Chương 253: Xứ Đoài
Phiêu Kỵ tướng quân Đặng Sỹ Nghị và Hậu Tướng quân Lý Trí Thắng là bạn nối khố, cùng 31 tuổi và cùng phục vụ Trần Minh công từ lúc tròn 17. Theo vai vế, Đặng Sỹ Nghị là cậu ruột của Trần Công Tích.
Trong cuộc binh biến, Đặng Sỹ Nghị và Lý Trí Thắng dẫn quân bản bộ chặn Lê Hoan nhưng mỗi người chỉ có hai nghìn binh mã nên yếu thế. Đương lúc nguy ngập có ông thầy tướng số đến thái ấp mách rằng minh chủ mới ở hướng Đông. Đặng Sỹ Nghị nghe bán tín bán nghi, đương lúc cấp bách nhất thời không thể nghĩ ra. Trần Đan Ngọc bấy giờ đứng nghe liền nhớ đến dạo gần đây có nghe dân chúng kháo nhau về quân Thiên Đức nên buột miệng nói:
-Cháu nghe đồn Tả Đô đốc Phạm Tu, quan đại thần tiền triều vốn quê gốc Hải Môn trấn. Có khi nào ông ấy là cứu tính?
-Tả Đô đốc không có giao tình gì với chúng ta. - Đặng Sỹ Nghị gạt đi. - Vương xứ ấy họ Mạc, lại càng không có dây mơ rễ má.
-Loạn thần tặc tử đang ở trước mặt, nếu chậm trễ chúng tràn vào ắt diệt sạch không tha. - Hậu Tướng quân Lý Trí Thắng thấy vậy liền nói. - Đất này nếu mất cũng không được để Lê tặc đắc ý. Quân tử trả thù mười năm không muộn, theo ta phải đánh liều một phen. Trần công tử đưa Trần phu nhân sang đó trước, chúng ta chặn hậu. Hải Đông và Thiên Đức bấy lâu nay không có thù, ta xin quy thuận không lý gì họ không thu dụng.
-Cựu phụ và Hậu Tướng quân tính sao chúng con sẽ nghe theo. Tình hình khẩn nguy, Lê tặc thắng thế, cựu phụ phải quyết cho mau.
Tình cấp thế bách, Đặng Sỹ Nghĩ chỉ còn cách ấy. Trần Công Tích đưa gia quyến hơn năm chục người tay xách nách mang chạy gấp về hướng Đông. Già trẻ gái trai trong thái ấp cũng theo đó mà chạy theo.
Đặng Sỹ Nghị và Lý Trí Thắng dàn quân bản bộ bày trận chặn hậu trước thái ấp. Lê Hoan cưỡi ngựa lên trước ba quân gọi hàng Đặng Sỹ Nghị, Nghị cất tiếng mắng Lê Hoan, thách Lê Hoan đối chiến. Lê Hoan sai tướng tiên phong Quách Khiêu xách Lang Nha Bổng ra đánh với Đặng Sỹ Nghị. Nghị thúc ngựa cầm Phương Thiên Hoạ Kích xông ra. Hai bên kẻ đánh người đỡ, Đặng Sỹ Nghị để lộ sơ hở, Quách Khiêu vung Lang Nha Bổng nhắm mang tai của Nghị, ai ngờ Nghị lừa thế hụp người tránh được, đ·âm c·hết Quách Khiêu.
Lê Hoan gọi thêm một nha tướng lên tiếp chiêu cũng bị Nghị đ·âm c·hết. Lê Hoan cả giận thét quân xông lên đánh, Nghị và Thắng vừa chống đỡ vừa lui quân vào thái ấp.
Lê Hoan dùng hoả công, Nghị và Thắng dẫn quân rút về hướng bến Bình Than. Gia quyến tướng sĩ biết có động từ sớm nên khăn gói sẵn hết lượt, nghe người đến báo Trần công tử đến bến Bình Than nên cũng lũ lượt đi cả.
Quân Lê Hoan truy kích đến gần bờ sông, Nghị một mặt cố thủ đến cùng, một mặt sai người sang sông xin quy thuận. Hoàng Thái Công thấy bọn Nghị đương lúc nguy khốn, nhớ mục tiêu Vạn Thắng vương đề ra hồi đầu năm bèn dẫn Tiểu đoàn Vạn Ninh sang trợ chiến. Tiểu đoàn Vạn Ninh lên bờ, dùng quả nổ và hoả mai thiết lập ba điểm phòng ngự cho sĩ tốt và bách tính Hải Đông sang sông.
Lý Văn Ba cử Tiểu đoàn Vũ Ninh sang trợ chiến. Hai tiểu đoàn còn lại là Môn Thôn và Sơn Tây giúp đưa hàng vạn người qua sông an toàn.
Lê Hoan mặc dù dẫn bảy, tám nghìn tinh binh nhưng thấy quân Thiên Đức dùng thứ v·ũ k·hí lạ gây nổ lớn không dám thúc quân đánh bèn lui về sau năm dặm hạ trại.
