Tố Hoa Ánh Nguyệt

Tố Hoa Ánh Nguyệt - Chương 1: Nàng rằng:




Mùa hè năm Thành Hòa thứ chín, sáng sớm tinh mơ, trong một lâm viên tư nhân ở Phượng Hoàng Đài tại Nam Kinh.

Phía tây lâm viên là một hồ sen, nước hồ trong suốt dập dờn, lásen xanh biếc trải dài vô hạn, hoa sen duyên dáng mang theo ít sương mai càng toát ra vẻ đẹp kiều diễm. Một cơn gió nhẹ thổi qua, mùi hương thơm ngát phả vào mặt, khiến những tục niệm trong lòng người biến mất, cảmgiác sảng khoái, dễ chịu.

Sâu trong hồ sen là ba chiếc thuyền con, người trên thuyền đềuđang say giấc nồng. Gió mát chầm chậm thổi qua, mùi hương dễ chịu, đichơi thuyền, rồi ngủ trong mười dặm hoa sen này đúng là chuyện hưởng thụ tao nhã mà thích ý.

Trên thuyền phía bên phải có treo màn sa mỏng, một thiếu nữthanh lệ khoảng mười ba mười bốn tuổi mơ hồ tỉnh lại, nhưng không mởmắt, mà vẫn giả vờ ngủ. Nơi này đẹp như cảnh trong mơ vậy, để ta ngủthêm một lát, tiếp tục giấc mộng đẹp này đi.

Trên thuyền ở giữa truyền ra tiếng nói chuyện của một nam một nữ, giọng nam tử trầm thấp, giọng nữ tử lười nhác:

- Tỉnh rồi?

- Ừ, tỉnh rồi.

- Không biết A Trì ngủ có ngon không, còn có A Thuật và A Dật nữa.

- Nghe yên tĩnh quá, bọn nhỏ hẳn là còn ngủ say.

- Chúng ta có làm bọn nhỏ thức không?

- Không đâu, chúng ta nhỏ tiếng thế mà.

Thiếu nữ khẽ nhếch khóe miệng, rõ ràng tâm tình rất vui vẻ. Đếnthế giới này đã hơn năm năm, nàng luôn thích ứng vô cùng tốt. Cái thếgiới này tuy cùng kiếp trước của nàng không giống nhau, nhưng nàng cóphụ mẫu yêu thương, có huynh trưởng quý mến, có bọn đệ đệ đáng yêu, cuộc sống cứ thế trôi qua.

Tên của thiếu nữ này ở kiếp trước là Từ Trì. Kiếp này, tên nàngdo tổ phụ đặt theo thứ tự của các đường tỷ muội, gọi là Tố Hoa. Còn nhũdanh do cha mẹ đặt là A Trì:

- Cha mẹ đã sớm mong có một tiểu khuê nữ bảo bối rồi, A Trì, con để cho cha mẹ đợi lâu quá.

Tiếng trò chuyện của cha mẹ thỉnh thoảng truyền tới, đều là nóinhững việc vặt trong nhà. A Trì khẽ cười, trong lúc vô tình lại ngủthiếp đi. Phụ thân Từ Sâm ở Lễ bộ Nam Kinh nhậm chức hữu thị lang, mặcdù mang danh là quan tam phẩm, nhưng kì thực rất rảnh rỗi. Nam Kinh vốnlà nơi dưỡng lão, trong lục bộ Nam Kinh, Lễ bộ là nơi không có thựcquyền nhất, cũng không có chuyện gì làm nhất. Từ Sâm tính tình hào sảng, lúc không làm công vụ, ông thường xuyên dẫn vợ con đi du sơn ngoạnthủy, làm nữ nhi của ông, thật sự thoải mái vô cùng. Mẫu thân Lục Vânxuất thân từ An Khánh Lục thị, rộng lượng hiểu biết, giỏi quản gia, xửlý mọi chuyện trong ngoài ở Phượng Hoàng Đài Từ phủ vô cùng thỏa đáng,trượng phu con cái đều sắp xếp ổn thỏa.

