Vận Mệnh Thế Gia

Chương 90: Hòa Hảo




"Ta cho rằng Quận chúa muốn một mình thanh tĩnh." Phó Minh Hoa không nhúc nhích, Đan Dương Quận chúa "Hừ" một tiếng, nói: "Nguyên Nương, ngươi là người thông minh, ngươi nên biết tại sao ta lại đối xử với ngươi như vậy. Nhưng đáng giận là lúc này ta tới, ngươi lại không chịu nói "Xin lỗi" với ta, chẳng lẽ ngươi không để ý đến người bạn ta đây hay sao?"



Lời này của nàng đã nói rõ ra cho Phó Minh Hoa biết, hiện tại trong lòng nàng đang rất không vui, làm Phó Minh Hoa nhìn nàng một cái, suy nghĩ một chút lại ngồi xuống.



"Ngươi cho rằng lúc trước ta nói lời đó là mỉa mai ngươi?"



Đan Dương Quận chúa nhìn nàng chằm chằm: "Chẳng lẽ không phải?"



Phó Minh Hoa cười nhạt, không nói không rằng.



Nhìn dáng vẻ này của nàng, chỉ sợ nhưng gì nàng ấy nghĩ thật sự không hề giống mình nghĩ.



Đan Dương Quận chúa sững sờ một lát, một hồi lâu sau mới vươn tay véo eo nàng: "Ngươi biết ta vì chuyện đó mà không vui, ngươi còn im lặng như vậy! Làm ta trở về đã khóc ướt đẫm hai chiếc khăn."



Phó Minh Hoa không nghĩ đến nàng ấy sẽ động thủ, bên hông bị nàng ấy véo hai cái, nàng lại không trốn, Đan Dương Quận chúa thu tay lại:



"Nhũ mẫu ta nói, người không sợ nhột đều là..." Dường như cảm thấy mình nói sai, liền nuốt xuống nửa câu còn lại.



Phó Minh Hoa không thèm để ý, đôi má Đan Dương Quận chúa đỏ lên, kéo tay nàng: "Chuyện này là do ngươi không chịu nói rõ với ta, cũng không trách được ta hiểu lầm."



"Nghe nói ngươi đã đính hôn với Chu thế tử của Vũ An Công phủ."



Đầu năm đã nghe nói chuyện Đan Dương Quận chúa đính hôn, Vũ An Công phủ cũng rất có lai lịch, được xưng là Vũ Văn thị tộc có quan hệ thông gia với vọng tộc Giang Lăng.



Mà điều làm Phó Minh Hoa chú ý nhất chính là Vũ Văn thị tộc này.



Vũ Văn nhất tộc này là hậu duệ của Tiên Ti, tự xưng là hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông thị [1], quan trọng nhất là Vũ Văn nhất tộc có lai lịch khác thường.





[1] Viêm Đế Thần Nông thị: Thần Nông, thường được gọi là Viêm Đế, ông ta họ Khương hiệu là: Thần Nông thị, Liên Sơn thị, trị vì 140 năm. Là một trong “Tam hoàng” nổi tiếng thời thượng cổ Trung Quốc. Ông ta dùng gỗ làm các công cụ trong nông nghiệp như: Cày, bừa - lãnh đạo nhân dân làm các việc trồng trọt, lại tìm ra các cây thuốc chữa bệnh cho người, được tôn khiêm là người sáng chế ra thuốc Bắc và nông nghiệp. (Nguồn: )



Nhánh tộc này là liều chết chạy trốn về Giang Lăng.



Vũ Văn nhất tộc này thật ra là hoàng tộc trước thời nhà Trần, chỉ là thiên tử của thời kỳ cuối tham lam hưởng lạc, không để ý chính sự, quyền lực sa sút rơi vào tay triều thần.



Lúc đó Trần thái tổ tay cầm trọng binh, gả nữ nhi cho Chu Ai Đế Vũ Văn Hộ, rất được Vũ Văn Hộ tin tưởng.



Sau khi Chu Ai Đế chết, thái tử Vũ Văn Khang chưa đầy mười tuổi kế vị Hoàng Đế, mà chuyện quốc gia thì rơi vào tay Trần thái tổ.



Khi đó bách tính chỉ biết Trần thái tổ mà không biết Vũ Văn Khang, đến khi Trần thái tổ tự tay giết chết Vũ Văn Khang, xưng đế ở Kiến Khang, đổi quốc hiệu từ Chu thành Trần, định tội danh rồi bắt đầu khai đao với nhất tộc Vũ Văn.



Lúc đó Vũ Văn thị có rất nhiều con cháu, cành lá rậm rạp, lại bị Trần thái tổ giết gần như muốn tuyệt tự.



Dưới tình huống như vậy, Vũ Văn nhất tộc vì muốn bảo toàn căn cơ mà chạy đến Giang Lăng, sau khi Trần thái tổ đăng vị thì vội vàng thu dọn tàn cuộc, không rảnh bận tâm đến những tộc nhân còn sót lại của Vũ Văn thị, cũng cảm thấy những người này không tạo nên sóng gió gì, để tránh cho bản thân về sau bị người lên án, lúc này mới để cho Vũ Văn nhất tộc đứng vững gót chân ở Giang Lăng.



Mãi đến giữa triều Trần, Trần Hiếu Đức Đế mới miễn "Trừng phạt" tộc Vũ Văn, Vũ Văn nhất tộc mới bắt đầu thật sự phát triển lớn mạnh.



Đến nay cũng khoảng một trăm năm.



Tuy nói trên danh nghĩa sẽ không bằng thế gia vọng tộc như nhất mạch Tạ thị có từ lâu đời, nhưng Vũ Văn nhất tộc cũng coi như có lai lịch, lại được Trần Hiếu Đức Đế nâng đỡ, phát triển đến bây giờ, đã trở thành danh môn vọng tộc ở Giang Lăng, không phải vì quyền thế cường thịnh, mà bởi vì xuất thân cực kì tốt nên mới được các quý tộc săn đón.



Thế gia vọng tộc chân chính có căn cơ lai lịch như vậy, mới thật sự được người tôn kính và ngưỡng mộ.



Phó Minh Hoa nhớ rõ, phi tử của Cửu hoàng tử Yến Ký do Thôi quý phi sở sinh chính là xuất thân từ Vũ Văn thị Giang Lăng.




Nếu Đan Dương Quận chúa có thể gả vào Vũ An Công phủ, dựa vào việc Công phủ này và Vũ Văn nhất tộc có quan hệ thông gia, bàn về lai lịch thân phận, Vũ An Công phủ Chu thị có thể làm thông gia với Vũ Văn thị tộc, cũng không thể kém cỏi được.



Quan trọng nhất là, Vũ An Công phủ cũng rất có lai lịch, lão quốc công là cựu thần tiền triều, xuất thân hiển hách, có thể coi như là nguyên lão tam triều của triều Trần.



Đích nữ được gả cho Điệu Đế làm Hậu, đến khi Thái tổ thống nhất thiên hạ, đã sáng suốt nắm được tình hình, trợ giúp cho Thái tổ, cho nên sau khi Đại Đường lập quốc, được phong làm Nam Chiếu Thái thú, tay cầm trọng binh.



Vũ An công muốn tỏ lòng trung thành với Thái tổ, cuối đời đã ở tại Lạc Dương.



Thái tổ cảm niệm lòng trung nghĩa của ông ta, nên đã bổ nhiệm nhi tử của Vũ An công kế nghiệp cha, vẫn trấn thủ Nam Chiếu, truyền thừa ba đời.



Sau khi lão Vũ An công chết được truy phong Nam Chiếu vương, được chôn tại chiêu lăng, hưởng đãi ngộ Thái miếu.



Đến khi Vũ An công tân nhiệm chết, cũng được Thái tổ truy phong Nam Chiếu vương, truyền tới thế tử Vũ An Công phủ nghị hôn với Đan Dương Quận chúa đã là đời thứ năm.



Lúc trước Thái tổ cho kế thừa chỉ đến thế hệ thế tử này mà thôi, một khi thế tử kế vị thì hạ xuống thành Vũ An Hầu phủ, trừ khi nhất mạch Chu gia lại lập được công lớn thì mới có thể kéo dài tước vị.



Nhưng dù có bị hạ xuống một bậc thì lai lịch địa vị của phủ Vũ An công vẫn còn đó, cũng không phải Định Quốc công phủ có căn cơ nông cạn có thể so sánh.




Quan trọng nhất là Vũ An Công phủ an phận thủ thường, trung thành tuyệt đối với Gia An Đế.



Lại thêm không phải thừa kế, Gia An Đế vô cùng yên tâm với Chu gia, dù Vũ An Công phủ có nuôi tư binh, nhưng số lượng không đạt tới mức khiến triều đình chú ý, phú quý mà an toàn, dù sao so với Giản Thúc Ngọc lúc nào cũng có nguy cơ mất mạng thì tốt hơn nhiều.



Chẳng trách lúc đó Đan Dương Quận chúa bị một câu nói của mình mà tức giận rời đi, hôm nay lại chủ động tới đây tìm nàng nói chuyện, có lẽ cũng hiểu rõ Vũ An Công phủ là một mối hôn sự tốt đẹp khó có được.



Một nguyên nhân khác, có lẽ Vũ An Công phủ sở dĩ có thể coi trọng một thế gia vọng tộc mới nổi chưa đầy năm mươi năm như Định Quốc công phủ, cũng nguyện ý cho con trai trưởng cưới Đan Dương Quận chúa, chỉ sợ không phải nhìn trúng Đan Dương Quận chúa, cô cháu gái có huyết thống Hoàng thất của trưởng công chúa, mà có khả năng là đã nhìn trúng nữ nhi của một trong tứ đại gia tộc là Âm thị được Định Quốc công phủ chọn làm vợ.




Từ đó mới đề cao thanh danh của Định Quốc công phủ, Vũ An Công phủ mới kết hôn với Đan Dương Quận chúa.



Bởi vì có Âm thị, mình lại có quan hệ thân thiết với Âm Lệ Chi, nên lúc này Tiết phu nhân mới dẫn nữ nhi đến Phó phủ.



Phó Minh Hoa nhìn qua gương mặt đang xấu hổ của Đan Dương Quận chúa, hơi có chút xuất thần.



Loại thẹn thùng của nữ nhi này, cho dù thế nào nàng cũng không thể cảm nhận được.



Trong giấc mơ cảm nhận không được, bây giờ càng không cảm nhận được.



Đan Dương Quận chúa có Tiết phu nhân lo liệu cho, còn nàng lại phải thận trọng tự tính toán cho hôn sự của mình.



"Đã định vào năm nay." Mặt Đan Dương Quận chúa đỏ bừng, nhưng vẫn thoải mái như trước, một hơi liền thừa nhận.



Nhìn Phó Minh Hoa mặt đầy ý cười, dáng vẻ dịu dàng đoan trang, đè xuống vẻ e lệ rụt rè trong lòng, không tự chủ được hỏi: "Còn ngươi, có đối tượng hợp ý chưa?"



Phó Minh Hoa hoàn hồn, cũng bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này.



Hiện tại con cháu các nhà ở Lạc Dương có thân phận xứng với nàng, nàng đều cẩn thận suy nghĩ về những người có độ tuổi xấp xỉ với mình một lần.



Cũng đã chọn được vài người, nhưng cũng cần phải suy nghĩ một phen.



Bên ngoài hành lang trồng từng dãy kim quế, đã kết không ít nụ hoa.



Chóp hành lang nhô ra bên ngoài chắn gần hết ánh sáng, chỉ còn lại chút đốm sáng bàng bạc rơi lên tấm khăn choàng lụa của hai người, làm cho những viền hoa văn ẩn thêu bằng tơ bạc trên tấm khăn choàng lụa của Phó Minh Hoa lộ ra vẻ đẹp lộng lẫy chân thật.