Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 162: Phân bón Vạn Xuân




Chương 162: Phân bón Vạn Xuân

Dịp Tết, hơn một nghìn năm trăm tù binh b·ị b·ắt được ăn uống no đủ ba ngày, sau đó bị chia thành các nhóm nhỏ từ ba đến năm chục người làm các việc khác nhau, tuỳ theo khả năng.

Một nhóm làm bình đất sét, những người khéo tay sẽ chọn vào nhóm làm bình gốm đạn cháy, nồi đất để bán trong vùng. Nhiều nhóm được cho đi cấy lúa, đào mương dẫn nước, làm đường sá, chăn bò, chăn lợn… Tất cả đều phải lao động. Đổi lại họ ăn no đủ ngày ba bữa, quần áo cấp phát mỗi người hai bộ màu nâu. Nhóm nào làm tốt, được đánh giá tốt của dân và quân giá·m s·át sẽ thưởng tiền và lương thực vào cuối tháng.

Các nhóm ở trong các trại nhỏ, tự quản với nhau, có người bỏ trốn thì cả nhóm chịu tội. Trong suốt thời gian cải tạo, tháng đôi lần những tù binh được nghe kể tình hình các sứ quân, của dân trong vùng và lân bang kèm theo nhận định của người kể. Họ được quyền biểu đạt ý kiến, những câu hỏi và ý kiến hay được thưởng. Thường ai hỏi cũng đều được thưởng tiền hoặc gạo bởi mục đích của Chương muốn họ chú ý lắng nghe, thông qua đó truyền bá tư tưởng mới. Người kể thường là Phạm Tu, Thiên Bình, Duệ, Uyển Như và Bỉnh Di. Cũng đôi khi người kể là những bậc cao niên.

Hai tháng một lần, Bỉnh Di hỏi cung lại tù binh một lần, đối chiếu lời khai hoặc các tình tiết đã khai trước đó như nhân thân, thời gian trong quân, dân tộc nào, nhận định thế nào về người trong nhóm. Sau ba lượt kiểm tra, những tù nhân có chuyển biến tư tưởng, muốn gia nhập quân Thiên Gia Bảo Hựu hoặc Thiên Đức được chấp thuận. Họ được giao các việc không liên quan trực tiếp đến chiến đấu.

Trong bản doanh Thiên Đức trước đây, việc ăn chín uống sôi là bắt buộc. Bên cạnh đó, giữ gìn vệ sinh cá nhân và tập thể cũng luôn được để ý bởi trong điều kiện y tế yếu kém, nếu có d·ịch b·ệnh sẽ khó khống chế.

Phòng bao giờ chả hơn chữa.

Hàng trăm nhà vệ sinh trong bản doanh, phân ủ tro đem bón ruộng do quân Thiên Đức làm giống như bao đời bách tính Vạn Xuân vẫn làm. Từ nửa cuối năm Thiên Đức 26, Chương đã cho làm thử mấy hầm biogas dạng nhỏ ủ phân bón ruộng xem có tốt hơn hay không. Thực tế phân bón từ các hầm biogas nếu trộn thêm các phụ phẩm như vỏ trấu, mùn cưa, xác bã cành lá, vỏ quả, thân cỏ dại, xác bã tôm cá, hay gồm cả nguồn rác ở các chợ, thức ăn dư thừa... giúp cây cối tươi tốt trông thấy, vì vậy đầu năm Thiên Đức 27, Chương lập một kế hoạch lớn nhằm thay đổi thói quen của bách tính, đem lại nguồn lợi cho dân trong vùng.

Quân Thiên Đức dựng một trại nuôi lợn ở gần núi Linh Sơn, trại dự tính nuôi năm trăm con lợn. Lâm Uyển Như lo mua lợn giống, lợn con… Hội Nông dân Thiên Đức sẽ giúp nhân lực chăn nuôi ban đầu. Chương không phải bận tâm chăn nuôi bởi dân có nhiều kinh nghiệm hơn cậu.

Điều Chương chú trọng là giải quyết vệ sinh chuồng trại để lấy phân lợn, đảm bảo lợn sinh trưởng nhanh, không d·ịch b·ệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và phục vụ các lợi ích khác.

Chương cho đào các hố lớn, xây hệ thống xử lý chất thải từ chuồng. Hệ thống gồm bốn bể lọc hình chữ nhật bằng gạch trát xi măng đặt cạnh nhau, đào sâu một trượng. Bốn bể từ lớn đến nhỏ, vách ngăn là hai lớp gạch, tường bao chỉ cần một lớp. Thành bể thông với nhau bằng tám ống tre trên vách tường. Ống gắn ở tường sau thấp hơn tường trước khoảng 5 phân.

