Chương 207: Tiền hoả, hậu thuỷ
Một nguyên tắc cơ bản mà kẻ dùng binh công thành đều biết, ấy là chỉ cần phá được cổng thành, dẫn đại quân tràn vào là xong. Các sỹ quan hay trưởng bối trong Bộ Tổng tham mưu Thiên Đức đều muốn dùng thần công phá toang cổng chính sau đó yểm trợ bộ binh xông vào.
Chương cho là phải nhưng không đồng ý bởi tướng sĩ đối phương cũng biết rõ điều ấy. Đánh vỗ mặt trong không gian hẹp không phát huy được lợi thế của hoả mai, vật che chắn nhiều hạn chế thần công trợ chiến. Giả tỉ mở thông đánh thốc vào được cũng hao binh tổn tướng, mà Chương lại không muốn thế.
Thứ nữa, chắc chắn họ Mậu sẽ bố trí lực lượng mạnh cố thủ ở mặt cổng chín. Chương muốn có một chiến thắng vẹn toàn, một chiến thắng mà quân Thiên Đức hao tổn ít nhất có thể. Và quan trọng hơn cả, sinh mạng của địch hay ta cũng như nhau vì chung tiếng nói. Tuy nhiên Chương không nói suy nghĩ này cho ai biết.
Thành trì, hào luỹ chỉ có tác dụng với đao kiếm trong khi quân chủ lực Thiên Đức lại trang bị thứ yếu những v·ũ k·hí ấy.
Làng Thư Đôi chẳng khác gì một cái hang chuột, muốn bắt chuột thì tiền hoả hậu thuỷ. Sách sử ghi lại những sáng kiến của người xưa, mỗi sáng kiên hạ được thành đều phải trả bằng hàng nghìn sinh mạng song cũng chỉ gói gọn trong vài chữ.
Pháo, hoả pháo thi nhau dội những cơn mưa đạn cháy về phía những luỹ tre trong ánh nắng gắt đầu giờ chiều.
Nhiều bụi tre bắt lửa cháy lan khi có gió.
Phạm Bạch Hổ vẫn cho bắn, đồng thời một số hoả pháo khiêng lên thêm mươi trượng dội tiếp vài loạt nữa. Lửa cháy thành một hàng dài đến ba mươi trượng. Bấy giờ bộ binh Thiên Đức mới chạy đến đổ rất nhiều chum, vại đựng dầu xuống hào nước rồi châm lửa sau đó rút lui.
Quân Siêu Loại dùng pháo cẩu từ bên trong làng ra, bọn Phạm Bạch Hổ ngắm nghía một hồi, nhận ra tầm bắn của pháo đối phương cũng như ước lượng được vị trí đặt pháo bèn đưa pháo tiến gần hơn rồi hạ lệnh bắn đạn đá, đạn cháy vào bên trong.
Chương còn yêu cầu binh sĩ bắt chuột sau đó đập c·hết tươi, dùng pháo bắn vào trong làng hàng nghìn con chuột c·hết trong buổi chiều ngày hôm ấy. Binh sĩ không biết tại sao phải làm như vậy. Ngày hôm sau, số chuột bị đập bẹp ném vào trong làng Thư Đôi còn nhiều gấp mấy lần vì quân Thiên Đức huy động dân Siêu Loại, phủ Thiên Đức bán chuột!
Trong khi bọn Phạm Bạch Hổ bắn cháy những luỹ tre thì hàng trăm thuyền các loại được huy động chở gạch, đá, cát đến ngăn sông. Dân trong mấy làng gần đó được đề nghị giúp đỡ, tất nhiên họ đồng ý vì nếu không nghe, hậu quả rất khó lường. Hàng nghìn người tay cuốc tay xẻng, dao rựa, xà beng với thuổng hì hục đào đất, chặt cây lấp một khúc sông rộng khoảng 10 trượng.
Thật là:
Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
Khó vạn lần dân liệu cũng xong.
Chiều ngày 2 tháng 9 công việc đã hoàn thành, nhánh sông Dâu chảy qua làng Thư Đôi đã bị ngăn một phía. Mậu Quốc Tỵ đốc quân nống ra theo lối Ngõ Trên, kết hợp thuỷ binh hòng đẩy lui quân dân lấp sông nhưng dưới làn đạn lớn nhỏ bắn thẳng như mưa, Tỵ lại phải lui quân vào làng.
Chương trả công cho dân làng mỗi người 5 đồng, mời một bữa ăn trưa và hứa ngày sau sẽ tạ ơn.
Dân những làng ở mé đằng Tây cực khổ hơn đôi chút khi không có thuyền bè lớn, phải đến chiều ngày 3 tháng 9 mới lấp xong khúc sông chỉ định. Mỗi người nhận 10 đồng tiền công sau khi xong việc nên cũng không oán trách.
Ngăn hai đầu sông xong rồi thì thuỷ binh Siêu Loại như cá chậu chim lồng.
Sau hai ngày và một chiều bọn Phạm Bạch Hổ dùng hoả công, hầu như toàn bộ luỹ tre ở mặt Tây Bắc - Bắc - Đông Bắc đều cháy sạch, trơ ra luỹ thành đắp đất tua tủa những tre gỗ vót nhọn, mảnh sành sắc cạnh đủ cả.
Bấy giờ Phạm Bạch Hổ đem TC120 dạy tân binh ngắm bắn, mục tiêu là một đoạn luỹ đất trước mặt. Ngoài TC120 còn có TC80.
Chiến trường trở thành nơi tập bắn.
Trước uy lực của những viên đạn kim loại tròn bắn túc tắc cả buổi chiều, một đoạn luỹ đất dài chừng 3 trượng đổ sập.
Chẳng cần phải nói cũng biết quân Siêu Loại bên trong làng Thư Đôi kinh sợ đến mức nào.
Mậu Quốc Tỵ cho quân trấn nơi luỹ đổ, Mậu Quốc Ngọ trấn cổng chính nhưng quân Thiên Đức không có ý định tràn vào. Thay vào đó khi màn đêm buông xuống, Thần Vũ quân nhận lệnh dùng quả nổ thay nhau ném tản mát vào bên trong.
Mùa màng còn hai tháng nữa là thu hoạch mà quân Thiên Đức tăng cường mua chuột c·hết hoặc bất cứ thứ gì bốc mùi ví như mắm tôm. Ngoài chuột thì chim chóc, lợn ốm c·hết, cá thối đều được pháo cẩu hết vào làng Thư Đôi.
Trẻ con Siêu Loại, Thiên Đức thi nhau bắt chuột, đập c·hết tươi đem bán cho quân. Sau ba ngày đêm thì làng Thư Đôi bốc mùi thật sự, bấy giờ quân sĩ mới hiểu dụng ý của Vạn Thắng vương.
Chuột bắt mãi cũng hết, Hội Thương nhân phủ Thiên Đức chở đến mấy thuyền cá thối thu mua ở các nơi kèm phân lợn. Tất cả những thứ ấy bay tứ lung tung trong làng Thư Đôi.
Mùi h·ôi t·hối bốc lên là một chuyện, cái chính là Chương muốn gây ô nhiễm nguồn nước. Vài nghìn chuột c·hết, hàng tấn cá thối và mắm tôm sẽ phát huy tác dụng cần thiết, nhanh thì một tuần, chậm thì nửa tháng.
Thuỷ quân Siêu Loại trong tình cảnh như cá trên cạn vào ban ngày, một đêm bị bọn Yết Kiêu dùng tài bơi lặn tiếp cận mạn thuyền tung quả nổ lên khoang gây t·hương v·ong. Một vài thuyền lớn còn bị gắn quả nổ lớn bên mạn gây hư hỏng nặng. Năm thuyền lớn bị chìm hẳn, hàng chục thuyền khác bị hư hại nhẹ, binh sĩ b·ị t·hương và nỗi sợ cứ thế lớn dần.
Chẳng ai biết dưới làn nước đen ngòm kia có gì.
Mậu Quốc Thìn và thân tín đã nghĩ Thiên Đức sẽ t·ấn c·ông như cách đã làm ở Luy Lâu nhưng sau 5 ngày, Thiên Đức quân chỉ vây mà không đánh. Thần khí Thiên Đức gây kinh sợ, mùi h·ôi t·hối cũng gây khó chịu. Mậu Quốc Thìn sai quân thu dọn nhưng không xuể khi mà cá ươn, chuột c·hết kéo ruồi nhặng bu kín trên mái nhà, cây cối và cả những ao nước.
Lý Lệnh công lo lắng bèn cho gọi Lý An đến hỏi kế sách. Lý An tiều tuỵ đi nhiều sau gần ba tháng, râu ria cũng chẳng buồn cạo, hai hốc mắt trũng sâu.
-Bẩm Lệnh công, mạt tướng đã từng gặp kẻ tự xưng Vạn Thắng vương đó nhiều lần khi hắn là môn khách ở phủ đệ. Mạt tướng có sao nói vậy, đã thuật đầu đuôi nhiều lần, tuyệt không có lòng khác. Nghĩa nữ Trịnh Lam Khuê bặt vô âm tín từ ngày thích sát Vạn Thắng vương đó, chẳng hiểu vì sao bây giờ lại là thê th·iếp của hắn. Vạn Thắng vương là kẻ lắm mưu nhiều kế, còn trẻ mà làm nhiều việc kinh thiên động địa. Ngay như Tả Đô đốc tiền triều cũng phò tá cho hắn, xưa mạt tướng cứ nghĩ hắn chỉ là kẻ háo thắng mà thôi. Giờ mọi chuyện như thế này mới hay, Tả Đô đốc làm bình phong che chắn cho hắn.
-Hôm trước Mậu Sứ tướng đem giải ngươi ra trước cổng cũng là vạn bất đắc dĩ. Tướng sĩ thân tin của ngươi vì tị hiềm mà trở giáo theo Thiên Đức cả. Ngươi là cháu ta, ta không tin ngươi phản trắc, đây hẳn là kế ly gián của kẻ đó.
Lý An thở dài:
-Chúng ta nhận ra thì đã muộn, lỗi lớn đều do mạt tướng cả.
-Bây giờ không phải lúc tự trách, ta cho gọi ngươi là hỏi đối sách. Ngươi hẳn cũng biết mấy ngày nay chúng ném chất bẩn vào làng, dường như có ý đầu độc nguồn nước.
-Bẩm Lệnh công, hắn gửi sứ đến nói chuyện mà ta c·hặt đ·ầu treo lên thị uy nghĩa là ta không muốn nói bằng lời mà dùng đao kiếm. Bấy lâu nay Vạn Xuân thành lệ, hai bên giao chiến chưa ai từng s·át h·ại sứ giả. Suy cho cùng, một cuộc chiến kết thúc mà không bị diệt hoàn toàn thì cần có sứ, cần thoả thuận với bọn họ vì lúc này ta đương ở thế hạ phong.
-Ta đã có ý như vậy với Mậu Sứ tướng nhưng ông ta không đồng ý. Đương lúc khẩn nguy nếu ta phục chức cho ngươi, ngươi liệu có cách nào không?
Lý An cười buồn, khẽ lắc đầu:
-Tuỳ tướng thân tín đều về bên kia hết lượt, nếu mạt tướng đứng ra nói kêu gọi chưa chắc tướng sĩ đã trở giáo với Thiên Đức.
-Tại sao?
-Dạ bẩm, một kẻ đa mưu túc trí như Mạc Thiên Chương tuy nói dùng người không kể xuất thân song chắc chắn có phòng bị. Mạt tướng từng nghe con trai là Lý Công Thành kể rằng, quân chủ lực Thiên Đức nắm giữ v·ũ k·hí quan trọng. Hàng binh vẫn tuyển vào quân nhưng là bộ binh trang bị cung nỏ, gươm giáo. Hắn còn trộn quân để kiềm chế lẫn nhau, mạt tướng khi nghe tin này còn phục hắn mấy phần. Xưa nay mạt tướng dùng quân, đề đoàn kết thì theo làng theo xã, bây giờ thành cái hại khi một kẻ trở cờ thì những kẻ còn lại đều trở giáo mà theo. Lệnh công hẳn cũng tận mắt thấy mấy ngày nay quân sĩ t·ấn c·ông chúng ta đều là quân Thiên Đức cả. Hàng tướng đều chỉ bắc loa chiêu hàng mà thôi.
-Nói như vậy, nếu ta giao họ Mậu cho bọn chúng thì sao?
-Mậu Quốc Thìn là kẻ thâm sâu khó lường, binh quyền đang trong tay ông ta. Tướng sĩ trong làng phần đông đều có đường dây mối nhợ, nếu thu binh quyền thì mạt tướng chắc mười phần ông ta sẽ…
Lý Lệnh công thở hắt ra, than:
-Đại sự nghe đàn bà là hỏng hết chuyện. Ta chưa từng có ý giao binh quyền cho hắn nhưng bà nhà ta cứ nheo nhéo bên tai nên ta mới làm vậy.
Bất chợt Lý An quỳ xuống, nói:
-Mạt tướng thấy rằng vận nhà Lý ta sắp hết, Lệnh công nên suy tính việc đầu hàng để bảo toàn tính mạng cho cả họ và binh sĩ.
-Ngươi…
-Mạt tướng không đội trời chung với Vạn Thắng vương nhưng giờ đây sức cùng lực kiệt. Quân trấn trong làng trước sau có 7000, thuỷ binh hết đường tiến thoái. Nếu Lệnh công không chịu hàng bọn hắn thì chỉ còn cách rút sang Tế Giang.
-Tế Giang?
-Dạ bẩm, bọn Thiên Đức vây ba mặt mà để trống mạn Nam chứng tỏ chúng có ý để ta thoát thân.
-Ngươi nói Vạn Thắng vương là kẻ túc trí đa mưu, liệu đó có phải một cái bẫy?
-Bẩm Lệnh công, nếu hắn muốn đánh vào làng đã đánh từ lâu. Muốn vây mặt Nam thì thuỷ binh của hắn đóng trại là xong, đằng này hắn không làm vậy tất có dụng ý.
Đúng lúc ấy có gia nhân xin vào gặp, Lý Lệnh công cho phép nói. Gia nhân tâu:
-Tiểu nhân được biết gia quyến họ Mậu đang bí mật thu vén đồ đạc. Gia nhân trong trang của Mậu đại nhân ban nãy mới đến bến sông chọn lấy ba thuyền nhỏ không rõ làm gì.
Lý Lệnh công nghe dứt lời thì mặt đỏ phừng phừng nhưng kìm lại được.
-Theo dõi chặt, nếu gia quyến nhà họ Mậu trốn khỏi làng thì diệt luôn không cần hỏi, già trẻ không tha ai.
Gia nhân nhận lệnh rồi lui. Lý An bèn nói:
-Họ đã tính đường thoái thì còn trông mong gì. Lệnh công chỉ còn ba lựa chọn trước khi bọn Thiên Đức tràn vào. Một là theo lối bí mật ra hàng, hai là ngồi đây chờ hắn đến xử tử, ba là rút gia quyến, họ tộc sang Tế giang xin nương nhờ.
Lý Lệnh công lặng im hồi lâu không đáp, mãi một lúc sau mới gọi thuộc hạ vào và bảo:
-Tử bây giờ Lý gia trang do Lý An toàn quyền định đoạt. Ngươi mau gọi những kẻ khác đến ngay cho ta, điều này phải kín miệng.
Đoạn Lý Lệnh công nói với Lý An:
-Lý tộc không thể diệt vong. Ngươi sẽ theo ta hay ở lại?
-Bẩm Lệnh công, vợ và các con của mạt tướng nay trong tay quân Thiên Đức. Mạt tướng ở lại nếu có b·ị b·ắt cũng được đoàn tụ, có c·hết cũng cùng c·hết. Mạt tướng không muốn phần đời còn lại sống trong dày vò.
-Đến giờ phút này ta vẫn tin ở ngươi một lòng một dạ vì họ Lý nhưng ngươi nói đúng, có lẽ vận số họ Lý nhà ta đến đây tạm dừng.
-Lệnh công nếu rút qua sông thì phải đi ngay trong đêm nay. - Lý An nói. - Mạt tướng đồ rằng nội trong đêm nay Mậu gia sẽ rút, nếu bị ngăn trở ắt sẽ sinh chuyện. Giả tỉ như cơn khốn khó qua đi, mạt tướng nhất định sẽ tìm đón người về.
Một lát sau, hơn hai chục thuộc hạ thân tín của Lý Lệnh công ở trong quân đã đến. Lý Lệnh công giao ấn tín cho Lý An, căn dặn thuộc hạ phải nghe theo sự sắp đặt của Lý An.
Căn dặn xong xuôi, Lý Lệnh công vào hậu viện, cho gọi gia nô thân tín và anh em, con cháu nội tộc đến.
Nửa đêm, Lý Lệnh công dẫn theo họ tộc và thân thích, già trẻ gái trai hơn trăm người theo thông đạo bí mật đến lối ra là một luỹ tre um tùm cạnh bờ sông. Cuối thông đạo có sẵn 5 năm thuyền nhỏ, Lý Lệnh công và những người đi cùng lần lượt lặng lẽ chèo qua sông trong đêm tối. Xong xuôi, họ để hết đồ quý giá vào lòng thuyền rồi cùng khiêng, nhắm hướng Nam mà đi mau.
Nói về Lý An sau khi được giao lại Lý gia trang cùng hơn hai chục thân tín của Lý Lệnh công trong quân liền ra mật lệnh cho những người này đến chập tối phải đưa binh sĩ thuộc quyền vào gia trang trấn giữ các cổng.
Gia nhân ở lại trong phủ mách cho Lý An những thông đạo mà họ biết, đề phòng sự biến.
Có thể nói làng Thư Đôi thất thủ từ lúc Lý Lệnh công trao ấn tín cho Lý An, dù trong làng cả quân và gia quyến vẫn còn hơn vạn người.