Quân bản bộ của Đặng Sỹ Nghị và Lý Trí Thắng còn 3300 người, gia quyến đi theo hơn bảy nghìn, gần nửa đêm vẫn chưa thể đưa sang hết qua sông.
Chương lắng nghe Đặng Sỹ Nghị thuật đầu đuôi mọi chuyện, chốc chốc khẽ thở dài. Anh liên tưởng con cháu mình ngày sau mà nồi da xáo thịt như những gì đang nghe thì đau lòng biết bao.
-Thưa Vương! - Đặng Sỹ Nghị nói. - Đêm hôm Vương phải ngồi nghe mạt tướng khóc than thực là mạt tướng lấy làm áy náy nhưng trong lòng cũng vì vậy mà mừng vui khôn xiết. Lê tặc muốn đích tôn của Trần Minh công nối dõi nhằm dễ bề kiểm soát. Lại có bụng muốn trừ Trần công tử dù Trần Minh công trước khi t·ừ t·rần đã căn dặn tả hữu, chỉ định rõ ràng. Mạt tướng thiển nghĩ, danh chính ngôn thuận, Trần công tử có ý nương nhờ Vương có binh hùng tướng mạnh lấy giúp lại đất, trừ Lê tặc.
Trần Công Tích đem ấn tín dâng lên cho Chương, Phạm Cự Lượng nhận lấy rồi đặt xuống bàn. Trần Công Tích chắp tay cung kính mà tâu:
-Tiểu sinh ngẫm bản thân tài hèn trí mỏng, nay dẫn theo binh mã và gia quyến đến cậy nhờ Vạn Thắng vương. Trước xin Vạn Thắng vương thu dụng làm dân Thiên Đức, sau xin Vạn Thắng vương động binh thảo phạt nghịch tặc.
Chương đứng dậy đi qua lại trước trướng, bước ra ngoài cửa ngôi nhà mái tranh nhìn quanh một lượt, lúc sau quay lại nói với bọn Công Tích:
-Thần phi Nguyễn Diệu Huyền của ta quê cha đất tổ ở Hải Môn trấn, nàng vì ta mà bấy mâu làm bao việc. Ngẫm lại, ta chưa từng vì nàng mà cố công. - Chương vừa nói vừa nhìn mặt từng người. - Nhạc mẫu của ta sinh thời có ý nguyện được chôn cất cạnh nhạc phụ.
Lý Trí Thắng hỏi:
-Chẳng hay song thân của Thần phi quê quán ở làng nào? Vương có thể cho mạt tướng hay biết?
-Ta chỉ nghe nói nơi ấy là Thuỷ Đường.
Lý Trí Thắng ngẫm nghĩ một hồi mới tâu:
-Thưa Vương, làng Thuỷ Đường gần ngã ba sông Đá Vách. Mạt tướng từng ngang qua nơi đó vài lần.
Hai mắt của Chương chợt sáng lên, hỏi:
-Làng đó thế nào?
-Thưa Vương, Thuỷ Đường là một làng chài nghèo ven sông, dân trong làng có khoảng dăm trăm người đều hành nghề chài lưới. Sông Thiên Đức có một nhánh nhỏ chảy qua làng ấy đổ ra bể.
Chương cân nhắc một hồi lâu mới đưa ra quyết định:
-Thực lòng ta không muốn động binh lúc này vì muốn khoan sức dân sau khi đánh với Tế Giang. Nhưng Trần công tử, Phiêu Kỵ tướng quân và Hậu Tướng quân đã bày tỏ, ta từ chối cũng chẳng đặng. Vậy nay ta xuất binh đánh bọn Lê Hoan, xong việc rồi hãy tính chuyện đường dài. Nếu hai bên giao hảo với nhau được ấy là chuyện tốt, muôn dân khỏi oán thán. Tạm thời Trần công tử cứ giữ ấn tín, đó là di vật của Trần Minh công, ngài ấy là người thương bách tính, sống khoan hoà. Nay mộ còn chưa xanh cỏ, cơ đồ bá nghiệp rơi vào tay ta sợ rằng Trần Minh công khó mà ngậm cười nơi chín suối.
Bọn Trần Công Tích một hai xin quy thuận, Phạm Cự Lượng thấy vậy bèn lên tiếng:
-Bẩm Vương! Trần công tử không ham danh phận, Phiêu Kỵ tướng quân và Hậu Tướng quân một lòng phò tá. Công tử đã có ý, Vương lại thuận giúp, mạt tướng thiển nghĩ Vương cứ nhận lời rồi đuổi bọn Lê tặc đi, Vương trả lại cũng chẳng hề chi.
Đặng Sỹ Nghị bám lấy lời Cự Lượng nói thêm vào, Chương đành thuận ý. Anh nói với Cự Lượng:
-Anh điều cho ta thêm 1 tiểu đoàn làm dự bị, ta sẽ dùng Thần Vũ quân cùng Thần Sách quân kết hợp Phạm Bạch Hổ đánh sang là được. Địa phương quân và tân binh theo sau đóng giữ đường lui. Còn bây giờ đêm cũng gần khuya, anh Lượng ở lại lo việc, ta về Lý phủ bàn định thêm với Tả Đô đốc và nhạc phụ.
