Chương 302: Lý Trí Thắng
Có đến hơn 4000 đàn ông, đàn bà lũ lượt đến Hiến Doanh vào buổi đêm vì một lẽ rất đơn giản. Người trong quân Thiên Đức trước khi dẫn mọi người ra khỏi các làng đều thuyết rằng quân Đằng Châu sẽ đánh Hiến Doanh. Giả như đất Kim Động rơi vào tay Đằng Châu liệu quân Đằng Châu có đối xử với dân Kim Động khoan hoà hay không khi mà con em Kim Động đang trong quân Thiên Đức? Giúp Vạn Thắng vương giữ Hiến Doanh cũng là giữ đất nhà mình. Vạn Thắng vương mới tháng trước đến làng Vông cưới vợ cho một chàng trai tứ cố vô thân chỉ vì chàng trai ấy có tài. Vương đã miễn thuế cả năm cho dân Kim Động, nếu bà con giúp Vạn Thắng vương lẽ nào vương lại không trọng thưởng?
-Các anh các chị đến Hiến Doanh không phải cầm đao g·iết người, việc ấy là của binh sĩ trong quân. - Những văn thân nhân viên Ty Dân vận đều nói giống nhau. - Quân giao chiến cần có người phụ giúp khuân vác. Các anh chị đến giúp, sau này sổ sách ghi công trạng đóng góp dù chỉ khuân một viên ngói. Ai không đi cũng chẳng sao, sang bên Nghĩa Trụ Thượng cũng chỉ ăn với ngủ chờ yên mới về. Sang ấy vương lo cơm gạo, thử hỏi có vương nào lo cho tính mạng của bách tính như vậy không? Vương sợ quân Đằng Châu sang đây lạm sát, dù có đuổi được chúng đi thì bách tính ít nhiều thiệt thân. Vương không muốn như thế nên mới chi bao tiền của lo cho bách tính Kim Động là vậy.
Nhờ vậy, lực lượng phòng thủ ở Hiến Doanh lên đến 1 vạn người. Nhà cửa nơi này để trống không thiếu nên chỗ ở chẳng đáng lo.
Quân trực tiếp chiến đấu tại Hiến Doanh gồm 2000 tinh binh (500 quân thuỷ) 900 quân địa phương, 400 dân binh, 1500 tân binh đang huấn luyện. Dân ngụ tại Hiến Doanh được huy động giúp cơm nước.
Về trang bị v·ũ k·hí, ngoài thần công, hoả pháo, hoả hổ, Liên nỗ, Liên Châu cỡ lớn, quả nổ các loại thì còn vài nghìn nỏ Liên Châu, thứ v·ũ k·hí tiêu chuẩn trang bị đại trà trong quân. Dân Kim Động đến Hiến Doanh, hơn một nửa được hướng dẫn sử dụng nỏ Liên Châu. Nỏ dễ dùng còn bắn có trúng hay không đành mặc ông trời vậy.
Với lực lượng cả vạn người như vậy, Lưu Xưởng không thể vượt tường được là điều hiển nhiên. Thậm chí, dân Kim Động còn chưa được bắn mũi tên nào và Triệu Quang Phục làm rất tốt việc giấu lực lượng. Quân t·ấn c·ông không biết trong Hiến Doanh có dân đông như vậy, phần vì tường cao, phần lúc phòng thủ, quân Thiên Đức rất kỷ luật và chẳng hò reo hay giương cờ. Triệu Quang Phục cho quân tinh nhuệ kèm một tân binh hay một dân binh, thế nên đội hình khá đồng đều.
Nói về cánh quân Đào Ứng Bình hạ trại trên bãi Phù Tiên mấy ngày đều yên ắng, hay tin anh em họ La đang bị quấy phá song chẳng có ý định tiến sang Nghĩa Trụ Thượng hoặc Nghĩa Trụ Hạ. Đào Ứng Bình không ưa anh em nhà họ La vì lẽ rất đơn giản, Bình từ sĩ tốt đi lên trong khi anh em họ La con nhà gia thế. Nay thất thế đến nương nhờ, Bình chẳng coi ra gì.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ Phạm Lệnh công giao cho bọn Đào Ứng Bình là chiếm huyện Kim Động, trong đó Hiến Doanh là đích ngắm. Ứng Bình đóng ở bãi Phù Tiên cũng là canh cho bọn Cao Mộc Viễn và Lưu Xưởng, đề phòng quân bên Nghĩa Trụ Thượng đánh tạt sườn.
Cũng bởi không ưa anh em họ La, Đào Ứng Bình khinh thường những lời cảnh báo của La Đình Kính, La Đình Độ. Quân ở Hiến Doanh chỉ 3000, thành quách chẳng có, một bức tường cao sao làm khó được quân Đằng Châu.
Hay tin Lưu Xưởng phải lui quân chờ thêm lực lượng, Đào Ứng Bình giao 2000 quân cho Dương Vũ Thư và Đào Thanh Nên dẫn đi tiếp ứng bọn Lưu Xưởng trước còn bản thân sẽ theo sau đề phòng quân Thiên Đức tập hậu.
Hơn mười ngày trời, Đào Ứng Bình chưa giao chiến, quân dưới trướng Bình có phần lơ là vì hàng chục lần đi c·ướp lương thực đụng quân Thiên Đức, lần nào quân Thiên Đức cũng thua chạy, bắn tiễn vung vãi chẳng khiến ai b·ị t·hương. Cá biệt, có khi vừa nhìn thấy quân Đằng Châu, quân Thiên Đức đã quay lưng bỏ chạy.
Đào Ứng Bình cũng biết tin, các sứ quân khác cơ bản thuận lợi và đang vây Thiên Đức, quân Thiên Đức lo chống đỡ vùng dấy binh nên chẳng thể lo được bên Kim Động. Hơn nữa, đất Kim Động bị chia cắt với huyện Siêu Loại vì quân Nguyễn Ninh vương đang trấn ở sông Văn Giang, kiểm soát hai bờ. Quân Thiên Đức muốn cứu Hiến Doanh nay đất Kim Động chỉ có cách theo lối Nghĩa Trụ Thượng mà sang.
Bản thân Ứng Bình hay bọn Tô Trung Từ đều tin rằng vây kín quân Thiên Đức ba mặt, việc lấy đất Kim Động và Siêu Loại dễ như trở bàn tay khi các lối qua sông đều bị phong toả. Chẳng ai quan tâm đến những chú chim câu bay lượn trên bầu trời.
Quân của Nguyễn Ninh vương cử sang đóng một trại bên đất Kim Động, gần ngã ba sông, toả ra lùng sục cũng chẳng gặp quân sĩ Thiên Đức nào nên tin rằng đại quân Thiên Đức kéo hết về thủ ở đất Siêu Loại cũ.
Tướng nào cũng tin như vậy.
Phải biết rằng Trung đoàn Ninh Hải có 1500 quân dưới quyền Lý Trí Thắng được điều về Kim Động thế chân Trung đoàn Kim Động mấy tháng trước. Với chính sách pha loãng quân số của quân Thiên Đức và hoả mai chưa thể trang bị đủ hết cho E Ninh Hải nhưng 600 tay súng trong 3 tiểu đoàn cũng đủ sức răn đe. E Ninh Hải đóng vai trò chủ lực nên phải án binh bất động ém quân trong ba ngôi làng. Ba làng này chỉ toàn người già. Một toán quân hơn năm chục lính của Nguyễn Ninh vương đi lùng sục của quanh vùng, chiều muộn kéo vào một làng tính chè chén và ngủ qua đêm rồi không bao giờ tỉnh.
Hai hôm sau có một toán khác đi qua làng dò hỏi, các cụ cao niên lại chỉ về hướng Nam. Quân đi tìm không thấy, đoán là bị quân Thiên Đức bắt nên quay về báo cáo. Trên đường về ma xui quỷ khiến, thấy làng vắng người, trời lại tối sợ phục kích nên vào nghỉ tạm rồi cũng nghỉ luôn. E Ninh Hải quá nửa dân Hải Đông nên xuống tay chẳng chút nương tình. Có vậy mới thấy kế sách pha loãng đảo quân của Chương có tác dụng như thế nào.
Tin Đào Ứng Bình chia quân đánh Hiến Doanh đến cùng thời điểm với tin từ Hiến Doanh báo Cao Mộc Viễn có thêm quân. Trung đoàn Ninh Hải xin lệnh và được chấp thuận cho hành động.
Lý Trí Thắng cho một tiểu đoàn xuất kích đeo bám và quấy Đào Ứng Bình để cầm chân. Các đại đội độc lập vẫn đeo bám gần bãi Phù Tiên nghe súng lệnh tự khắc sẽ phối hợp quấy phá.
Lý Trí Thắng dẫn hai tiểu đoàn với 500 súng, hoả hổ, quả nổ lớn nhỏ theo quy định rồi cắt đường mai phục chặn đầu toán quân của Dương Vũ Thư và Đào Thanh Nê. Địa điểm Lý Trí Thắng chọn là một con mương dẫn nước gần cánh đồng Kim Động. Dương Vũ Thư và Đào Thanh Nê muốn đánh mặt Tây Hiến Doanh phải qua lối này.
