Thư Sinh Hàn Môn Và Kiều Thê

Chương 172: Hầu công tử




Những người mang vẻ mặt hài hước giễu cợt xung quanh cũng ngây ngẩn mà nhìn.

Tống Ninh Tuyết, Mộ Dung Chỉ Tình và Tô Nguyệt Nhi ngơ người nhìn bức tranh trên tay Giang Siêu, cả buổi chưa hồi hồn lại. Các nàng cho răng mình nhìn nhầm rồi.

Xung quanh lập tức trở nên yên tĩnh. Lúc này, Hầu Đào cũng thấy bức tranh của Giang Siêu. Hẳn ta mở to miệng, ngơ ngác hết cả người.

Hắn ta không thể tin nổi đây là bức tranh do Giang Siêu vẽ

Màu sắc phối hợp cực kì hoàn mỹ, sắc hồng phấn hoa đào như được in lên giấy, gợn sóng trên mặt nước rõ ràng dễ thấy, vài con vịt đang chơi đùa trong nước, thậm chí còn có cá nhảy lên mặt nước, và cả tàu du lịch trên mặt hồ cũng được vẽ giống hệt như thật.

Nếu so kỹ xảo vẽ tranh thì bức tranh của Giang Siêu có thể dùng câu “nét bút của thần” để hình dung, chứ không thể dùng lẽ thường để đánh giá nữa rồi.

Quan trọng nhất là Giang Siêu vẽ nhiều thứ hơn Hầu Đào, nhưng lại vẽ xong trước Hầu Đào tới vài phút.

Ở kiếp trước, cái loại kỹ xảo vẽ tranh như Giang Siêu vừa mới vẽ chỉ là trò trẻ con thôi. Chỉ cần nắm được kỹ xảo và luyện tập thành thạo thì sế không tốn bao nhiêu thời gian để vẽ một bức tranh.

Chứ giống như Hầu Đạo không hề có kỹ xảo và nét vẽ có hệ thống thì có thể vẽ ra được tranh đẹp gì?

“Hoa đào ngoài trúc lưa thưa. Sông xuân nước ấm, vịt đùa trước tiên. Cỏ khô lau mới nhú lên. Ấy khi cá lợn dập dềnh mặt sông*” Lúc này, Mộ Dung Chỉ Tình và Tô Nguyệt Nhi cùng nhau ngâm nga ra tiếng.

(*) Bài thơ đề tranh “Cảnh chiều ở sông xuân”, tác giả Tô Thức, bản dịch thơ Khương Hữu Dụng.



Nghe thấy bài thơ, mọi người lập tức so sánh với bức. tranh, có loại cảm giác chìm sâu vào trong bức tranh.

Bức tranh có vài cành hoa đào, con vịt bơi, con cá nhảy lên mặt nước, ý cảnh từ bài thơ thật sự là một sự kết hợp hoàn hảo với bức tranh.

Và cả bài thơ nữa, bài thơ lưu loát dễ đọc hơn rất nhiều so với bài thơ của Hầu Đào.

“Thơ hay, tranh đẹp... đúng là nét bút của thần...” Không biết là ai chợt hét lên.

“Đây mới là một bức tranh tuyệt đẹp, cho dù là thần vẽ sống lại cũng không có được kỹ xảo vẽ tranh như vậy. Vị công tử này, ngươi định bán bức tranh này bao nhiêu bạc, ta mua...”

Trong đám người, có người lớn giọng hỏi giá.

“Ta ra một nghìn lượng...” Có người thậm chí đã ra giá. “Ta ra năm nghìn lượng...”

“Ta ra một vạn lượng..."

Hết tiếng ra giá này đến tiếng ra giá khác, khiến Hầu Đào. mặt mày nóng rát, chỉ muốn tìm khe đất chui xuống.

So với bức tranh của hẳn ta được đám người mình khen lấy khen để, thì sự khen ngợi của mọi người nơi đây dành cho bức tranh của Giang Siêu đã đủ để hắn ta biết ván này hẳn ta thua.

“Được rồi, ai ra giá một vạn lượng vậy, lên đây một tay giao tiền một tay giao tranh.” Lúc này, Giang Siêu nói với đám người.

Một bức tranh bán được một vạn lượng, hắn làm gì không bán. Nếu có người bằng lòng ra tiền mua thì hän cũng băng lòng tiếp tục vẽ. Đam Mỹ Hay



Hiện giờ hẳn thiếu nhất là tiền. Tuy răng lần trước kiếm được hơn ba mươi vạn lượng từ chỗ Hoàng Bá Long, nhưng mà nó lại không dùng được bao lâu cho việc xây dựng thôn Kháo Sơn hoặc là tộc Dạ Lang.

“Ta... là ta...” Trong đám người, có người chen ra ngoài, móc ngân phiếu ra.

Hắn ta trông khoảng hơn ba mươi tuổi, đeo vài chiếc nhẫn vàng và ngọc, nhìn là biết ngay kẻ có tiền.

Hắn cầm ngân phiếu một vạn lượng, sốt ruột đưa tới trước mặt Giang Siêu, rồi giơ tay ra muốn lấy bức tranh trên tay Giang Siêu.

Giang Siêu cầm ngân phiếu, đưa tranh cho đối phương. Tống Ninh Tuyết, Mộ Dung Chỉ Tình và Tô Nguyệt Nhi mặt mày tràn đầy tiếc nuối. Các nàng không quan tâm đến tiền bạc, mà chỉ muốn giữ lại bức tranh thôi.

Nhưng Giang Siêu đã bán tranh rồi, các nàng cũng không tiện cản lại. Tô Nguyệt Nhi và Mộ Dung Chỉ Tình vài lần mở. miệng, suýt chút nữa thốt ra là mình muốn mua bức tranh.

Thấy cảnh này, sắc mặt Hầu Đào cực kì khó coi. Tình huống trước mắt chẳng khác gì tát thẳng vào mặt hắn ta.

“Hầu công tử, ngươi cảm thấy ván này... ai thắng?” Lúc này, Giang Siêu hỏi Hầu Đào.

Hầu Đào mặt mày tràn đầy vẻ không cam lòng, vốn định ngụy biện vài câu.

Nhưng mà mọi người không hề cho hắn ta cơ hội để ngụy biện, ai cũng nói với Giang Siêu: “Đương nhiên là công tử thẳng rồi, nhìn là biết ngay mà”

Nghe vậy, Hầu Đào giận dữ rồi lại không dám lên tiếng. Rốt cuộc là hẳn ta đã từng nói để mọi người làm trọng tài.