Còn lại bọn Cự Lượng và Trương Văn Long, bấy giờ Đặng Sỹ Nghị mới thắc mắc:
-Vương tính dẫn hai trung đoàn Thần Vũ và Thần Sách gì đó dẹp Lê tặc, chẳng hay có phải là những cô gái vận chiến phục màu vàng đó không?
Cự Lượng đáp phải, Nghị lấy làm băn khoăn, Lượng cười mà rằng:
-Phiêu Kỵ tướng quân chớ lo nghĩ, trung đoàn của chúng tôi hiện nay chỉ một nghìn năm trăm người nhưng có thể chống được vạn quân. Bọn Lê tặc có là gì.
-Chỉ ba… ba nghìn quân sĩ, Phạm Đại tướng quân… mạt tướng nghĩ…
Trương Văn Long bấy giờ mới thủng thẳng cất tiếng:
-Hạ tuần tháng 2, lúc chúng tôi đánh với bọn La Đình Kính. Vương dẫn ba nghìn quân đánh Hiến Doanh. Thượng tuần tháng 3 ngài ấy có sáu nghìn bộ binh trong đó phân nửa là tân binh mới vào quân mà trong một đêm… - Trương Văn Long tủm tỉm cười. - Tây đánh lui La Đình Kính, Đông đuổi Cao Mộc Viễn. Ngài ấy hạ Thiết kỵ tướng quân Bùi Quang Dũng về trời chỉ…
Phạm Cự Lượng tiếp lời:
-Trong một tích tắc. Phiêu Kỵ tướng quân, ngài hẳn có nghe binh mã Tế Giang thiệt hại nặng?
Đặng Sỹ Nghị đáp:
-Tại hạ chỉ nghe nói La Soái tướng sau một ngày đêm hết vốn kỵ binh. Bộ binh mất đâu phân nửa, thuỷ binh mất cũng nhiều. Tại hạ không rõ thực hư, mong hai ngài nói thêm cho tỏ tường
Trương Văn Long và Phạm Cự Lượng bên chén trà nhạt kẻ tung người hứng kể về Vương của họ khiến Đặng Sỹ Nghị và tuỳ tướng đều kinh ngạc.
-Ngài ấy còn trẻ vậy, tại hạ thật không ngờ. Thứ thần khí cũng là do Vương làm ra sao? Ngài ấy thật là người trời.
Đoạn Phạm Cự Lượng và Trương Văn Long nói với Nghị rằng Vạn Thắng vương không thích một số điều để Nghị căn dặn ba quân. Hàn huyên mãi, Đặng Sỹ Nghị bày tỏ:
-Cự Lượng huynh, tại hạ thực mến mộ tài năng của Vạn Thắng vương. Huynh là soái trong quân, nhờ huynh xin Vương thu dụng bọn tại hạ, được vậy bọn tại hạ không quên ơn.
Cự Lượng cười mà rằng:
-Anh Nghị ạ, anh phải tập dần cách xưng hô thôi. Như bọn tôi nói rồi đấy, quân Thiên Đức không để tâm xuất thân, có sức thì vào quân, có tài làm tướng, hãy chữ làm việc bút nghiên. Vương chưa bạc đãi ai, nay mai anh Nghị đến xem tù binh Tế Giang đang làm gì thì biết, họ còn được cho đi học cơ đấy.
Trương Văn Long tiếp lời:
-Thần phi đoan trang, tài trí hơn người đứng đầu một huyện. Vương rất yêu chiều, Vương đã có ý muốn đưa thân mẫu của Thần phi về đó thì bọn Lê tặc tốt nhất nên khoanh tay chịu trói. Anh Nghị và anh Thắng lấy làm lạ vì nữ nhân lại cai quản nha huyện hả?
Thắng đáp:
-Quả tôi có băn khoăn.
Trương Văn Long tặc lưỡi:
-Trước bọn tôi cũng vậy, giờ thì tốt nhất nên né. Người ta hay chữ nghĩa đến ông Ngô Miên Thiệu cai quản nơi này còn thừa nhận. Với tính cách của Vương, nếu Trần công tử muốn quy thuận, ngài ấy sẽ không để thiệt. Trần công tử có muốn làm Huyện trưởng không nhỉ?
Nghị nói:
-Trần công tử vốn không thích quan tước, đó là chỗ nhược mà Nghị tôi buồn lòng.
Cự Lượng phẩy tay:
-Thôi chả bàn chuyện ấy, bọn chúng ta là tướng, soái chỉ đâu đánh đó, đánh thắng thì uống rượu vạch áo ngủ chả phải thú sao? Nay việc quân nên không được uống, khi nào xong, tôi mời anh Nghị về làng Nguyệt Đức đánh chén một bữa tuý luý.
Thân đều là tướng, lại chẳng có oán cừu, bọn Cự Lượng và Sỹ Nghị dễ làm thân với nhau hơn giới nho sĩ.
Chuyện động binh đánh Hải Đông khó mà tránh.