Chương nhẩm tính, mỗi con lợn một ngày thải ra khoảng 3 cân phân cộng 4 lít nước tiểu. Chuồng nuôi 500 con lợn mỗi ngày có đến 1,5 tạ phân và khoảng 10.000 lít nước tiểu, cộng nước tắm rửa cho lợn, dọn chuồng trại. Phân và nước thải theo máng dẫn chảy vào bể lắng. Bể thứ nhất đầy, nước thải theo ống tre chảy sang bể thứ hai rồi đến bể thứ ba, thứ tư. Qua mỗi bể, phần cặn sẽ lắng xuống dưới, nước thải sẽ sạch hơn.

Nước thải từ bể thứ tư theo ống cống bê tông đúc chảy đến hầm biogas xây bằng gạch. Hầm biogas lại có ống dẫn chảy đến một bể lớn đổ sỏi, cát vàng, than củi để lọc nước thải thêm một lần nữa. Nước thải lọc từ bể này chảy sang các bể con bên cạnh, binh sĩ dùng nước đã qua xử lý tưới cây cối, hoa màu. Nước thải qua xử lý lúc này hoàn toàn không còn mùi hoặc còn không đáng kể.

Hầm biogas có ống dẫn khí đến một bếp gần đó nhưng Chương chưa có thành phẩm là van điều tiết làm bằng đồng nên chưa thể sử dụng gas đun nấu, nhưng cậu tin sẽ sớm hoàn thiện.

Chất thải thu được từ các bể lắng có nắp đậy bê tông cốt tre khi đầy sẽ xúc đổ vào các bể ủ xây nổi. Bể ủ có tấm đan bê tông hoặc tre cách đáy bể khoảng 20 phân, phần nước thải còn sót lại theo mấy ống nhỏ chảy ngược vào bể lắng. Trong bể, chất thải trộn với vỏ trấu, mùn cưa, vỏ chuối… cứ 3 ngày đảo phân ủ một lần. Phân ủ hơn một tháng là ra thành phẩm.

Sau thành công ở trại đầu tiên, Chương làm thêm bốn trang trại lợn cùng hệ thống xử lý nước thải lớn. Phân bón trước tiên phục vụ quân Thiên Đức bón lúa, sau bán cho dân trong vùng với giá ưu đãi. Cuối cùng, khoảng giữa năm Thiên Đức 27, Lâm Uyển Như có thành phẩm là phân bón Vạn Xuân đem bán cho Lâm Chí Hoà.

Nguồn lợi thu được từ phân bón bằng khoảng ba phần mười so với lãi thu được từ việc xuất chuồng đàn lợn sau gần 8 tháng nuôi.

Năm trăm tù binh sau nửa năm lao động không công được đưa đến 5 trang trại chăn nuôi lợn, lương khởi điểm 25 đồng một tháng. Lợn xuất chuồng thưởng thêm một tháng lương. Uyển Như thu lợi từ phân bón cũng trích ra một phần nhỏ để cải thiện bữa ăn cho những tù binh này. Cứ như vậy ai còn muốn đi đánh nhau nữa?

Duệ mời đại diện Hội Nông dân đến xem mô hình, giảng giải lợi ích. Sau đó những người này sẽ tiên phong làm theo ở quy mô nhỏ hơn, như mô hình gia đình. Thiên Bình giúp xây chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải theo quy cách Chương đưa cho. Lâm Uyển Như và hội Bát Vạn Thương Nhân lo đầu vào và ra của lợn, phân bón.

Nhận thấy làm phân bón không khó, một vốn bốn lời. Uyển Như tính cách thu gom chất thải của trâu, bò, ngựa, lợn… ở các nơi trên khắp Vạn Xuân. Ba ngôi làng ở Thiên Đức hưởng ứng, lúc nông nhàn dân quẩy quang gánh theo thương thuyền đến các thương điếm Vạn Xuân, từ đó toả đi gom nhặt phân súc vật bán lại cho thương điếm Vạn Xuân. Thương thuyền chở phân neo sẵn cứ thế chở về Thiên Đức. Chất thải bốc mùi chẳng quân nào thèm tra xét, cũng chẳng trốn được trong những đống phân cả.

