Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 213: Đại đoàn Thiên Đức




Chương 213: Đại đoàn Thiên Đức

Song song với cuộc tổng điều tra dân số lần thứ nhất, Chương dựa vào sổ sách thu được của Lý Lệnh công rà soát lại đất đai toàn vùng. Ty Thông tin vẽ lại hoạ đồ Siêu Loại giao cho quân Thiên Đức bố trí người kiểm tra lại một lượt để đối chiếu, điều chỉnh cho sát với thực tế.

Chương xác định sẽ đẩy mạnh cải tiến, phát triển nông - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp để thay đổi bộ mặt của toàn vùng Siêu Loại. Mục tiêu Chương đề ra là đến cuối năm Thiên Đức 30, nền kinh tế sẽ là nền tảng giúp Thiên Đức quân đủ sức chinh phạt các lân bang.

Tổng diện tích tự nhiên của phủ Thiên Đức và vùng Siêu Loại là 276 km2, phía Bắc giáp châu Vũ Ninh dưới quyền Vũ Ninh vương, phía Đông giáp vùng Long Biên của Trữ quân, phía Nam tiếp giáp Tế Giang của La Lệnh công, phía Tây Nam giáp châu Nam Sách, phía Tây giáp trấn Hải Đông.

Chương bố cáo thành lập phủ Thiên Đức với 4 huyện, trong đó:

Huyện Thiên Đức là phủ Thiên Đức cũ.

Huyện Siêu Loại có ranh giới từ sông Dâu đến sông Xích Giang, có các xã như Kim Tháp, Lệ Chi. Huyện Siêu Loại chủ yếu là lưu dân các vùng khác đến sinh sống. Chương sắp đặt như vậy đều có chủ ý.

Huyện Thừa Thiên kéo dài từ thành Luy Lâu bên bờ sông Dâu đến làng Văn Lãng, bề rộng từ sườn Nam dãy Linh Sơn qua làng Nguyệt Đức. Nguyễn gia trang của ông Cả Lụa, Luy Lâu thành, Lý phủ đều nằm trong huyện Thuận Thiên. Trung tâm hành chính phủ Thiên Đức đặt tại Diên Ứng, ven bờ sông Dâu. Nơi có Diên Ứng tự, chợ Diên Ứng và thành Luy Lâu, Trường Y thuật Vạn Xuân, Trường Quân sự Vạn Xuân, lỵ sở của các ty…

Huyện Thuận Thiên có địa giới hành chính từ mé Tây làng Văn Lãng đến sông Thiên Đức. Huyện Thuận Thiên tiếp giáp với trấn Hải Đông, châu Nam Sách và một phần Tế Giang.

Có thể nói, phủ Thiên Đức mới được các dòng sông bao bọc quanh tứ phía. Xích Giang ở phía Đông, Thiên Đức ở phía Bắc và Tây, Tây Nam. Hệ thống nhánh sông Dâu chia cắt phủ Thiên Đức với Tế Giang ở mặt Đông Nam - Nam và một phần Tây Nam.

Đứng đầu huyện là Huyện trưởng.

Huyện trưởng huyện Thiên Đức là Phạm Ba Duy, gốc làng Nhị Vạn, 31 tuổi. Ba Duy là bạn nối khố của Phạm Bỉnh Di, con nuôi của Phạm Tu. Ba Duy từng là một nho sĩ, hiện tại đã đọc thông viết thạo chữ Bụt.

Huyện trưởng huyện Siêu Loại là Lê Văn Thịnh, Huyện phó Bùi Cầu.

Huyện trưởng huyện Thuận Thiên là Ngô Miên Thiệu, Huyện phó Trịnh Hoài Thượng.

Huyện trưởng huyện Thừa Thiên là Nguyễn Diệu Huyền, tức Duệ. Huyện phó Vũ Trinh. Do Duệ chưa thể bắt tay vào công việc nên Vũ Trinh sẽ nắm quyền. Vũ Trinh đã gặp Duệ và cảm phục về vốn kiến thức của cô chứ không phải vì Duệ là phu nhân Vạn Thắng vương.

Bùi Quốc Khái làm Phó Ty Giáo dục.

Mỗi huyện có một Huyện Đội trưởng quản lý quân sự tại địa phương. Huyện Đội trưởng là người làng Vạn, là Huyện phó nhưng không tham gia điều hành dân sự. Bên cạnh Huyện Đội trưởng gốc làng Vạn còn có Trưởng Công an huyện cũng người làng Vạn.