-Thưa Trung đoàn trưởng, Đào Thanh Nê dẫn quân đi trước, Dương Vũ Thư dẫn tụt lại phía sau khoảng gần 2 dặm.
Lý Trí Thắng bèn hội ý nhanh với cấp dưới, quyết định vòng sang bên tả hơn tám mươi trượng để đảm bảo tất cả hoả mai có thể cùng khai hoả một lượt cùng xạ tiễn gắn quả nổ và quả nổ. Lý Trí Thắng muốn hạ gục nhanh toán quân đi trước, trước khi toán thứ hai kịp kéo đến ứng cứu.
Và như vậy, Đào Thanh Nê, em ruột Đào Ứng Bình từng bước đi vào cửa tử.
Nê dẫn 1000 quân tinh nhuệ theo ba hàng dọc, cờ quạt đầy đủ. Bản thân Nê cưỡi ngựa, đội mũ trụ có lông vũ, trước sau Nê có năm chục kỵ binh trang bị giáp và giáo dài. Nê trở thành mục tiêu ưu tiên khi cách nơi phục kích cả trăm trượng.
Quân kỵ đi đầu qua cống thì phát hiện nhiều dấu chân dưới bờ mương nhỏ cỏ um tùm. Quân kỵ ấy giơ tay ra hiệu cho cả đoàn dừng lại, ánh mắt hướng về phía quân phục kích. Lý Trí Thắng nhận ra điều ấy lập tức nổ súng lệnh. Quân kỵ lẫn bộ binh nháo nhác cũng là lúc mấy trăm khẩu hoả mai khai hoả gần như cùng lúc. Mấy quả nổ ném về phía Đào Thanh Nê, Nê luống cuống quay ngựa nhảy tót xuống ẩn nấp thét quân t·ấn c·ông. Binh sĩ nào chưa bị hạ bởi hoả mai, xách đao khiên nhảy từ đường đất xuống ruộng lúa cũng là lúc mấy trăm quả nổ gắn với tiễn thi nhau cất tiếng. Cơn mưa tiễn khiến quân của Nê khựng lại giơ khiên đỡ, chạy thêm vài bước lại dính hoả mai nạp xong đạn bắn vào sườn.
Quân của Nê thất kinh vội quay lưng bỏ chạy. Quân Ninh Hải bấy giờ mới thét lớn hò nhau đuổi theo bắn tiễn như mưa.
Kỵ binh gần như bị phế ngay từ phút đầu, Nê cũng quay lưng nhào xuống cánh đồng bỏ chạy và t·ử t·rận khi đạn hoả mai bắn vào lưng ở tầm gần.
Tàn quân của Nê chạy bán sống bán c·hết, thoát được hơn hai trăm nhập vào quân của Vũ Thư. Hơn ba trăm quân Đằng Châu b·ị t·hương chạy không kịp, xin hàng nhưng Lý Trí Thắng không thu nhận tù binh, cũng không g·iết. Thắng hạ lệnh quân sĩ tặng thêm cho mỗi kẻ b·ị t·hương một mũi tên vào bắp chân xem như ngày sau khỏi làm lính. Trong vài phút giao chiến ngắn ngủi, gần tám trăm người bị loại khỏi vòng chiến.
Dương Vũ Thư kéo đến tiếp cứu, chỉ thấy bóng quân Ninh Hải rút nhanh về hướng Hiến Doanh. Chiến trường còn lại gần hai chục con ngựa b·ị t·hương do mảnh đạn và những binh sĩ không ngừng kêu la thất thanh.
Vũ Thư đưa thây Đào Thanh Nê cùng thương binh tử sĩ lùi về sau 5 dặm nghỉ tạm ven một làng nhỏ, sai quân phi ngựa cấp báo cho Đào Ứng Bình và báo tin cho cánh Lưu Xương. Vũ Thư không dám mạo hiểm t·ấn c·ông vì sợ phục binh và không rõ đối phương có bao nhiêu.
Ngồi bên bụi tre quệt mồ hôi, nhìn sang thây Đào Thanh Nê đã lạnh ngắt mà Dương Vũ Thư không giấu nổi nét kinh hãi còn hiển hiện trên mặt.
Hai đội cách nhau hai dặm hơn không đáng kể, nghe những âm thanh lạ, phát hiện Nê bị mai phục mà đến nơi thì chỉ còn có vài trăm kẻ chạy tháo thân. Dương Vũ Thư nghe nói quân Thiên Đức rất mạnh, đến nay mới thực thấy họ lấy mạng mấy trăm người mà không hao tổn một binh, thật đáng sợ.
Đồng Kim Động vốn nơi hiểm địa,
Tướng Thanh Nê chưa đến đã vong.