Từ khi ông còn sống, điều kiện gia đình còn tốt thì Triệu Mặc Hàn cũng không mấy khi lên trấn, đa số là bà và ông thi thoảng sẽ đạp xe đến mua đồ ăn về và ăn vài ngày.
Mua quần áo thì lâu lâu mới đi, mà đồ ăn ở chợ thì ông bà cũng hiếm khi cho ăn bởi vì người lớn hay có một câu nói với trẻ con mang ý là “mấy thứ đó bẩn lắm, ăn vào sẽ không lớn được đâu!”
Cho nên, lần này cũng coi như Triệu Mặc Hàn lần đầu tiên đến chợ ăn vặt, hơn nữa còn là đi với người mà mình quen biết mới có mấy ngày.
Chợ vào thời kì đầu những năm 90 không hiện đại, tiện lợi giống như bây giờ, chợ không có bãi gửi xe mà đa số từ người bán đến người mua đều dắt xe hay để xe ở những vị trí gần mình để tiện trông coi, tránh mất cắp.
Tô Cẩn và Tô Anh đều xuống xe, Tô Anh thì chạy phía trước đến những quầy hàng bán đồ ăn vặt, Tô Cẩn và Triệu Mặc Hàn theo hướng của cô bé mà dắt xe đạp theo.
Tô Anh với hai bím tóc cứ bay bay phía sau đầu tiên chạy đến quầy bán chân gà cay Tứ Xuyên ở gần phía bên ngoài nhất, sau đó chọn bốn cái chân gà màu sắc đẹp nhất lên, đưa cho Triệu Mặc Hàn một cái, lại đưa cho Tô Cẩn một cái, rồi ngấu nghiến như con mèo nhỏ giơ chân gà lên gặm.
Vị cay của chân gà làm Tô Anh đỏ hết tai, nhưng cũng không làm cô bỏ cuộc được.
Ngon tuyệt vời.
Triệu Mặc Hàn thì giơ cái chân gà màu đỏ lên, cắn một miếng, vị cay ngọt của chân gà thấm nhanh đến lười, rất lạ, rất ngon, thật vui.
Tô Cẩn thì chỉ nhìn con gái ăn rồi nở nụ cười cưng chiều.
Sau khi Tô Cẩn trả tiền thì Tô Anh lại đi sang quầy hàng tiếp theo ăn.
Tô Anh chỉ chỉ khắp khu chợ, có tỏ ra mình là người hiểu biết, thân thuộc lắm, cố ý giới thiệu cho Triệu Mặc Hàn thật nhiều đồ ăn ngon.
Rồi rất nhanh chóng, Tô Anh đã chọn được một quầy bán xiên nướng (ở vn thường gọi là xiên bẩn).
lần này chỉ ăn một cây xiên nướng nhỏ mà thôi, ăn ít thì mới có thể ăn được nhiều món chứ.
Triệu Mặc Hàn cũng bị hương vị tuyệt vời của cái xiên nướng thu phục.
Tiếp theo thì là ăn xúc xích chiên.
Rút kinh nghiệm từ đợt trước, Tô Anh chỉ chọn 1 một cây xúc xích nhỏ.
Tô Cẩn chiều theo ý con gái, thỉnh thoảng lại dùng khăn tay lau cái miệng dính dầu mỡ, dính tương ớt, dính vụn thức ăn cho con gái.
Cuối cùng dù rất muốn ăn tiếp nhưng sau khi ăn bánh gạo cay, cái bụng nhỏ của Tô Anh đã no căng.
Lần này, Tô Anh lại tiếp tục dùng chiêu cũ, mè nheo Tô Cẩn đòi bố mua cho một bao lớn đồ ăn vặt, snack bóng bao sẵn để sau này có thể ăn.
Mà trước ước mong của con gái, Tô Cẩn đương nhiên là đồng ý rồi.
Trên đường đạp xe trở về, Tô Anh cứ vuốt vuốt cái bụng nhỏ đã phồng lên của mình, than thở không thôi, luôn miệng trách cứ Tô Cẩn không biết ngăn mình, làm chính mình ăn nhiều đồ thế này, về nhà sẽ bị mẹ phát hiện.
Đồng thời, Tô Anh cũng không quên nhắc nhở Triệu Mặc Hàn rằng không được để lộ chuyện này với mẹ. Tô Anh với đôi mắt sáng như hai vì sao còn dùng một bao snack hối lộ Triệu Mặc Hàn.
Sau buổi chiều ngày hôm ây, có gì đó đã thay đổi trong tâm trí Triệu Mặc Hàn.
Buổi tối trở về, Triệu Mặc Hàn sau khi tắm rửa thì xuống ăn cơm với mọi người ở lầu một.
