Thịnh Thế Diên Ninh

Chương 63: Bản tâu






Nói rồi liền không chờ Triệu Quế cáo lui thì Đào Biểu đã đi vội vào bên trong điện tâu. Triệu Quế không khỏi trợn trừng mắt, người vừa rồi nói chuyện ôn hoà, hiền lành như thế có phải là quan trên của hắn không vậy?



Đào Biểu đi vào bên trong điện, gương mặt không khỏi hiện lên vẻ vui mừng, hắn đi đến bên cạnh hoàng đế noi nhỏ.



- Bẩm bệ hạ, La Hiên bá đã bình an trở về.



- Thật sao?



Nghe vậy Lê Bang Cơ bật dậy khỏi ghế, như chợt nhận ra mình thất thố, hắn ho khan một tiếng nói.



- Lệnh cho Trung thư tỉnh, một khi tờ tâu của La Hiên bá đưa lên lập tức chuyển đến đây. Còn nữa, cho người đi gọi Thượng thư lệnh Lê Khang trở lại gặp Trẫm.



- Nô tài tuân chỉ.



Đào Biểu nhanh chóng đi đến Trung thư tỉnh, lúc này liền gặp Trung thư sảnh trung thư thị lang Nguyễn Bá Ký - Hoàng giáp kỳ thi Diên Ninh năm thứ sáu (1448). Vốn trung thư sảnh trung thư lệnh là Nguyễn Trực - Trạng nguyên khoa thi Nhâm Tuất (1442), thế nhưng Nguyễn Trực năm ngoái phải về chịu tang mẹ, năm sau mới chịu tang xong, vì vậy hiện tại Trung thư tỉnh người lớn nhất là Nguyễn Bá Ký.



- Bái kiến quan Thị lang!



Đào Biểu rất lễ độ hành lễ, chức quan của Nguyễn Bá Ký không chỉ cao mà thân phận cũng không tầm thường khi ông nội là Nguyễn Bá Sương là con rể của Thái Tổ hoàng đế. Nguyễn Bá Ký cũng biết Đào Biểu, hắn cười nói.




- Đào Nội thị hôm nay đến Trung thư sảnh, chẳng lẽ bệ hạ có chỉ dụ gì sao?



Đào Biểu nhìn qua nhìn lại, không thấy có ai liền nói.



- Bẩm quan thị lang, bệ hạ có chỉ dụ sau khi nhận được bản tâu của La Hiên bá lập tức gửi lên cho bệ hạ.




Nguyễn Bá Ký không khỏi sửng sốt, không ngờ bệ hạ gọi Đào Biểu đến đây lại chỉ vì việc này, quả thực vừa rồi Nguyễn Vô Niệm có đến để nộp bản tâu, tuy nhiên Nguyễn Bá Ký cũng không có gặp, người bên dưới chuyển bản tâu lên cho hắn còn chưa kịp cầm nóng tay thì Đào Biểu đã đến. Nguyễn Bá Ký gật đầu nói.



- Ta cũng vừa nhận được bản tâu đây, xin nội thị chuyển lên cho bệ hạ. Còn có, bên cạnh bản tâu thì La Hiên bá còn dâng lên thêm một động, nói là của Nông Kính dâng lên xin quy thuận vào Đại Việt.



Nói đến đây Nguyễn Bá Ký cũng không giấu nổi sự kinh ngạc của mình, vốn dĩ nhiệm vụ của Nguyễn Vô Niệm chỉ là đi trấn an Nông Kính, không ngờ hắn lại có thể hoàn toàn thu phục được Nông Kính, còn để Nông Kính dâng lên một động. Phải biết bình thường các tù trưởng dân tộc thiểu số thường tỏ ra quy thuận, nhưng bọn hắn cũng luôn giữ lại các sách, động để làm đường lui cho mình khi có việc bất trắc. Vì vậy rõ ràng lần này Vô Niệm lại lần nữa ghi được một cái công lớn, Nguyễn Bá Ký vì vậy mà cũng đối với vị La Hiên bá trẻ tuổi này vô cùng tò mò.



