Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 115: Tối hậu thư




Chương 115: Tối hậu thư

Đội Thần Vũ của Thiên Bình mấy ngày đêm lo làm lương khô BDN để Chương tìm ra tỷ lệ tương đối giữa các thành phần. Bột lúa mì không có nên Chương thay bằng nhiều loại hạt khác. Có vị đậu xanh, gạo, ngô… vài loạt hạt khô hái trong rừng cũng được đem nghiền vụn, phơi khô. Theo thử nghiệm, một binh sĩ đói meo ăn một bánh lương khô, ngửa cổ tu một ống nước tre thì no kễnh bụng.

Chương gọi Dật đến bảo anh chàng theo sát Thiên Bình để học hỏi cách làm quân lương, mục tiêu là thành thục để khi cần, có thể huy động vài trăm người làm thật nhanh, Duệ và Gia Miêu, Trần Thông được gọi đến giúp việc ghi chép tỉ lệ sau đó đưa ra các công đoạn sản xuất. Dật làm rất tốt, anh ta đã xin chủ tướng cho phép được cưới Hồng. Chương đồng ý và bảo rằng nên cưới chung ngày với Bỉnh Di để cho đông vui. Sau này, Dật được giao quản lý xưởng quân lương cùng với Hồng, cả hai dưới quyền Duệ, anh ta chưa từng làm Chương thất vọng.

Thiên Gia Bảo Hựu vẫn thu nạp lưu dân, thêm hai làng mới được dựng lên gần mé chợ Thổ Hà. Từ số lưu dân này, Bỉnh Di chọn ra những người phù hợp bổ sung vào quân sau đó cắt bớt đưa sang Thiên Đức cho Cự Lượng.

Số quân Thiên Đức đã lên đến hơn ba nghìn người. Chương đã tính đến thành lập Lữ đoàn nhưng vẫn chưa quyết. Tổng số quân của Thiên Đức và Thiên Gia Bảo Hựu đã hơn năm nghìn.

Lâm Chí Hoà thông qua Uyển Như âm thầm trợ giúp Thiên Đức hàng chục thuyền lương, Chương tạm thời không lo lương thực. Uyển Như đã khẳng định với cha rằng, Chương kiếp này là phu quân của nàng nên Lâm Chí Hoà càng ngày càng dồn tài lực cho chàng tế tử chưa gặp mặt.

Quân và dân trong vùng Thiên Gia Bảo Hựu kiểm soát đã lên đến hơn một vạn rưỡi. Dải dất ven bờ Nam sông Thiên Đức nhộn nhịp trên bến dưới thuyền và mở rộng vùng kiểm soát là nhu cầu cấp thiết. Lý Lệnh công đã thêm hai lần khác sai sứ đòi Phạm Tu đến gặp ở Siêu Loại nhưng vẫn là Bỉnh Di thay mặt đi.

Thiên Gia Bảo Hựu cũng đang cần một cái cớ để đánh Lý Lệnh công nhưng Chương nói cần kéo dài thêm thời gian. Siêu Loại không phải là nơi đánh một trận có thể chiếm vì lòng dân đang theo về Lý Lệnh công. Việc Thiên Gia Bảo Hựu liên tục chiêu binh mãi mã, thu nạp lưu dân đã khiến Lý Lệnh công và Lý An nóng mắt.

Lý An dựa vào tin thu thập cũng biết quân Thiên Đức đang cho đóng chiến thuyền song không rõ hình dáng, số lượng binh mã bao nhiêu. Lý An ước đoán, Thiên Gia Bảo Hựu hơn hai nghìn quân thì Thiên Đức cũng phải già một nửa.

Tin tức về Thiên Đức rất khó thu thập, mặt Bắc giáp sông, Tây giáp đầm lầy, mặt Nam giáp núi, mặt Đông thì có mấy làng mạc người lạ đều không ra vào tự do được. Các bến thuyền đều có binh lính Thiên Đức giá·m s·át, mua bán không cấm cản nhưng hỏi chuyện trong làng hay liên quan đến Thiên Đức là bị túm cổ đi ngay. Biển cắm dọc bến sông có ghi rõ “Khu vực đóng quân Thiên Đức, dò la sẽ bị quy tội gian tế” thì ai dám đến gần.