Vì đã ăn với Tô Anh khá nhiều đồ ăn vặt nên Triệu Mặc Hàn có phần hơi no, không ăn nhiều lắm.
Lúc đang định về phòng thì Tô Cẩn xuất ngoài cửa, trên tay cầm một cái thùng có chứa rất nhiều tiền, có những đồng xu có mệnh giá từ 1 phân, 2 phân, 1 giác đến 1 đồng đều có (1 đồng hiện nay theo giá thị trường bằng khoảng gần 3500 tiền Việt, 1 đồng= 10 giác, 1 giác= 10 phân), còn trong xấp tiền thì có những tờ tiền mới tinh, mệnh giá có từ những tờ 1 đồng màu đỏ nâu rất hiếm màu, đến những tờ 100 đồng nhân tệ phiên bản màu xám mới phát hành năm nay.
Thấy Tô Cẩn đi vào, mọi người đều lên tiếng mời.
Thấy mọi người còn đang dùng bữa, Tô Cản nói “Mọi người cứ tự nhiên, tý nữa ăn xong tôi có chuyện cùng mọi người thương lượng một chút” rồi đi qua bàn trà ngồi.
Nhưng mà chủ nhà có việc, phận làm khách đâu có lẽ nào còn ngồi đó tiếp tục ăn? Mọi người nhanh chóng buông bát đũa xuống rồi lần lượt đi qua bên dãy bàn trà.
Thấy mọi người cũng buôn bát xuống rồi, Tô Cẩn cũng không tiện khuyên giải gì thêm, dù sao người ta cũng là vì mình.
Tô Cẩn uống một ly trà, rồi nói với mọi người:
“Hôm nay, các cụ già đã đi thăm khám tại bệnh viện ở trấn trên rồi, kết quả là ngoại trừ một cụ phải nhập viện gấp vì tình trạng sức khoẻ nguy kịch ra, tất cả những người còn lại đều không có vấn đề quá lớn. Như đã nói từ trước, tôi sẽ đứng ra hỗ trợ mọi người chi phí thuốc thang, chữa bệnh. Tôi hôm nay sẽ phát cho mọi người một phần tiền, coi như là tiền sinh hoạt hằng tháng, sau này đúng hạn đầu tháng sẽ có người phát cho mọi người. Theo tôi dự toán, mỗi em học sinh sẽ mỗi tháng sẽ được phát 15 đồng, nếu người nào có thành tích học tập tốt, tiến bộ theo đánh giá của giáo viên hay đoạt giải trong cuộc thi nào cũng sẽ được nhận thêm 5 đồng hoặc số tiền thưởng lớn hơn tuỳ theo đánh giá, mỗi lần sẽ có tối đa hai em có thành tích nổi trội nhất nhận. Các người cụ thì mỗi tháng sẽ là 20 đồng. Ngoài ra, kể cả các cụ cho đến các cháu nhỏ, nếu như muốn kiếm thêm thu nhập thì có thể qua dãy nhà xưởng phía nam và nhận các đồ thủ công về để làm và nhận ngay trong ngày theo công trạng. Tiếp theo tôi sẽ phát tiền tháng này cho mọi người”.
Tô Cẩn nói xong thì mọi người đều ngỡ ngàng, đâu ai ngờ được là mình đã được cho ăn, cho ở, lại còn cho tiền tiêu nữa đâu. Mà số tiền mười mấy hai chục đồng của năm 90 đâu phải là bé. Phải biết rằng bây giờ thịt lợn là 8 đồng một cân, gạo là 2 mao (giác) một cân đâu…
Thập niên 90 tuy rằng tình hình kinh tế của nhiều gia đình đã được cải thiện rồi nhưng mà với những gia đình bình dân có chút khá giả mà nói, muốn ăn thịt thì cũng chỉ là một tháng 2 lần thôi. Những người có thu nhập từ 30 đồng trở lên chính là có thể vênh mặt đi ngang rồi.
Mà đối với phản ứng của mọi người, Tô Cẩn lại nói thêm:
“Đây cũng chỉ là khoản tiền mà mọi người có thể đạt được khi hoạt động tốt các tiêu chuẩn của tôi đã viết ở ngoài bảng, người nào đạt được đánh giá 5 sao sẽ nhận theo đúng quy định, 4 sao nhận ¾ số tiền, 3 sao là một nửa, 2 sao là ¼, còn 1 sao sẽ không được gì. Khoản tiền này tăng lên hay giảm xuống còn phụ thuộc vào sự cố gắng của mỗi người. Đương nhiên, nó cũng sẽ linh hoạt tuỳ theo từng khoảng thời gian khác nhau.”