Về lực lượng q·uân đ·ội, Thiên Đức quân chia làm hai lực lượng: Chính quy thường trực và dự bị không thường trực.

Lực lượng chính quy gồm quân chủ lực và quân địa phương. Lực lượng dự bị nằm ở các xã.

Quân chủ lực là Đại đoàn Thiên Đức với 5 trung đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn thuỷ quân và 2 tiểu đoàn trực thuộc, trong đó:

Trung đoàn bộ binh Thiên Đức, quân số 1500, chỉ huy Nguyễn Lạc Thổ, Trung đoàn trưởng. Nghiêm Phúc Lý làm Trung đoàn phó, Phạm Sáng làm Chính trị viên.

Ba tiểu đoàn trực thuộc gồm: Long Ngô Động dưới quyền Trần Nguyên Hãn, Súng trường dưới quyền Phạm Sĩ Sách, Luy Lâu dưới quyền Lý Công Thành. Bản doanh trung đoàn đóng tại làng Nguyệt Đức, huyện Thừa Thiên.

Trung đoàn bộ binh Thần Vũ, quân số 1500, Trung đoàn trưởng Phạm Thiên Bình, Trung đoàn phó Lý Kế Nguyên. Bản doanh đóng tại Bãi Dinh, cạnh làng Văn Lãng, giáp ranh giữa huyện Thừa Thiên và Thuận Thiên.

Thần Vũ có 3 đại đội, Phạm Thị Thanh chỉ huy Thần Vũ, Phạm Kim Huệ chỉ huy Đường Vỹ, Phạm Ngũ Lão chỉ huy Tam Vạn. Thần Vũ và Đường Vỹ quân số đều là nữ.

Trung đoàn bộ binh Thần Sách, quân số 1500, Trung đoàn trưởng Lý Văn Ba, Trung đoàn phó Lý Quang Minh. Ba tiểu đoàn trực thuộc là Vũ Ninh, Môn Thôn, Sơn Tây. Bản doanh đóng tại huyện Thuận Thiên.

Trung đoàn bộ binh Thánh Dực, quân số 1500, Trung đoàn trưởng Bàn Phù Sếnh, Trung đoàn phó Đào Cam Mộc với ba tiểu đoàn: Chiến Thắng, Tất Thắng, Đại Thắng. Bản doanh đóng tại huyện Siêu Loại.

Trung đoàn bộ binh Thuận Thành, quân số 1500, Trung đoàn trưởng Lê Quý Ly, Trung đoàn phó Triệu Văn Khoát với ba tiểu đoàn: Thuận Thành, Diên Ứng và Bình Ngô. Bản doanh đóng ở huyện Thiên Đức.

Lữ đoàn pháo binh Thần Sấm biên chế 1000 quân. Lữ đoàn trưởng Phạm Bạch Hổ. Lữ đoàn có 2 tiểu đoàn là Vạn Xuân do Dương Cát Lợi chỉ huy và Sông Dâu dưới quyền Trần Thái Bộc. Bản doanh đóng tại ngã ba sông Dâu và Thiên Đức, thuộc địa phận huyện Thiên Đức.

Lữ đoàn thuỷ quân Long Vũ, Lữ đoàn trưởng Yết Kiêu, Lữ đoàn phó Hoàng Ngưu. Lữ đoàn Long Vũ có 5 tiểu đoàn với 3000 quân nhân:

Siêu Loại của Đinh Công Tráng đóng cạnh làng Nguyệt Đức.

Vạn Ninh của Hoàng Thái Công đóng ở bến Bình Than, huyện Thuận Thiên.

Kình Ngư của Phạm Hữu Nhật đóng ở bến Luy Lâu.

Long Vũ của Phạm Chiêm trấn tại bến Môn trên sông Thiên Đức.



Tiểu đoàn Thuỷ pháo của Cao Lịch có 800 quân chia thành 4 đại đội trấn cùng 4 tiểu đoàn thuỷ quân. Cao Lịch chỉ chịu trách nhiệm và theo lệnh ba người gồm: Yết Kiêu, chỉ huy trực tiếp hoặc Phạm Bạch Hổ, chỉ huy pháo binh hoặc Chương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hai tiểu đoàn trực thuộc gồm:

Tiểu đoàn Vận tải - Hậu cần Thiên Đức có 800 người, Tiểu đoàn trưởng Tống Viết Dương, Tiểu đoàn phó Nguyễn Cư Đạo.