- Tạ ơn quan thị lang, ta lập tức dâng lên cho bệ hạ.



Đào Biểu nhận lấy tấu chương cùng sổ bạ tịch lập tức trở về điện Cần Chánh, khi hắn đi vào thì đã thấy Lê Khang được bệ hạ ban ghế cho ngồi ở một bên, xem chừng bệ hạ muốn đem tin tức này chia sẻ cho Thượng thư lệnh. Hiện tại Đại tư đồ Lê Bí và Thượng thư lệnh Lê Khang là hai người lớn nhất chống lưng cho bệ hạ, thế nhưng Đại tư đồ Lê Bí năng lực cũng có hạn, không thể so được với Thượng thư lệnh Lê Khang.



Đào Biểu nâng đồ vật trong tay lên quá đầu quỳ xuống tâu.



- Bẩm bệ hạ, Trung thư sảnh Trung thư thị lang Nguyễn Bá Ký đã dâng lên bản tâu của La Hiên bá, đồng thời còn có sổ dân bạ tịch của Hạ Lang kèm theo một động, chuyển lời của Nông Kính xin quy thuận Đại Việt.



- Nhanh, đem lên cho Trẫm xem.



Lê Bang Cơ cầm lấy bản tâu, bắt đầu đọc từng chữ một bên trong. Nguyễn Vô Niệm viết ngắn gọn, nhưng vô cùng xúc tích, dễ hiểu, trình bày đầy đủ những chi tiết mà hắn đã gặp tại Hạ Lang, đồng thời bên trong hắn cũng tâu lên lời khuyên đối với những người đồng bào vùng cao nên dùng tình cảm, sống hoà đồng, từ từ lôi kéo, đồng hoá họ chứ khong phải là dùng vũ lực, quyền lực cố gắng thống trị họ. Các tốt nhất để hai miền xuôi ngược nhanh chóng hoà vào nhau chính là tăng cường sự liên kết về kinh tế, dù sao có cùng chung mối lợi ích kinh tế chính là một phần để cấu kết hình thành nên một dân tộc thống nhất.



- Thượng thư lệnh, khanh xem, ý kiến của La Hiên bá như thế nào?



Lê Bang Cơ đưa cho Lê Khang bản tâu của Nguyễn Vô Niệm, trong ánh mắt rõ ràng hiện lên sự khen ngợi, hắn không ngờ Vô Niệm lại có thể giải quyết việc này một cách êm đẹp đến như vậy, còn thu về cho quốc gia một động. Lê Khang không khỏi tò mò, cuối cùng Vô Niệm làm như thế nào mà bệ hạ lại vui vẻ như vậy, hắn đọc từng dòng chữ ngay thẳng bên trong, ban đầu chân mày hơi nhíu lại, sau lại dãn ra, cuối cùng trên gương mặt lại có nét trầm tư, suy nghĩ. Một lát sau Lê Khang thở dài nói.



- Cách làm của La Hiên bá thực sự rất giống với đức Thái Tổ hoàng đế. Đáng tiếc, có lẽ gần đây quả thực triều đình đã đi lệch so với con đường của Thái Tổ hoàng đế.



Năm xưa lúc những năm đầu khởi nghĩa Lam Sơn gặp lúc khó khăn, Lê Thái Tổ cũng đã nhờ đến các đồng bào miền núi cấp người, cấp lương, khi quân Lam Sơn tiến ra Bắc, để chặn giặc tiếp viện từ nhà Minh sang, Lê Thái Tổ cũng thu phục những người Mường, người Thái ở những nơi này để cung cấp tin tức, mai phục đánh giặt, thậm chí họ còn tham gia nghĩa quân "áo đỏ" (Vân Nam, TQ) để giúp đỡ khởi nghĩa Lam Sơn. Khi đó Lê Thái Tổ dùng chính sự chân thành, uy vọng của mình để thu phục những đồng bào miền núi, sau khi triều Lê được thành lập, không ít thủ lĩnh miền núi cũng được phong thưởng, lôi kéo họ bằng cách ban quốc tính như Xa Khả Tham (Lê Khả Tham) được phong Nhập nội Tư không đồng bình Chương sự, được cai quản thượng bạn Đà Giang, ban cho Kim ngư đại, tước Trụ quốc, Quan Phục hầu. Một số người họ Xa khác cũng được ban thưởng chức tước như: Xa Lộc làm Kim ngô vệ Thượng tướng quân, Đại tri tư; Xa Khát, Xa Bàn, Xa Điểm đều làm Ngọc kiềm vệ Đại tướng quân, Minh tự, đều được ban cho quốc tính.



