Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 107: Tìm Đối Sách




Tìm đối sách

Hội nghị kết thúc, bá quan lục tục đi về. Một mình Trịnh Cán ngồi lặng lẽ trong phòng. Hắn cần một đối sách để xử lý một lượt sự thể Thái Nguyên. Mấy hôm nay, hắn vẫn đang suy ngẫm mãi việc này. Việc đánh mất Thái Nguyên trên một mức độ nào đấy là sự thể đột phát, tuy việc lần này đã tạo thành không ít tổn thất cho hắn, hắn đã để mất hơn hai vạn đại quân tại Thái Nguyên, và khiến kế hoạch xóa sổ Lang Xang của hắn phá sản. nhưng biến sự lần này như một tấm gương sáng để hắn có thể nhìn thấy khâu yếu nhất của bản thân. Lúc mưới sống lại tại thế giới này, thế mạnh của hắn chính là biết trước lịch sử, hắn có thể biết đến, chính biến năm Canh tý, cũng biết Trịnh Tông ngoài mặt thì vui vẻ nhưng bên trong không ưa mình, cũng biết một số điểm yếu của các đại thần, thế nhưng sau vài năm đến thế giới này, ưu thế đó đã gần như biến mất, mỗi sự tình hắn làm đều ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử, cho đến bây giờ Trịnh Cán có thể chắc chắn rằng, ưu thế biết trước của hắn đã mất, hắn cần phải thay đổi, nếu vẫn cứ trì trệ không tiến kết cục của hắn nhất định là ngũ mã phanh thây, vạn kiếp bất phục. sau lần này hắn cũng đã nhận ra một vài điều,

Thứ nhất hắn mới đến thế giới này chưa được chục năm, mặc dù quyền khuynh triều dã, nhưng nền tảng quan liêu của hắn quá bạc nhược, không cách nào hiệu quả khống chế được địa phương, mọi việc đều phải trông chờ vào quân sự để khống chế, để một khi hắn lơ là, cơ cấu quyền lực bèn không còn khống chế được Thái Nguyên. Hiện nay bùng nổ nguy hiềm ở Thái nguyên. nhưng lần sau sẽ là ở đâu? Kinh Bắc, An Quảng hay là chính thành Thăng Long này? Hắn tự dưng có cảm giác lực bất tòng tâm trong lòng.

Lực bất tòng tâm này không phải do thực lực quân sự của hắn không đủ. ngược lại, lực lượng quân sự của hắn quá đủ, mà các thực lực phần mềm khác của hắn lại thiếu. hắn thiếu ở đây chính là một hệ thống chính trị cầm quyền hiệu quả, dù sao đám quan lại địa phương bị một đứa trẻ bảy tám tuổi lãnh đạo cũng sẽ có ý coi thường, Dùng một hình tượng để so sánh, hắn cũng giống như một gã đại hán ngoại hình mạnh mẽ. xem tướng mạo thì cao to, cơ bắp phát triển, nhưng thể chất bên trong lại cực kỳ yếu đuối, không thề duy trì được thể lực quá lâu. Với lại sự phối hợp mắt mũi, cùng độ linh hoạt đều không đủ, một khi bị người khác nắm phải điểm yếu, hắn sẽ không còn nào ứng phó.

Lần này Trịnh Tông đã chơi một đòn rất đẹp, hắn đã dùng thân phận của Vua Lê để đổi chủ tướng Thái Nguyên, đánh vào dám hàng tướng mới theo Trịnh Cán. Mọi việc đều không có gì thay đổi. trên danh nghĩa khắp Đại Việt này vẫn là của Lê Hiển Tông, hoàng thượng muốn đổi tướng còng phả xin phép Trịnh Cán hắn hay sao, cho nên lần này Trịnh Cán không có gì trả đòn, rất khó nói lý,

Bọn họ đã không thể có hiệu quả khống chế Thái Nguyên, đấy chính là điểm yếu nhất của Trịnh Cán, không có một cơ cấu quyền lực hành chính mạnh mẽ, chỉ dựa vào võ lực để duy trì e là không phải kế lâu dài, quân chính song hành mới là vương đạo

Đất nước không thiếu nhân tài, nhưng ngoài những người đi theo hắn từ đầu, hoặc lợi ích gắn với hắn ra, một số quốc sĩ thà hồi hương chứ cũng không muốn hiệu trung cho hắn. Đây kỳ thực chẳng qua là một hình thức, thực chất là do hắn vẫn chưa đủ tính hợp pháp. Dù cho binh lực của hắn có mạnh đến đâu đi chăng nữa, dù cho hắn có là Điện đô vương của Đại Việt đi chăng nữa, dù cho hắn đã mang Nam đại việt phát triển như vậy, chính sách có lợi cho bá tính như vậy, nhưng hắn vẫn không phải là Hoàng thất. Hắn có sức ảnh hưởng chưa đủ lớn với toàn bộ bá tính, lòng người vẫn hướng về triều Lê nhất là đám quan lại đại phương và đám thổi hào địa chủ, lại càng ,không thích hắn

Đó chính là nguyên nhân thật sự mà vẫn chưa thể thu hút được bao nhiêu nhân tài đến nương nhờ hắn. Tính hợp pháp của hắn không đủ. không cách nào thu hút lượng lớn phần tử tri thức ưu tú đến

Từ góc độ nào đó mà nói. hắn cảm tạ biến cố lần này, để hắn có thể tĩnh tâm lại ngẫm nghĩ lại điểm thiếu sót và mặt yếu của mình. Nếu không, hắn không biết phải đến bao giờ mới có thể phát hiện ra vấn đề của mình. Có điều, cục diện nhân tài không đủ không phải ngày một ngày hai có thể thay đổi, mà cần một thời gian, hắn phải tìm cách, để bá tánh tin tưởng rằng, một đứa trẻ bảy tuổi sẽ đưa họ đến thời kỳ huy hoàng nhất

Đây chỉ đành xem để sau cùng, việc cấp bách trước mắt. hắn cần phải cho Trịnh Tông một bài học, phải để hắn hiểu rằng đắc tội hắn thì Trịnh Tông cũng không được yên ổn

Vương Lân nghe lệnh của Trịnh Cán triệu hấp tấp đi vào ngự thư phòng, từ khi được đệ tử của Hải thượng lãn ông, sửa khuôn mặt, hắn đã có thể xuất hiện dưới ánh mặt trời, cho nên hắn muôn phần cảm tạ Trịnh Cán, nghe trịnh cán muốn xem báo cáo đúc tiền, hắn đã vội vã chạy đến.

Tiểu thuận tử nhận lấy quyền sách, dâng lên Trịnh Cán đây là báo cáo về tiền đúc mới nhất của Đại Việt. trong này ghi rõ những nha nào được chúa trịnh cho phép đúc tiền, sản lượng hàng năm và tỷ lệ kim loại, còn có vài đồng tiền mẫu. Hôm nay trong hội nghị, Trịnh cán đã ra lệnh từ này sẽ dùng bạc ròng hoặc vàng ròng để lưu thông rồi, thế nhưng đó chỉ là lưu thông với quy mô lớn, giao dịch thường ngày cố nhiên vẫn cần tiền xu, không còn cách nào khác, vừa lúc nãy hắn đã nhận được tin báo từ đơn vị số chín của Chu Tước vùng đất Lang Xang chiếm được có hai mỏ bạc lớn, hai ba tháng nữa có thể khai thác, nguồn này khiến Trịnh Cán tạm thời yên tâm, chí ít trong vấn đề bảng vị, hắn cũng chưa hẳn đã sợ Trịnh tông lũng đoạn



Trong báo cáo của Vương lân Tiền bạc Trịnh Tông năm nay chuyển vào nội địa Trịnh Cán đã đạt đến hơn một trăm năm mươi vạn đồng, hơn nửa được lưu vào thị trường, có thể nói nếu hắn không phát hiện kịp thời, kinh tế của Thăng Long có một lúc nào đó không so Trịnh Cán hắn quyết định nữa, Xem ra hắn cần phải tốn chút công sức để suy ngẫm vấn đề này.

Trịnh Cán móc ra một đồng tiền bạc Cảnh Thống xoay tròn nghịch ngợm. Nhìn đồng tiền tròn trĩnh ấy xoay vòng liên tục. trong mắt Trịnh Cán lộ ra nụ cười khinh miệt, hắn lẩm ba lẩm bẩm một mình: “Trịnh Tông, hãy đợi đấy!”

Tiền trang của Trịnh Cán chính là mô hình thô sơ ban đầu của ngân hàng sau này, thu phí gửi tiền, cho vay lấy lãi, hiện nay toàn bộ cảnh nội Nam đại việt đều đã có tiền trang, hiện này mới chỉ có rửi tiền ở nơi này, sau đó cầm ngân phiếu có dấu đặc biệt đến nơi khác rút, không phải mang theo nhiều tiền nữa, tuy nhiên Trịnh Cán thấy thế vẫn chưa đủ, sau lần phát hiện ra Trịnh Tông âm thầm đưa bạc vào lũng đoạn, hắn đã nghĩ đến việc đổi một loại tiền mới, loại tiền này nhất định phải dễ mang đi và cái chính là phải dựa trên bảng vị, (1) có như vậy mới có thể cạnh tranh với đồng bạc của Trịnh Tông

thế nhưng tỷ lệ đúc thế nào , tráo đổi giữa cũ và mới thế nào lại không thể làm ngay được, cải cách tiền tệ nếu làm không cẩn thận, nhất định sẽ dẫn đến khủng hoảng, tình huống xấu nhất là Trịnh Cán đánh mất luôn cả ngai vàng, việc này hắn không thể không suy xét kỹ

“ Thôi được, ngày mai lại triệu tập nội các bàn tiếp đi”

Trịnh Cán day day cái trán, rồi đột nhiên hắn lại lấy giấy bút viết một bức thư, hắn ngoắc tay, một tên chu tước từ trên nóc điện nhảy xuống, ôm quyền thi quân lễ:

- Vương thượng có gì sai bảo.

Trịnh Cán một hơi viết ba bức thư giống nhau rồi nói:

- chia làm ba đường mang thư này đến cơ sở của ta tại Thành Cao Bình, trên đường đi hêt sức cẩn thận, nếu như có biến lập tức hủy thư tín

Tên chu tước ki nhận thư rồi nói:

- Vương thượng yên tâm

Trịnh Cán gật đầu,



“ đi đi”

……..

(1)Bản vị tiền tệ là thứ được dùng làm cơ sở định giá đồng tiền quốc gia. Đây là yếu tố thường thay đổi trong chế độ tiền tệ.

Lịch sử phát triển tiền tệ cho thấy, bản vị tiền tệ của các nước do điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ quyết định. Cho đến nay các chế độ bản vị tiền tệ sau đây đã được sử dụng:

Chế độ song bản vị: Đồng tiền của một nước được xác định bằng một trọng lượng cố định của hai kim loại (thường là vàng và bạc). Ví dụ: năm 1792, 1 USD vàng bằng 1.603 gam vàng ròng; 1 USD bạc bằng 24,06 gam bạc ròng. Do đó, trọng lượng 1 USD bạc bằng 15 lần trọng lượng 1 USD vàng. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh, Hoa Kỳ trước thế kỷ 19.

Chế độ bản vị tiền vàng: Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng, tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đỏi ra vàng theo tỉ lệ đó, và tiền vàng được lưu thông không hạn chế. Chế độ này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX.

Chế độ bản vị vàng thỏi: Chế độ này cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không thành tiền, không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh năm 1925, ở Pháp năm 1928, vân vân ;))

Chế độ bản vị vàng hối đoái: Đây là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng. Muốn đổi ra vàng, cần phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng như USD, Bảng Anh... Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn Độ năm 1898, ở Đức năm 1924, ở Hà Lan năm 1928...

Chế độ bản vị ngoại tệ: Chế độ này quy định đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó là các ngoại tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Chế độ này sử dụng phổ biến ở những nước có ít vàng hoặc bị lệ thuộc vào nước khác. Chế độ này từng được áp dụng từ 1944-1971. Bắt đầu sụp đổ từ 1960.

Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng: Dưới chế độ này, đơn vị tiền tệ của một quốc gia không được chuyển đổi ra kim loại quý. Theo đó, vàng bị rút ra khỏi lưu thông trong nước, tiền giấy không được đổi ra vàng và vàng chỉ được dùng để thanh toán quốc tế. Chế đô này phổ biến vào những năm 1930.

Chế độ bản vị bạc: (Chế độ bản vị này có trước khi chế độ song bản vị) Đồng tiền của một nước được đảm bảo một trọng lượng bạc nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền bạc, tiền giấy quốc gia được xác định một trọng lượng bạc nhất định và được tự do chuyển đổi ra bạc theo tỉ lệ đó, tiền bạc được lưu thông không hạn chế. Chế độ này được áp dụng ở các nước từ đầu thế kỷ XIX trở về trước.

(1)