A Trì là ái nữ duy nhất của Từ Sâm và Lục Vân, rất được cưngchiều. Huynh trưởng Từ Tốn lớn hơn A Trì khoảng bốn năm tuổi, từ nhỏ đãnhường nhịn muội muội. Đệ đệ Từ Thuật và Từ Dật còn nhỏ, rất nghe lời ca ca tỷ tỷ, A Trì ở Từ gia như cá gặp nước.

- Mùi thơm đánh người, mùi thơm đánh người.

- Nằm mơ quá đã, nằm mơ quá đã.

Từ Thuật và Từ Dật cùng tỉnh giấc, dùng giọng nói non nớt phátbiểu cảm tưởng. Hai người bọn chúng, một đứa chín tuổi, một đứa bảytuổi, đều trắng nõn sạch sẽ, xinh đẹp như những cây trúc xanh tươi vừakiên cường vừa thanh tú.

Hai đứa nhóc này tỉnh, ai cũng đừng mong ngủ. Chúng cười đùa vài câu rồi hái mấy lá sen, đài sen nhỏ, dọc đường ăn hạt sen thơm mát ngon miệng, rất nhàn nhã thong dong. Ba chiếc thuyền nhỏ xếp thành một hàng, vợ chồng Từ Sâm phía trước, A Trì ở giữa, A Thuật và A Dật phía sau, từ từ hướng về phía bờ.

Một thanh niên nam tử đứng bên bờ, thấy thuyền nhỏ cập bờ thìmỉm cười tiến lên đón. Hắn mặc bộ trường bào tơ lụa có hoa văn hình dơichìm màu xanh, mái tóc dài đen nhánh dùng một cây trâm ngọc bích càilỏng lẻo, mặt như quan ngọc, ngoại hình tuấn mỹ, lúc giơ tay nhấc châncó một loại phong lưu phóng khoáng nói không nên lời. Hắn chính là đíchtrưởng tử của Từ Sâm, huynh trưởng của A Trì, Từ Tốn.

Thuyền nhỏ cập bờ, Từ Sâm rất có phong độ đỡ thê tử Lục Vân xuống thuyền.

- Nương tử, cẩn thận.

Lục Vân giận dỗi nhìn trượng phu một cái, đã nói bao nhiêu lầnrồi cũng không chịu thay đổi. Ngay trước mặt bọn nhỏ, đứng đắn chútkhông được sao? A Tốn đang đứng trước mặt kìa.

Từ Sâm và thê tử cùng tuổi, đều mang dáng vẻ ba mươi sáu ba mươi bảy tuổi, phu thê hai người đều mặc y phục mùa hạ có màu nhạt, nam tửnhanh nhẹn tuấn nhã, động tác nhẹ nhàng, nữ tử dáng người thướt tha, dịu dàng đáng yêu, nhìn qua hết sức tương xứng.

Từ Tốn bình thản gọi “cha, mẹ” rồi bước qua họ, trước tiên đưatay kéo muội muội lên, sau đó mỗi tay một đứa kéo hai tiểu đệ đệ lên bờ. Từ Thuật giơ lá sen lớn, Từ Dật cầm đài sen nhỏ, đều hết sức hưng phấnmà nói:

- Ca, cái này làm cháo lá sen, khẳng định ăn ngon.

- Ca, tự huynh lột ăn đi.

Hắn vừa nói vừa đưa cái đài sen nhỏ ra.

- Ca, huynh tối hôm qua đọc được mấy trang sách? Còn không bằngtheo chúng ta cùng nhau ngắm trăng, ngâm thơ, nghe hát, chơi thuyền trên hồ thiệt vui.

- Đúng đó, dùng băng thì cũng mát mẻ, nhưng không thể so sánh với cái mát mẻ trên hồ, không có ý thơ.

Hai đứa nhóc Từ Thuật, Từ Dật, đứa này so với đứa kia lại càng hiểu biết hơn.

Từ Tốn mỉm cười vỗ vỗ tay, một thị nữ ngoại hình xinh đẹp gọn gàng tiến đến, cầm ô giúp A Trì che nắng:

- Đại tiểu thư, da người trắng mịn như vậy, cần bảo dưỡng cho tốt.

Thị nữ không chỉ đẹp mà miệng cũng rất ngọt. Nghe giọng nói trong trẻo ân cần ở bên tai, A Trì mỉm cười.

Ai về phòng nấy rửa mặt xong, người một nhà từ từ đi tới trongsảnh, ngồi xuống dùng bữa sáng. Bữa sáng có cháo lá sen mới nấu, cơmlam, cháo hai loại gạo, bánh củ từ, bánh bí đỏ, bánh bột mì, bánh baonhỏ, các loại đậu, còn có thịt mà A Thuật và A Dật thích ăn nữa. Hai đứa nhóc này là điển hình của không thịt không vui.

Sau bữa sáng, Từ Sâm đến nha môn, Từ Tốn ra ngoài gặp bằng hữu,huynh đệ Từ Thuật, Từ Dật đến học đường đọc sách. A Trì ở bên Lục Vân,cùng bà trò chuyện việc nhà, may vá. Nói là may vá chứ kỳ thực sản phẩmtrong tay nàng khi cầm lên thế nào, thì khi đặt xuống cũng thế đó.

Lục Vân duyên dáng ngồi trước khung thêu hoa mẫu đơn.

- Tháng mười là mừng thọ kế tổ mẫu con, mẫu thân tự mình thêu bức Hoa khai phú quý cho bà.

Chủ yếu là ngăn miệng người khác mà thôi. Tuy nói là kế mẫunhưng ngoài mặt vẫn phải tôn kính bà, không để cho người ta nắm đượcnhược điểm.

A Trì thản nhiên cười:

- Con thì vẽ tranh trường thọ cho bà.

Nhà nàng có truyền thống đọc sách, thư pháp, hội họa đều rất cóbản lĩnh, kế tổ mẫu mừng thọ, nàng tự tay vẽ bức tranh trường thọ, vừacó ý nghĩa, vừa thể hiện được thành ý, lại không mất tiền, đúng là mộtcông ba việc.

Lục Vân tay vẫn không ngừng, miệng thong thả nói:

- Phụ thân con thì viết bức tranh chữ đưa qua. Ca ca con cũngkhông khác con mấy, vẽ bức tranh tùng hạc. A Thuật và A Dật còn quá nhỏ, có tấm lòng là được.

Mẫu tử hai người hiểu ý cười cười, trong lòng hiểu rõ.

Phụ thân của Từ Sâm là Hộ bộ thượng thư kiêm Kiến cực điện Đạihọc sĩ, nội các thứ phụ Từ Tiết. Phu nhân chính thất của Từ Tiết làTriệu thị sau khi sinh Từ Sâm chưa đến một tháng thì bệnh nặng qua đời,Từ Tiết cưới phu nhân Ân thị, sinh thứ tử Từ Dương, trưởng nữ Từ Đào,thiếp là Tuần thị sinh tam tử Từ Tế. Vì vậy, Từ Sâm là trưởng tử Từ gia, phía dưới còn có hai đệ đệ và một muội muội.

Từ gia từ khi khai quốc đến nay đời đời làm quan, hơn một trămnăm qua nhân tài xuất hiện tầng tầng lớp lớp. Chỗ ở của gia đình Từ Sâmhiện nay là Hà Viên, chính là sản nghiệp của tổ tiên Từ gia. Triều đạinày khi khai quốc định đô ở Nam Kinh, Thái tổ Hoàng đế khởi nghiệp từhai bàn tay trắng nên bản tính tiết kiệm, nhưng lại ban thưởng cho côngthần rất hậu hĩ, có điều phủ đệ quan lại không được phép xây ở cạnh nhà. Cho nên, quan võ cũng vậy mà quan văn cũng thế, đành phải xây lâm viêntư gia ở một dãy Phượng Hoàng Đài này. Nơi đây là giáo trường thời Tống, thời Nguyên cũng không có gì thay đổi, trừ vài chùa miếu thì không còngì khác. Ở đây núi thấp nước đọng và phố xá sầm uất cách nhau bởi sôngTần Hoài, hết sức thanh u.

Từ trước đến giờ, giữa kế mẫu và kế tử hiếm có ai thân thiết như mẫu tử ruột thịt, đa số là trong lòng luôn có ít bài xích. Từ Sâm và kế mẫu Ân phu nhân cũng không gần gũi, vô cùng lạnh nhạt. Nhưng Từ gia làVân Gian đại tộc, trong tộc rất coi trọng lễ nghi, Từ Sâm ngày thường dù không câu nệ tiểu tiết thế nào đi nữa, đối với kế mẫu ngoài mặt vẫnphải tôn kính. Tiệc mừng thọ kế mẫu, ông có thể không đích thân đếnnhưng lễ tiết là không thể thiếu.

