Thay Chị Lấy Chồng

Chương 359: Được, anh không ép em




Người đàn ông này vẫn ngang ngược như trước, mặc cho tôi có chống cự thế nào. Tôi càng giãy dụa thì càng bị ôm chặt hơn, nụ hôn lại càng mạnh mẽ hơn.

Dù đang giữa trời đông giá rét nhưng thân nhiệt cực cao của anh như thiêu tôi thành tro tàn, chỉ là không hiểu vì lý do gì, lý trí tôi vẫn tỉnh táo hơn bao giờ hết.

Tôi giãy dụa cật lực, cuối cùng cũng thành công thoát khỏi vòng tay anh. Tôi che đi đôi môi bị hôn đến mức sưng lên của mình, chần chừ một lát rồi nói: “Lý Hào Kiệt, xin lỗi anh nhưng bất kể tình cảm của tôi với anh là gì đi nữa thì lương tâm và đạo đức không cho phép tôi có thêm bất cứ quan hệ nào với anh nữa.”

Anh ngồi trên ghế, nhìn tôi và gật đầu: “Được rồi, vậy anh không ép em nữa, giờ việc em cần làm là ngoan ngoãn chờ quay về bên anh là được.”

“...” Tôi nhìn anh mà tâm trạng nặng nề khôn xiết.

Ý của Lý Hào Kiệt là tôi quay về bên anh, đồng nghĩa với việc Lý Trọng Mạnh phải ngồi tù?

Tôi hiểu ngồi tù là thế nào.

Tuy Lý Trọng Mạnh đã làm vài chuyện không tốt, nhưng tôi không muốn anh ta ngồi tù một chút nào.

Tôi ngập ngừng hồi lâu rồi hỏi: “Anh nhất định phải khiến anh ấy rơi vào vòng lao lý ư?”

“Đúng vậy.” Lý Hào Kiệt gật đầu.

“...” Tôi lo lắng nhìn anh, nhưng tôi không hiểu chuyện trên thương trường, tôi không biết Lý Trọng Mạnh rốt cuộc đang làm gì. Tôi cũng sẽ không cầu xin cho anh ta, mỗi người phải có trách nhiệm và trả giá về những gì mà mình làm.

Tất cả mọi việc đều có nhân quả, như Tống Duyên Minh vậy.

Tôi không nói gì thêm mà quay người về phòng Thiểm Thiểm.

Về đến phòng, tôi gửi tin nhắn cho Lý Trọng Mạnh, báo cho anh ta biết Lý Nam Hào bảo tôi và Thiểm Thiểm ở lại nhà.

Lý Trọng Mạnh không trả lời.

Sáng hôm sau, sau khi Lý Hào Kiệt đi thì Lý Trọng Mạnh mới về nhà Lý Nam Hào.

Anh ta không nói gì với tôi, mọi việc đều bình thường như trước.

Chúng tôi dùng bữa trưa tại nhà Lý Nam Hào rồi mới về.

Trên đường về, Lý Trọng Mạnh bảo tôi: “Anh đã liên hệ với hai cụ nhà họ Thời rồi, hẹn họ mùng bốn qua thăm.”

“Vâng.” Tôi gật đầu, len lén liếc nhìn Lý Trọng Mạnh, anh ta đang tập trung lái xe, ánh mắt chăm chú hướng về phía trước không chú ý đến tôi.

Trong đầu tôi vẫn quẩn quanh những lời mà Lý Nam Hào và Lý Hào Kiệt nói hôm qua.

Lý Trọng Mạnh rốt cuộc đã làm gì mà phải vào tù chứ?

Giết người đốt nhà ư? Chắc chắn là không rồi.

Vậy thì là gì chứ? Tôi vô cùng thắc mắc.

Khi Lý Trọng Mạnh nhìn kính chiếu hậu thì thấy tôi, anh ta quay lại nhìn tôi và mỉm cười: “Sao thế?”

“Không có gì.” Tôi lắc đầu.

Thiểm Thiểm vẫn đang ở đây, hơn nữa chuyện này cũng khó nói, tôi không biết phải mở lời thế nào.

Mấy ngày sau tôi đều ở nhà, Lý Trọng Mạnh thì thường xuyên đi làm, Thiểm Thiểm thi thoảng sẽ đòi nghịch pháo hoa, tôi bèn cho thằng bé đốt pháo bông.

Càng đến gần mùng bốn, tôi càng thấy bất an hơn.

Với những gì Thời Quan Nguyên nói khi trước thì hẳn mẹ tôi vẫn còn sống, nhưng bà ấy đang ở đâu?

Hiển nhiên rằng nhà họ Thời hoàn toàn không quan tâm đến bà ấy, đã vậy tinh thần của bà còn có vấn đề nữa. Rốt cuộc thì mẹ tôi đã sống thế nào trong tình huống như vậy, tôi không dám nghĩ nữa.

Chẳng mấy chốc đã đến mùng bốn đầu năm.

Sau khi ăn sáng, tôi sửa soạn đồ đạc tươm tất, gửi Thiểm Thiểm cho Liễu Học Quân rồi ngồi chờ Lý Trọng Mạnh cùng đi.