Tiểu đoàn Thiết giáp Thiên Đức có 600 người, Ngô Kình Ngư nắm quyển chỉ huy.

Quân địa phương có 4 tiểu đoàn khung, gồm Siêu Loại, Thuận Thiên, Thừa Thiên, Thiên Đức. Mỗi tiểu đoàn có 250 quân thường trực đóng tại địa phương.

Quân dự bị hay dân quân tại các xã, mỗi xã tổ chức 1 trung đội 50 người. Toàn phủ Thiên Đức có 40 xã, Huyện Đội trưởng nắm quyền chỉ huy dân quân trong địa bàn.

Tổng số quân nhân Thiên Đức thường trực lên đến 20.700 người. Bởi chú trọng phát triển kinh tế và tăng dân số, Chương cho thi hành chính sách Ngụ binh ư nông vớ 50% quân số thường trực thay nhau nghỉ luân phiên mỗi hai tháng một lần. Trường hợp động binh, nội trong nửa ngày tập hợp đủ không thiếu một ai.

Với Trung đoàn Thiên Đức và Thần Vũ, do là chủ lực nên có đặc thù riêng. Binh sĩ của Trung đoàn Thiên Đức ở luôn trong làng Nguyệt Đức, cấy hái xung quanh đó nên quân số đủ. Thần Vũ quân vốn theo lệ, Vạn Thắng vương ở đâu thì đóng ở đấy nên cũng đủ quân số. Các chàng trai, cô gái Thần Vũ quân lấy vợ, lấy chồng cũng sẽ ở luôn trong bản doanh.

Lương binh nhì 55 đồng một tháng, binh nhất 1 tiền. Lương không bao gồm phụ cấp, khen thưởng.

Phạm Cự Lượng là Đại đoàn trưởng Đại đoàn Thiên Đức, Trương Văn Long làm Đại đoàn phó.

Trương Lôi, Chu Diện phụ trách Trung tâm Tân binh Thiên Đức trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tất cả tân binh đều phải trải qua 3 tháng huấn luyện tại đại bản doanh Thiên Đức. Ngay cả những người muốn theo học Trường Quân sự Vạn Xuân, theo quy trình sẽ phải hoàn thành 3 tháng huấn luyện tân binh sau đó mới học chính trị rồi học quân sự.

Tại sao Chương lại biến đại bản doanh, nơi dựng cờ thành nơi huấn luyện tân binh? Ấy là vì muốn bất cứ tân binh nào cũng hiểu được nguồn gốc hình thành và phát triển của một đội quân.

Hạ tuần tháng 10 năm Thiên Đức 29, Chương huy động quân dân trong vùng đào hai bờ sông Khoai cho thẳng, rộng 20 trượng, nạo vét bùn đất cho sâu thêm. Hai bờ sông trồng cây xanh, cứ mỗi 2 dặm lại làm một cầu lớn bằng gỗ bắc qua sông. Mông Đồng thuyền có thể qua lại dưới gầm bình thường, thương thuyền nhỏ cũng vậy. Trường hợp khẩn cấp cần di chuyển Xa Hải sẽ tháo nhịp giữa của cầu ra. Các cầu qua sông sẽ đặt theo tên làng gần đó, giao cầu cho các làng quản lý. Nhiều guồng xoay nước cũng được làm nhằm phục vụ thuỷ lợi nội đồng.

Hai bên bờ sông Khoai đồng thời khởi công làm đường lớn, mặt đường rộng 4 trượng, lèn đất, đổ đá dăm bằng phẳng. Đường phía Linh Sơn gọi là Tả Siêu Loại, đường phía Nguyệt Đức gọi là Hữu Siêu Loại. Đường ray gỗ sẽ đặt giữa đường lớn, đảm bảo từ Luy Lâu đến bến Bình Than, từ Đông sang Tây, dùng ngựa kéo sẽ chỉ tốn nửa canh giờ hơn không đáng kể.

Tổng số nhân công huy động làm đường khoảng 4 vạn người, thay nhau làm bất kể ngày đêm. Ty Thông tin và Ty Dân vận, Hội Phụ nữ… đã làm công tác tư tưởng trước nên dân chúng rất ủng hộ. Bởi Vạn Thắng vương không thu thuế nên chẳng có tiền trả công, chỉ mời được dân ăn no mà thôi.

Sông Khoai, Tả Siêu Loại và Hữu Siêu Loại sẽ trở thành tuyến giao thông thuỷ bộ huyết mạch của vùng.



Xưởng quân khí đúc thần công rời về Bãi Dinh, cạnh làng Văn Lãng. Dựng làng Hoả Mai cách Bãi Dinh hơn 1 dặm về phía Đông. Làng Hoả Mai như tên gọi, chuyên làm súng.

Làng Vạn Xuân, một ngôi làng nhỏ dựng trên một gò lớn nằm đối diện làng Hoả Mai, ngăn cách bởi sông Khoai sẽ là nơi ở của Vạn Thắng vương.

Trung tâm của làng Vạn Xuân là Mạc phủ. Mạc phủ có nhiều nhà mái ngói tường gạch dùng làm nơi hội họp, yến tiệc hoặc việc quân. Nơi ở của Vạn Thắng vương và bốn cô vợ nằm ở mé Tây của làng, gần cánh đồng. Nhà chính tường gỗ, mái ngói, tủ kệ cũng đều từ gỗ cả. Trước nhà có ao cá, sau nhà có một gò tự nhiên tương đối bằng phẳng giống hình mai rùa.

Bao quanh làng trồng tre và nhiều cây cối, đường làng lát gạch đỏ au. Tháp canh kiên cố bằng bê tông ở tám hướng, mỗi tháp canh có 2 thần công và 30 tay súng. Số nhân khẩu của làng không đông, trước sau chỉ 600 người bao gồm thân quân bảo vệ.

Mạc phủ sẽ là nơi làm việc của Văn phòng Vạn Xuân, giúp việc quân cho Vạn Thắng vương như cách Duệ làm trước đây (Sau đổi là Văn phòng Tổng Tham mưu trưởng, giao cho một người đứng đầu quản lý) gồm các phòng ban đầu:

Phòng 1: Nhân sự do Đặng Thị Trúc làm Trưởng phòng, theo dõi quân số, khen thưởng, lương bổng.

Phòng 2: Tình báo (Ban A lo thu thập tin tức trong vùng, Ban B lo thu thập tin tức bên ngoài) Trần Nhật Tôn là Trưởng phòng Tình báo.

Phòng 3: Tác chiến, phòng chưa có người chủ chốt, chỉ có 3 nhân viên.

Phòng 4: Hậu cần. Phòng này do Phạm Thị Hồng (vợ Mạc Dật) đảm trách, nắm số liệu hậu cần, tiếp vận.

Phòng 5: Liên lạc do Trần Mạnh Dũng, con trai Trần Thông sau thời gian dài làm theo chân Cự Lượng đã thông tỏ nên giữ vị trí Trưởng phòng Liên lạc.

Phòng 6: Tài vụ do Triệu Thị Hương, 22 tuổi, trưởng nữ của Triệu Quang Phục, thân tín của Duệ cai quản.

Gia đình các trưởng ty như Hàn Thuyên, Trần Thông, Gia Miêu, Bỉnh Di, Vương Khang (Trưởng ty Tài chính)… đều sẽ chuyển về đây.

Có thể nói, làng Vạn Xuân, cụ thể là Mạc phủ, bắt đầu mang dáng dấp của một triều đình, nơi tập hợp tầng lớp tinh hoa của Thiên Đức.

Trong quá trình xây dựng và khi hoàn thiện, trước khi Chương đến ở, bách tính Siêu Loại ai muốn đến xem nơi ăn chốn ở, chỗ làm việc của Vạn Thắng vương thì đăng ký với Ty Công an. Dân Siêu Loại lấy làm lạ nên hàng nghìn người hiếu kỳ đã đăng ký với Phạm Bỉnh Di để được xem tận mắt nhưng trở về đều có phần thất vọng bởi Mạc phủ hay gia trang của Vạn Thắng vương chả lấy gì làm nguy nga tráng lệ. So với phủ đệ của thương nhân hãy còn kém xa.

Ty Thông tin và Ty Dân vận nói rằng Vạn Thắng vương thấy bách tính còn nhiều khó khăn nên không muốn hao tiền tốn của dựng cung điện hay phủ đệ to đẹp. Bách tính cho là phải, còn thực có phải như vậy không chỉ thân tín của Vạn Thắng vương mới hiểu.

Còn như lời Vạn Thắng vương nói với vợ thì:

-Tại sao phải tốn tiền dựng nơi ở nguy nga khi chúng ta chỉ ở đây đôi ba năm?

Như vậy làng Vạn Xuân cũng chỉ là một trạm dừng chân mà thôi.