A Trì cùng Lục Vân tán gẫu câu được câu không, Lục Vân vừa thêu xong một cánh hoa chợt bật cười:

- Cũng không biết vị đại tiểu thư kinh thành kia sẽ tặng cho tổ mẫu ruột đại lễ gì nữa.

Ở Từ phủ Nam Kinh, A Trì luôn được gọi là “đại tiểu thư”, nhưng ở Từ phủ kinh thành thì không phải như vậy. Từ Viễn trưởng tử của TừDương nhỏ hơn Từ Tốn hai tháng nên đành phải đứng thứ hai, nhận danhxưng là “nhị thiếu gia”. Trưởng nữ của Từ Dương - Từ Tố Mẫn cùng với ATrì sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày, chỉ xê xích nhau chưa đến mộtcanh giờ. Lúc A Trì sinh ra là đầu giờ Dần, còn Từ Tố Mẫn là cuối giờDần, lần này Từ Dương dù thế nào cũng nuốt không trôi khẩu khí này,quyết tâm tranh giành danh phận đích trưởng nữ cho Từ Tố Mẫn, khăngkhăng là nhầm canh giờ, Từ Tố Mẫn là đúng giờ dần ra đời. Từ Sâm khôngthèm để ý tới ông, thế là một người ở kinh thành xưng “đại tiểu thư”,một người ở Nam Kinh xưng “đại tiểu thư”, không ai nhường ai.

A Trì vừa cùng với Lục Vân thương lượng:

- Mẹ, buổi trưa uống canh vịt được không? Hay là canh xương củ sen?

Vừa không quên khịt mũi coi thường:

- Đích trưởng nữ hay không đích trưởng nữ có ích lợi gì chứ? Mẹ à, con nói mẹ nghe, danh phận là thứ vô dụng nhất.

Có ngu không vậy, quyền lợi mới là thứ vĩnh hằng.

Lục Vân mỉm cười trả lời:

- Được rồi, canh vịt, canh xương củ sen. Thêm cả cơm lá sen, hoa sen luộc, được không? Vừa đẹp vừa ăn ngon.

A Trì ánh mắt lấp lánh:

- Dạ được, dạ được.

Lục Vân cưng chiều nhìn nàng một cái, rồi dặn món cho hạ nhân làm bữa trưa.

Hài tử A Trì này, dáng người dù chưa phát triển hoàn toàn, nhansắc đã mỹ lệ hơn người. Lần nào sang nhà người khác làm khách, các phunhân đều lôi kéo A Trì không buông tay, khen ngợi không dứt. Mà cũng khó trách, thứ nhất A Trì tướng mạo thật sự rất đẹp, thứ hai A Trì xuấtthân từ Vân Gian Từ gia, thân phận là đích chi đích nữ, tổ phụ lại lànội các đại thần, phụ thân đang là quan tam phẩm.

Chẳng qua là….….Lục Vân trầm ngâm chốc lát, A Trì tuy thông tuệ, nhưng được phụ mẫu huynh trưởng nuông chiều quá mức, không khỏi có chút ngây thơ thẳng thắn, không có tâm kế. Lúc làm cô nương thì không sao,chỉ sợ sau này nàng xuất giá sẽ chịu thiệt thòi.

Lục Vân định nói gì đó, ngẩng đầu thấy khuôn mặt nhỏ nhắn xinhxắn đáng yêu của nữ nhi thì không mở miệng được. A Trì vẫn còn nhỏ, đợinó lớn lên một hai tuổi nữa rồi hẵng nói. Cuộc sống của nữ hài tử vô ưuvô lo chỉ có mấy năm này, để cho nó sống thật vui vẻ sung sướng là tốtnhất.

Buổi tối Từ Sâm trở về, đêm khuya tĩnh lặng, Lục Vân nhỏ nhẹ nói ra những lo lắng trong lòng:

- Ta lo cho A Trì quá.

Từ Sâm tự phụ cười cười:

- A Trì rất thông minh, thỏa đáng, nàng không cần lo lắng.”