Lý Trọng Mạnh làm gì đó trong phòng sách một lúc lâu mới đi ra, anh ta cũng đã thay đồ xong: “Đi được chưa?”

“Rồi ạ, quà đã để sẵn trong xe rồi.” Tôi đáp.

Có tổng cộng hai món quà, hộp không to lắm, đều là Lý Trọng Mạnh đưa nên tôi không biết bên trong là gì.

Trước khi ra ngoài, tôi thấy Tề Lam đứng bên cạnh, trông vẻ ngoài thì khá bình thường. Sau lần bị tôi răn dạy, cô ta đã biết điều hơn nhiều, song mỗi lần để Thiểm Thiểm ở nhà một mình, tôi vẫn thấy hơi sợ hãi.

Tôi chần chừ một lát rồi quay người kéo Liễu Học Quân lại dặn dò: “Cô không cần làm gì cả, chỉ cần ở cạnh Thiểm Thiểm thôi.”

“Bà chủ cứ yên tâm.” Liễu Học Quân gật đầu.

- --

Tôi theo Lý Trọng Mạnh vào nhà họ Thời.

Tuy nhà họ Thời không thể so bì với nhà họ Lý nhưng cũng coi như sang quý, nhà của hai cụ nằm trong khu biệt thự ở trung tâm thành phố.

Khi chúng tôi lái xe đến nơi, Thời Quan Nguyên dẫn mấy người hầu đứng đón ngoài cửa.

Người hầu phụ trách chuyển hộp quà vào, chúng tôi thì chậm rãi theo Thời Quan Nguyên vào nhà.

Vào đến nơi, hai cụ nhà họ Thời đều đứng lên đón, thấy Lý Trọng Mạnh còn khách sáo chào hỏi, “Chào cậu Lý.”

“Chúc ông Thời năm mới vui vẻ hạnh phúc, ông đừng khách sáo, mau ngồi xuống đi ạ.” Thái độ của Lý Trọng Mạnh vô cùng cung kính, đỡ ông ta ngồi về vị trí.

Tôi nhìn hai ông bà.

Nếu mlt là mẹ tôi thì hai người này hẳn là ông bà ngoại tôi, nhưng giờ tôi nhìn họ mà không có chút tình cảm nào.

Mọi người an vị chỗ ngồi, tôi nhìn xung quanh, phát hiện nhà họ Thời có đôi nét tương tự chỗ của Mưu Đạo Sinh. Toàn bộ phòng khách đều mang phong cách cổ, chủ yếu sử dụng đồ nội thất bằng gỗ lim. Vài thứ đồ nho nhỏ bên cạnh, theo những gì Mưu Đạo Sinh dạy thì hẳn đó là gỗ trầm hương.

Hai món quà Lý Trọng Mạnh đưa đến đều đặt trong phòng khách, anh ta quay ra nói với người hầu: “Mang hai hộp quà kia đến hộ tôi.”

Người kia nghe vậy bèn lấy hai hộp quà đặt lên bàn trà, hướng về hai cụ nhà họ Thời.

“Mở ra đi.” Lý Trọng Mạnh nói.

Người hầu bèn nghe lệnh mở hộp ra.

Tôi liếc mắt nhìn qua, trong chiếc hộp đầu tiên hình như là một chiếc nghiên mực, nhưng điều làm nó khác biệt với những chiếc nghiên mực màu đen khác là màu đỏ của nó.

Tôi không hiểu lắm.

Song khi ông Thời nhìn thấy thứ này, hai tay run lẩy bẩy, lúc chỉ cách chiếc nghiên mực khoảng vài cm thì khựng lại, dường như muốn chạm vào nó lắm nhưng không dám.

Một lúc sau, ông ta mới nói: “Cậu tặng thứ này cho tôi thật sao?”

"Đương nhiên, cháu tình cờd có được chiếc nghiên mực màu đỏ này thôi, song cháu cũng không am hiểu về mấy thứ này cho lắm, để chỗ cháu mãi thì lãng phí quá." Lý Trọng Mạnh thuận miệng đáp.

Dù chỉ bâng quơ vài câu nhưng tôi biết chiếc nghiên mực này là rất hiếm.

“Vậy tôi cảm ơn cậu Lý nhé.” Ông Thời nói song ánh mắt không rời khỏi chiếc nghiên nọ, mãi sau ông ta mới đưa tay vuốt ve nó, có vẻ yêu thích nó vô cùng.

Lý Trọng Mạnh nói với người hầu: “Mở nốt đi.”

Người hầu ứng tiếng rồi mở hộp thứ hai ra.

Trong hộp là một đôi chặn giấy điêu khắc hai con rồng rất sống động bằng bạch ngọc.

Ông cụ Thời có vẻ thích lắm, ông ta nhìn hết bên trái đến bên phải.

Thấy ông cụ thích hai món quà nên Lý Trọng Mạnh mới mở lời: “Thưa ông, lần này cháu đến ngoài việc chúc tết ra thì còn một việc khác muốn hỏi.”