Gần cuối năm, Chương xây cho Lâm Uyển Như xưởng chế biến phân bón Vạn Xuân rất rộng. Nhân công là những người lớn tuổi trong vùng. Xưởng có nhiều bể chìm bể nổi ủ phân với trấu, mùn cưa… Lâm Chí Hoà hoặc Bát Vạn Thương Nhân cho thuyền chở đem bán. Dân bỏ công làm lời, Uyển Như lãi một phần, thương nhân lãi một phần. Về sau có hàng chục làng ở Thiên Đức quẩy quang gánh đi khắp Vạn Xuân những lúc nông nhàn thu gom phân thải súc vật. Thời kỳ đầu dân Vạn Xuân mừng vì có người đến dọn phân hộ, đến khi họ biết thứ ấy bán ra tiền và làm được ra lửa thì dân các làng thu gom chất thải đã trở nên sung túc cả rồi.

Đê điều không làm n·gập l·ụt, hệ thống thuỷ lợi nội đồng cơ bản hình thành cộng với phân bón giúp dân vùng Thiên Đức, Thiên Gia Bảo Hựu cuối năm Thiên Đức 27 được mùa lớn. Sản lượng cao hơn các năm trước ba phần. Lần đầu tiên dân Thiên Đức bán gạo, ngũ cốc cho quân Thiên Đức thay vì nhận trợ cấp, cứu tế.

Các chợ trong vùng được mở thêm và quy hoạch lại cho phù hợp, chủ yếu là dựng cửa hàng, cửa hiệu bằng mái tranh vách đất thay lều lán tạm bợ, tiêu điều như trước đây. Mặt hàng bày bán cũng đa dạng hơn.

Thương nhân nhỏ ở các vùng lân cận muốn mở cửa hàng buôn bán tại chợ đều được, có điều phải đăng ký mặt hàng kinh doanh với quân Thiên Đức. Miễn thuế năm đầu, năm sau thu thuế 2 nén bạc bằng cách cho thuê đất. Từ năm thứ ba trở đi, thuế là 3 nén bạc. Sau ba năm sẽ tính toán lại, thu thuế dựa trên doanh thu. Trong ba năm đầu, nếu các thương nhân thuê dân Thiên Đức làm việc hoặc cho họ theo thương thuyền làm việc tối thiểu sáu tháng thì thuế sẽ được hoàn trả một nửa vào cuối năm thứ tư.

Nhờ chính sách này, nhiều thương nhân buôn bán nhỏ lẻ từ Siêu Loại, Vũ Ninh, La thành… đều đến tìm cơ hội. Những thương nhân này sau ba năm buôn bán có lãi, sổ sách ghi chép đầy đủ hàng tháng có dấu xác nhận của Thiên Đức sẽ được vay vốn không lãi suất một lần tại ngân hàng.

Chương vô tình nhận ra đỗ tương bán ở chợ mà dân không biết làm thành đậu phụ, chỉ xay ra sữa để uống vào khoảng tháng 5, năm Thiên Đức 27. Mẻ đậu phụ đầu tiên làm ra được các nàng chén sạch.

Chương dạy cho bốn nàng cách làm, sau cùng Lam Khuê phụ trách vì các nàng khác đều bận cả. Ban đầu Lam Khuê cùng các nàng nữ binh làm đậu phụ cung cấp cho quân. Dân trong ba làng Đường Vỹ, Long Ngô Động thấy thức ăn này ngon lại rẻ, đến xin học. Lam Khuê dạy cách làm cho dân trong ba làng. Dân ở các làng này đền ơn bằng cách làm đậu phụ bán cho quân Thiên Đức theo đặt hàng, lấy công làm lãi. Một thời gian sau ở các chợ trong vùng đều có hai hàng bán đậu phụ. Những hàng đậu phụ theo chân quân Thiên Đức đi khắp nơi song vẫn giữ lệ bất thành văn, mỗi chợ chỉ có hai hàng bán.

Những năm sau, Lam Khuê dạy cho hai làng ở Siêu Loại làm đậu phụ và trở thành bà tổ của nghề này tại Vạn Xuân. Với đóng góp lớn nhỏ khác nhau cho bách tính trong vùng, vị thế của bốn cô gái dần được khẳng định.

Chương hướng Thiên Bình vào các việc quân. Các thứ v·ũ k·hí do Chương làm ra, Thiên Bình đều phải nắm rõ hoạt động, dạy lại cho các chỉ huy, ghi nhận phản hồi để Chương điều chỉnh.

Duệ quản lý tài chính, sổ sách, hỗ trợ nông dân. Uyển Như lo kinh doanh mọi thứ còn Lam Khuê giúp Thiên Bình quản quân Thần Vũ, lo cơm nước trong nhà vì là bà út, đồng thời giúp Chương vài việc khác.