của con cả bà ta nữa thì sao.Vì thế, bà ta đành phải nuốt những lời còn lại xuống.Cố An An nghe xong thì cười nhạo một tiếng, xoay người đi vào phòng của Chu Ái Cúc.Cô hỏi vài câu về cha già nhà mình, xong mới đi theo bà nội Cố đến gần cái rương lấy một cái bút và một quyển vở.

Chi phí cho chuyện học hành toàn bộ là do Cố Vệ Cường kéo xe kiếm về.

Sách vở mua về đều được bà nội Cố bảo quản, dù sao trong nhà nhiều con cháu, nếu chia hết xuống, chỉ sợ bọn nhỏ không biết quý trọng.Dù sao thì sách vở cũng cực kỳ đắt.Đầu năm nay gia đình có thể cho con đi học cũng không nhiều lắm.Mà nhà họ Cố lại có tận hai học sinh cấp ba, cũng coi như là có thể diện lớn trong thôn rồi.Cố An An lẩm bẩm: "Ngay cả bà nội cũng không biết cha đi đâu, ăn cơm cũng không về." xong mới xoay người rời khỏi căn phòng phía Tây.Cố Vệ Cường trong miệng Cố An An lúc này đang ở trong căn nhà cuối cùng của Cố gia thôn.

Nói đến cái nhà kia, chẳng qua chỉ dùng cỏ tranh lợp thành một túp lều.

Lại nói, bây giờ ngay cả chuồng lợn cũng được xây bằng đá, nếu người thợ khéo léo, chỉ sợ cái chuồng lợn kia còn chắc chắn hơn căn nhà này vài phần.Người bị phân đến căn nhà cỏ tranh không ai khác ngoài những người thành phố bị phạm vào sai lầm, bị phê đấu rồi lưu đày đến thôn Cố Gia.Túp lều tranh nằm độc lập, ngăn cách với các hộ gia đình khác trong thôn.


Vì mọi người trong thôn lưu truyền rằng những người ở nơi này là "năm đen"*, thuộc nhóm phần tử chống đối nên tất cả mọi người đều tránh túp lều tranh này như tránh ôn dịch, không ai dám giao lưu với những người sống ở đây, chỉ sợ rước họa vào thân.*Năm đen (Black five): theo Baidu thì năm đen gồm địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phần tử xấu và cực hữu.Hiện nay có ba người đang sống ở đây, gồm một cặp cha con và một ông cụ.Ông cụ tên là Lang Vĩnh Linh, năm nay sáu mươi ba tuổi, là người Kinh Đô.

Nếu tính từ ba đời nhà họ Lang về trước, cũng được coi như quý tộc nhà Thanh, xưng là Nữu Hỗ Lộc thị, Hòa Thân* của triều Thanh cũng xuất thân từ dòng họ này.

Nhưng mà sau khi kiến quốc, dòng họ Nữu Hỗ Lộc đổi thành họ Lang.*Hòa Thân: Hòa Thân sinh năm Càn Long thứ 15 (1750), nguyên tên là Thiện Bảo (善保, còn được viết là 善宝), người tộc Nữu Hỗ Lộc (Niohuru) thuộc Chính Hồng kỳ Mãn Châu, tên đầy đủ là Nữu Hỗ Lộc Hòa Thân.Nếu tính kỹ thì Lang Vĩnh Linh cũng được coi là con cháu cùng chi với Hòa Thân, năm đó dù bị xét nhà, nhưng dầu gì cũng là gia tộc phú quý một thời, mấy thứ đồ như vàng bạc, đồ cổ, tranh chữ của danh nhân,...!để lại cho con cháu đời sau nhiều không đếm xuể.

Đống tài phú kia, nếu đặt ở thời xưa sẽ khiến người ta hâm mộ đến đỏ mắt, nhưng đặt ở thời nay lại là độc dược chí mạng.


Sở dĩ Lang Vĩnh Linh bị bên trên phán thành phần tử xấu rồi bị lưu đày đến Cố gia thôn, cũng là do đống đồ cổ kia gây họa.

Cách đây vài năm, Lang Vĩnh Linh được người đời đặt cho một biệt danh là "Mắt Sói", phàm là văn vật được "Mắt Sói" để mắt đến, chắc chắn là đồ thật.Đáng tiếc..