Lối thượng đạo là khả dĩ nhất để dò la nhưng năm lần bảy lượt đưa người sang đều không thấy quay về. Lý An đoán biết Thiên Đức quân đã bố phòng trong núi nên cho đóng ba trại thế chân vạc cách chân núi trăm trượng đề phòng từ mấy tháng nay.

Binh sĩ Thiên Đức mỗi người đã có một áo trấn thủ và một áo khoác dài tối màu chuẩn bị cho mùa đông. Thiên Gia Bảo Hựu quân cũng sớm được trang bị đầy đủ sau khoảng hơn nửa tuần trăng. Mẫu mã đầu tiên không đẹp nhưng đủ ấm, Chương cũng chỉ cần có vậy. Sau khi trang bị cho quân sẽ là phần kiếm tiền của Uyển Như và Cả Lụa. Mấy mẫu áo khoác dài của nữ được làm đẹp, và một mẫu dành cho các bậc cự phú.

Lâm Chí Hoà được tặng một áo khoác lông ngỗng có gắn miếng sắt nhỏ. Mặc thử một hồi thấy mồ hôi túa ra như tắm bèn cho là tốt, liền xuất tiền đặt hai nghìn cái. Cả Lụa đem đổi áo ấm với thương nhân Hoa quốc lấy sắt, đồng, ngũ cốc. Mùa đông đến gần thì hầu như nhân lực nữ trong sáu làng Vạn và ba làng Duệ, Nguyệt, Lâm đều được huy động làm tối ngày. Mệt thì có mệt nhưng đổi lại, họ nhận thù lao tương xứng là tiền và ngũ cốc. Áo ấm mỗi người được một cái không phải mua.

Cả Lụa tuyển thêm nhân công ở Siêu Loại ra sức may vá để kịp giao cho thuyền buôn. Thứ đồ mới lạ này đem đến bạc vàng nhiều không kể siết cho gia trang. Uyển Như đã đưa hai trăm phụ nữ do Lâm Chí Hoà tuyển lựa đến gia trang của Cả Lụa để kịp làm hàng. Có thời điểm cả làng Nguyệt Đức nhà nào cũng làm thuê cho Cả Lụa.



Cả Lụa đích thân đến Lý phủ biếu Lý An một áo khoác lông ngỗng, Lý An lấy làm vui mừng. Cả Lụa xin gặp Trịnh Lam Khuê, tặng cô nàng một áo khoác dài chấm gối cũng bằng lông ngỗng, trên ngực trái có đính một miếng sắt hình chữ nhật nhỏ. Trịnh Lam Khuê cảm tạ, không để tâm đến miếng sắt nhưng Cả Lụa nói:

-Tiểu thư, miếng sắt này dập nổi hình hoa đào tượng trưng cho mùa xuân. Mùa xuân trăm hoa đua nở, vật này sẽ đem đến may mắn cho tiểu thư. Lão đặc biệt làm riêng. Gần đây tiểu thư có chuyện phiền lòng, sẽ sớm qua thôi.

Lam Khuê nhoẻn miệng cười cảm tạ thêm lần nữa. Cả Lụa rời đi, cô nàng mân mê miếng sắt nhỏ bỗng nhớ đến hình bóng bấy lâu nay ngày nhớ đêm mong.

Mới gần hai tháng kể từ ngày xa cách ở ven sông mà Lam Khuê tưởng như hai năm dài đằng đẵng.

Lại nói về việc chế tạo thuyền.

Nguyên mẫu đầu tiên của Mông Đồng thuyền dùng chở quân và Xa Hải thuyền chở pháo đã thành hình sau nửa tháng đóng và thử nghiệm vào ban đêm. Thợ đóng thuyền đã chỉnh sửa vài lần và quả thật Mông Đồng thuyền hay Xa Hải thuyền dùng guồng quay đi nhanh hơn. Binh sĩ nào cũng có thể đạp theo lệnh chỉ huy hoặc một phó chỉ huy. Xa Hải thuyền mẫu sau cải tiến hơn nguyên mẫu khi bốn pháo và lính đều được bảo vệ kín bằng ván gỗ. Bốn guồng xoay lớn nhô hẳn ra bên ngoài. Xa Hải thuyền sẽ đi giữa, Mông Đồng thuyền làm nhiệm vụ bảo vệ.

Chương thiết kế thêm Hoả thuyền phục vụ cho hoả công. Hoả thuyền thiết kế bên ngoài đơn giản, vật liệu nhẹ, phần đuôi hở, bên trong rỗng, khoang truyền chất nhiều vật liệu dễ cháy như rơm, rạ, củi và dầu. Mui thuyền có ba mũi nhọn bằng sắt dài, khi giao chiến, thuyền này sẽ xông lên trước đâm vào thuyền đối phương rồi phóng hoả. Bên trong lòng Hoả thuyền là thuyền nhỏ, chỉ cần chặt bỏ các mối nối bằng gỗ hoặc dây buộc thì thuyền nhỏ này, có thể là bốn, tám hoặc mười sáu trạo phu ra sức đạp guồng thoát ly là xong. Có nghĩa Hoả thuyền như vỏ bọc Mông Đồng thuyền.

Vòng bi bằng sắt thực sự phát huy tác dụng, tiếng ồn giảm, thuyền vận hành trơn tru và nhanh hơn gần ba mươi phần trăm so với thuyền có trạo phu tương đương và có thể duy trì tốc độ cao trong khoảng thời gian dài vì binh lính thay nhau đạp.

Trước khi chạm trán với Lý An, Chương đã có đội thuỷ binh do Yết Kiêu chỉ huy với mười hai thuyền Mông Đồng, bốn Xa Hải thuyền và sáu Hoả thuyền. Chương đã có dự định làm Lưỡng Phúc thuyền nhưng Yết Kiêu cho biết thuyền lớn chưa thể dùng ở sông Thiên Đức hay sông Dâu nên tạm gác lại. Chương muốn làm Lưỡng Phúc thuyền kết hợp chở quân và có hai pháo đá kèm bốn nỏ Liên Châu cỡ lớn.

Yết Kiêu được chỉ định làm Trung sĩ, Đại đội trưởng Đại đội thuỷ binh Long Vũ, số quân sĩ ban đầu hơn ba trăm, nhiệm vụ ban đầu là chuyên chở bộ binh của Cự Lượng và pháo binh của Bạch Hổ.

-Sao? Cậu đã phần nào hài lòng chưa?

-Tôi xin nghe theo chủ tướng mọi chuyện.

-Sau này Thiên Đức quân hay Thiên Gia Bảo Hựu vươn xa được đến đâu đều nhờ vào cậu cả đấy. Như ta đã hứa, Yết Kiêu sẽ là cái tên mà kẻ thù kh·iếp sợ. Long Vũ là gió rồng, rồng vốn đã bay lượn lại còn nhanh như gió. Đó là ý muốn của ta.



-Chủ tướng xin yên lòng, Yết Kiêu sẽ khiến ngài được như ý nguyện.

Vụ lúa không được mùa, chỉ được sáu phần so với năm trước vì t·hiên t·ai. Tin tình báo đưa về cho biết Lý An đã điều động binh lính giữa các quân doanh. Mỗi doanh doanh rút về hơn trăm quân bộ binh bí mật đưa về các doanh gần núi Nhất Sơn trong nhiều đêm. Tôn cũng cho biết khoảng năm trăm bộ binh và kỵ binh rời thành Luy Lâu lúc nửa đêm đi đâu không rõ.

Bỉnh Di báo với Chương, những lều trại ba quân doanh của Lý An dựng trước đó cách Nhất Sơn năm dặm đều đã có người ở. Quân số không rõ.

Chương về làng Vạn cùng bọn Cự Lượng họp bàn. Sau cùng tất cả thống nhất nhận định, Lý An sẽ dùng tối đa năm nghìn quân để đánh Thiên Gia Bảo Hựu nhưng họ sẽ không đánh vỗ mặt như Kiều Công Ngạn từng làm mà sẽ men theo sườn núi đánh vào sườn Đông làng Nhị Vạn.

Bỉnh Di lập tức cho làm hàng trăm cự mã bằng tre vót nhọn xếp dày đặc, đoạn hẹp nhất từ chân núi Nhất Sơn đến bờ sông Dâu dài đến hai dặm, Tạo thành bức tường phòng thủ tạm thời chống kỵ binh đột kích.

Chương lệnh cho Cự Lượng phối hợp với Bạch Hổ đưa hai pháo hạng nặng cùng vài trăm quả đạn đá, cầu chông sang sườn Nam dãy Linh Sơn t·ấn c·ông ba doanh gần chân núi. Pháo đem sang đó mới dựng, dùng xong thì huỷ. Nhiệm vụ là phá quấy, gây r·ối l·oạn, hoảng sợ cho đối phương như thể sắp t·ấn c·ông tập hậu. Yếu tố bí mật được đặt lên hàng đầu.

Cự Lượng dẫn theo Đại đội Thiên Đức và Thánh Dực, quân số hơn sáu trăm ém trong rừng. Lương khô đem theo đủ ăn trong bảy ngày.

Trương Lôi ở lại giữ quân doanh với năm trăm quân. Thuỷ binh Long Vũ của Yết Kiêu, Thần Sấm của Bạch Hổ, Thần Vũ của Thiên Bình và bọn Lạc Thổ, Bàn Phù Sếnh hạ trại trên cánh đồng gần làng Nhị Vạn phối hợp với Thiên Gia Bảo Hựu quân sẵn sàng nghêng chiến.

Hàng chục Sảo pháo mới được hoàn thiện và thử nghiệm xong đặt ngay sau hàng cự mã và mấy tháp canh tạm. Sáu mươi bốn pháo hạng nhẹ được bố trí lùi lại phía sau hai chục trượng, che chắn kỹ bằng những tấm liếp, binh sĩ gác ngày đêm. Mười sáu pháo trên Xa Hải thuyền cùng Mông Đồng thuyền được cất giấu kỹ trong các luồng lạch, bụi cây gần ngã ba sông.

Tàu thuyền được thông báo hạn chế qua lại trên sông Thiên Đức.

Vũ Ninh vương ở bờ Bắc nghe tin Thiên Gia Bảo Hựu và Thiên Đức dàn trận khắp cánh đồng thì cho quân theo dõi sát sao.

Lý Lệnh công gửi tối hậu thư cho Phạm Tu, bắt Phạm Tu phải đến gặp hoặc cho con trai Bỉnh Di làm con tin cùng 100 hộc lúa. Nhược bằng không Lý An sẽ dẫn một vạn quân san phẳng dải đất dọc bờ sông.

Phạm Tu chuyển thư cho Chương đọc và bảo cậu biên thư trả lời.



-Ta già rồi, các con còn trẻ, chúng bay muốn sao thì các lão già đều nghe theo.

Chương đọc cho Duệ viết:

-“Gửi ông già họ Lý, tuổi cao nên vui thú điền viên. Niệm tình ông nhiều năm chăm lo dân Siêu Loại ta sẽ tha mạng. Còn như ông thấy bản thân còn khoẻ, đủ sức đối đầu với ta thì mau dẫn thiên binh vạn mã sang đây, một mình ta chấp hết! Mau mau ta còn về ăn cơm.

Chủ tướng Thiên Đức quân.”

-Ơ, chủ tướng gì hả anh? - Duệ hỏi.

-Em ghi tên đầy đủ của anh vào, Mạc Thiên Chương.

-Ta chưa có dấu mộc ạ.

-Làm một cái triện mộc hình hổ trâu, à, thêm dấu hoa đào nhỏ đóng bên cạnh nữa cho lãng mạng. Anh thích hoa đào.

-Thật chẳng giống ai. Lời lẽ có phần cợt nhả, coi thường.

-Ô hay, anh giống ai thì liệu em có theo không hả? Anh muốn ông ta tức lên đánh cho mau chứ quân còn bao nhiêu việc phải làm.

-Nghe anh cả.

Mộc đỏ hình hổ trâu được đóng chính giữa bức thư. Bên cạnh chữ Mạc Thiên Chương đóng mộc hình bông hoa đào đỏ chót.

Nhận được thư, Lý Lệnh công đập bàn tức giận quát:

-Thằng đó là thằng nào? Hỗn xược, Tả Đô đốc là cái thứ gì? Hắn không trả lời ta còn cho một kẻ vô danh tiểu tốt đáp lời. Đưa thư này cho Sứ tướng, lệnh dọn cỏ toàn bộ Thiên Gia Bảo Hựu, Thiên Đức và những kẻ chống đối. Dọn sạch!

Lúc này đã là nửa sau tháng 11 năm Thiên Đức 25.