Thế nhưng sau này thời thế thay đổi, sự tập quyền của triều đình Trung ương càng mạnh mẽ thì mối quan hệ giữa triều đình và người miền cao càng xa cách, triều đình cố gắng duy trì sự thống trị của mình trên toàn lãnh thổ, trong khi những nơi vùng cao thì cố gắng bảo vệ, duy trì sự tự trị, thành ra hai bên cứ có mối quan hệ mập mờ, không rõ ràng như vậy.



- Đối với lời tâu của La Hiên bá khanh cảm thấy như thế nào?



Lê Bang Cơ nói, đã phát hiện ra vấn đề thì lúc này là lúc cần chữa cháy mối quan hệ của triều đình và các dân tộc khác. Lê Khang nói.




- Tâu bệ hạ, La Hiên bá nói không sai chút nào, để có thể bảo vệ được phía Bắc và mở rộng về phía Nam, sự ủng hộ của những tù trưởng ở các châu, động, sách là không thể thiếu. Hơn nữa phương án của La Hiên bá được thử nghiệm tại Hạ Lang rõ ràng đã có sự hiểu quả, chúng ta cơ hồ không tốn một binh tốt, cũng không tốn bao nhiêu của cải lại có thể thu phục được một động. Điều này chứng tỏ có thể sử dụng phương pháp này áp dụng ra các châu, sách, động khác. Điều này yêu cầu triều đình phải có một đoàn đội có trình độ ứng biến, hiểu biết văn hoá như La Hiên bá, thì khi đó mới có thể thực hiện được trên toàn quốc, nhưng rõ ràng việc này sẽ rất khó khăn. Còn nếu muốn chi tiết hơn, chúng ta không có cách nào khác là phải đi hỏi La Hiên bá xem cách giải quyết vấn đề như thế nào.



Lê Khang rõ ràng có ý tưởng bắt chước Vô Niệm, ý định xây dựng nên một đoàn đội người am hiểu tiếng nói, văn hoá lại giỏi ứng biến để lên trên các vùng cao, sử dụng phương pháp của Vô Niệm lôi kéo các đồng bào dân tộc theo tình anh em. Thế nhưng ý tưởng là như vậy nhưng thực hiện cụ thể như thế nào Lê Khang vẫn còn vô cùng mờ mịt.



Lê Bang Cơ gật đầu nói.



- Trẫm cũng vừa hay muốn đi gặp La Hiên bá, khanh chuẩn bị một chút, chúng ta liền xuất cung đi đến La Hiên bá phủ.



Lê Bang Cơ có chút hưng phấn, hắn lúc này còn đau đầu việc ở Hải Tây đạo, vừa mong muốn hiền đệ trở về để cầu viện kế sách thì không ngờ hiền đệ đã về thật, chẳng lẽ hiền đệ và hắn thực sự có thần giao cách cảm hay sao. Lê Khang đối với việc này cũng bức thiết, dù Thượng thư sảnh còn nhiều việc, thế nhưng rõ ràng chuyện này quan trọng hơn, hơn nữa hắn cũng càng muốn biết chi tiết quá trình Vô Niệm đi Hạ Lang như thế nào liền gật đầu nói.



- Thần tuân chỉ!



Mười vạn năm trước, Kiếp tộc phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Cổ Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.

Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, quét ngang võ giới.

Mời đọc: