Chương 604: Ma Kê leo Nhị Mã, Phùng Thanh Hòa đắc lợi
Phùng Nguyên Hoàn và Cao Mộc Lân sai quân tuần tra như thường lệ, khác chăng ở chỗ đạo tuần binh trên bộ của Phùng Nguyên Hoàn đông hơn vài mươi người. Phùng Nguyên Hoàn dẫn đạo binh ngang qua chân núi Nhị Mã rồi quay lại, cờ quạt vẫn đủ chỉ thiếu mấy mươi người dư thừa lúc ban đầu. Đội quân lẩn vào rừng do Ma Kê chỉ huy, phần lớn là Thân Vệ quân, còn lại là tế tác của các đơn vị thuộc Trung đoàn 5 và Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2 Sơn cước và tiểu đoàn trinh sát khinh kị của Phùng Nguyên Hoàn.
Trời vừa tối, Phùng Thanh Hòa dẫn năm trăm quân Thiết kị không đèn đuốc âm thành men theo chân núi Vua về hướng Bắc, được hơn ba mươi dặm mới ém quân. Cùng thời điểm, Bố Giáp tận dụng màn đêm rét buốt di chuyển 3 khẩu thần công cùng 300 viên đạn từ căn cứ ở phía Nam huyện Sơn Lăng đến một làng nhỏ cách núi Nhị Mã chừng 10 dặm về hướng Nam.
Thượng tuần tháng 11, dân trong vùng bắt đầu gặt lúa vào buổi sớm trong tiết trời giá rét. Các ngọn núi trên dãy núi Vua đều bị sương mù che khuất, ngọn Nhị Mã nằm tách biệt với dãy núi Vua cũng vậy. Phải đến lúc mặt trời lên cao bằng ngọn sào, sương mù mới tan dần song bầu trời vẫn u ám, mãi gần Ngọ mới thấy ánh nắng mặt trời.
Ma Kê cùng toán tế tác lần mò trèo lên núi suốt đêm, đến lúc nghe tiếng gà gáy te te từ dưới chân núi vọng lên mới tạm nghỉ trong những hốc đá. Gần trưa, Ma Kê trông rõ cánh đồng lúa chín vàng quanh xóm làng. Trông được cờ thuyền tuần giang bé bằng đầu ngón tay đang bay phấp phới, từ mé Xóm Trại đang chậm rãi xuôi dòng.
- Các cậu cứ tranh thủ nghỉ ngơi, chờ đến chiều ngả bóng, nhiều mây mù thì chúng ta vòng sang bên sườn phía Đông. Từ lúc này phải hết sức cẩn trọng, nếu bị phát hiện, lập tức trừ khử ngay.
Ma Kê chia quân thành ba toán, mỗi toán hơn hai mươi người, cẩn thận vạch lá rừng, nép mình vào sườn núi mà leo dần lên cao. Quãng gần giữa giờ Dậu, tế tác cả ba toán đều báo với Ma Kê rằng ngửi thấy mùi thức ăn. Ma Kê trèo lên một ngọn cổ thụ quan sát, song chẳng phát hiện khói bếp, nếu có, khói bếp đã lẫn vào sương mù mất rồi.
Nửa đêm về sáng, ba toán tế tác cùng phát hiện sườn Tây ngọn Nhất Mã bên kia sông có đốm sáng lập loè, song trời tối, khoảng cách xa và mây mù che tầm nhìn không thể xác định rõ. Đội tế tác phán đoán đó có thể là tín hiệu liên lạc của quân xứ mường. Ma Kê suy ngẫm, nghị bàn rồi quyết định… chờ trời sáng sẽ dò xuống sườn Đông ngọn Nhị Mã, thấp hơn vị trí hiện tại khoảng ba mươi trượng.
- Mùi thức ăn hẳn bốc từ dưới lên, ngọn bên ấy cao hơn ngọn bên này mà giăng dây cần bên cao bên thấp. - Ma Kê nói. - Tất cả cẩn thận, bọn ta có thể đang ở trên đầu địch không chừng. Thật dại quá, leo gần l·ên đ·ỉnh làm gì.
Tờ mờ sáng, bọn Ma Kê bám cây rừng lần từng bước bên vách núi cheo leo hạ thấp độ cao. Trời bỗng đổ mưa lớn, quân tướng cắn răng chịu cái lạnh. May thay mưa chừng non nửa canh giờ thì ngớt, trời quang đãng.
- Báo cáo! Đã phát hiện một khoảng rừng bên sườn Tây ngọn Nhất Mã bị phát quang ạ, trông như có bóng người qua lại bên ấy.
Ma Kê mừng lắm. Lúc sau quân lại báo:
- Thưa thủ trưởng! Quả nhiên có dây giăng, có cả cầu treo bện bằng dây rừng nhưng… ở phía trên đầu chúng ta, chừng ba mươi trượng ạ.
Ma Kê nhăn mặt than rằng:
- Mất nửa ngày trời xuống đến đây, hoá ra lại ở trên à? Thôi… nhắc anh em quan sát thật kĩ động tĩnh, để ta báo xuống dưới.
Ma Kê chọn một hốc đá ở sườn phía Nam ngọn Nhị Mã, móc ra hai quả lựu đạn khói rồi điểm hoả. Làn khói màu hồng nhạt rồi đỏ như gạch bắt đầu bốc lên. Hai quả lựu đạn màu cháy hết, Ma Kê điểm hoả thêm hai quả còn lại, đảm bảo quân dưới chân núi nhìn thấy. Ma Kê để lại hơn chục quân theo dõi, số còn lại bắt đầu rải dần xuống dưới để truyền tin.
Dưới chân núi, quân cảnh giới phát hiện khói đỏ liền báo cho Bố Giáp. Tin tức mau chóng được truyền đến các cánh quân. Bố Giáp tìm được một số dân bản địa có kinh nghiệm đi rừng, có chút ít hiểu biết đối với ngọn Nhị Mã, nhờ họ dẫn đường.
Trời tối, Bố Giáp bắt đầu cho quân khiêng thần công lên núi. Chương phái thêm Đại đội Vi Thọ Kỳ giúp sức. Trong khi đó, toán Thiết kị của Phùng Thanh Hoà cũng theo sự dẫn lối của dân bản địa, chia làm hai đội mật phục ở cánh đồng Yên Ngựa, khu vực bán bình nguyên, dốc thoai thoải từ trái sang phải.
Việc khiêng thần công lên núi cao trong lúc trời rét mướt, nhiều đoạn dốc dựng đứng phải đi vòng vèo nên trong đêm đen nên đến sáng ngày hôm sau, ba khẩu thần công mới đem được l·ên đ·ỉnh núi. Từ trên đỉnh, mây mù che khuất, sương giăng khắp chốn, tầm nhìn hạn chế chẳng thể bắn tà âm, Bố Giáp quyết định tìm vị trí thấp hơn giá súng. Công việc này khiến Bố Giáp và binh sĩ phải mất nguyên một ngày trời.
Các toán tế tác sau khoảng thời gian thá·m s·át đã cung cấp thông tin tương đối đầy đủ. Theo đó, ngoài cây cầu treo bện bằng dây rừng và tre nứa nằm lẫn trong mây mù, còn có đến 8 sợi dây lơ lửng giữa tầng không. Vị trí bãi đáp thổ binh Mường Động chọn cách đỉnh núi khoảng sáu mươi trượng. Bên ngọn đối diện có hai vị trí, vị trí thứ nhất cao hơn bãi đáp bên núi Nhị Mã khoảng hai mươi trượng, vị trí thứ hai thấp hơn bãi đáp núi Nhị Mã khoảng hai mươi trượng, chếch về bên cánh hữu.
Qua ngày hôm sau nữa, quân tế tác cung cấp thêm, lực lượng cảnh giới ở núi Nhị Mã chỉ có khoảng năm mươi đến bảy mươi người. Bố Giáp quyết định dùng v·ũ k·hí lạnh kết hợp với mê hồn hương âm thầm xử lý toán thổ binh cảnh giới. Gần ba trăm quả lựu đạn tre gây mê được bó lại thành từng bó. Vi Thọ Kỳ, Ma Kê chọn ra một số Thân Vệ quân tiếp cận mục tiêu, chờ thổ binh ăn bữa tối xong bắt đầu điểm hoả.
Mê hồn hương do Quan Lam Giang điều chế có tác dụng nhanh, hít nhiều sẽ dẫn đến t·ử v·ong. Sườn núi nhiều gió, quãng non nửa tuần hương thì thổ binh đều hít phải và đổ gục. Một vài kẻ phát hiện ra sự lạ, cố lay người bên cạnh, mau chóng bị Thân Vệ quân dùng nỏ b·ắn h·ạ hết lượt. Thổ binh đáng ra có thể hô lớn hoặc gõ chiêng báo động cho quân bên núi Nhất Mã, song họ đã không làm vậy, có thể mọi chuyện diễn ra nhanh ngoài dự liệu.
Hơn ba mươi thổ binh nằm mê man bị khiêng đi, vài kẻ không bao giờ tỉnh giấc cùng một số bị hạ gục. Bố Giáp đích thân mò đến kiểm tra một lượt, đi từ ngạc nhiên đến thán phục bởi căn cứ nhỏ vừa phát hiện có nhiều lương thảo, binh khí được cất giấu.
Ma Kê và Thân Vệ quân thế chân thổ binh, chờ Bố Giáp khai thác tù binh. Thổ binh b·ị b·ắt ban đầu rất ương ngạnh, tỏ ra không hiểu tiếng người Kinh. Cấn Xá, anh chàng trẻ măng nói tiếng Mường, tù binh ngơ ngác. Bố Giáp chẳng nói chẳng rằng rút gươm tiễn liền một lúc hai mạng, bảo với Cấn Xá:
- Nói với chúng, sống c·hết tự chọn, không cần ép. Nếu không khai ra các ám hiệu liên lạc, binh lực, kẻ cầm đầu… thì ta sẽ bịt miệng tùng xẻo từng đứa một.
Cấn Xá dịch lời của Bố Giáp. Thổ binh lúc này đã sợ, kẻ nọ nhìn kẻ kia, Bố Giáp tức khí xẻo tai hai tù binh, định cắt lưỡi kẻ thứ ba, kẻ đó cuống quýt xin khai, và hắn khai ra những điều hắn biết.
Bố Giáp chĩa mũi kiếm vào những tù binh khác, gằn giọng:
- Đứa nào còn giả tảng lập tức cắt lưỡi, xẻo tai và cắt gân cho chúng khỏi chạy.
Đám tù binh bấy giờ mới tranh nhau khai nhận, như thể sợ khai chậm sẽ thiệt thòi lắm.
Biết được ám hiệu liên lạc, binh lực và tên các đầu lĩnh, đặc biệt là Điền Hoành.
- Thằng mưu sĩ nhát c·hết ấy ở bên kia, xem ra nó phòng xa cả. - Bố Giáp nói với Vi Thọ Kỳ. - Dụ nó sang để bắt là không được, vậy cứ túm thêm được thằng nào tốt thằng ấy, ông nói với ông Kê hộ tôi.
Đoạn rồi Bố Giáp sai quân báo tin cho Phùng Nguyên Hoàn, Phùng Thanh Hoà biết mà phối hợp.
Phùng Thanh Hòa ém quân ở cánh đồng Yên Ngựa, đêm hôm sau bắt sống hơn năm mươi thổ binh từ dãy núi Vua đi ngang qua cánh đồng để lên núi Nhị Mã lấy lương thảo. Một vài kẻ tháo chạy đều bị b·ắn h·ạ bằng nỏ.
Vi Thọ Kỳ và Ma Kê nằm phục, qua ngày hôm sau cho quân đốt ba đống lửa làm hiệu vào lúc sẩm tối. Chẳng bao lâu sau hàng chục sọt tre đầy những ngô, khoai, gạo… thả sang. Tảng sáng, Vi Thọ Kỳ lại đốt năm đống lửa, bỏ xác những thổ binh xấu số vào sọt tre thả sang bên núi Nhất Mã. Vi Thọ Kỳ cẩn thận dùng đao huỷ nhân dạng của xác c·hết, phòng bất trắc.
Mười lăm xác thả xong xuôi, bên núi Nhất Mã xuất hiện một đống lửa lớn rồi tắt ngúm. Lúc sau mười thổ binh đu dây sang, chân vừa chạm đất liền nhận một gậy vào gáy hoặc giữa mặt, đổ gục, b·ất t·ỉnh nhân sự. Tù binh bị tạt nước lạnh choàng tỉnh, thấy bị trói chặt. Trước mặt là Vi Thọ Kỳ đang ngồi xổm ve vẩy lưỡi lê sáng quắc trong tay, ánh mắt dữ tợn chẳng khác nào hung thần.
Vi Thọ Kỳ lạnh giọng:
- Tao chỉ hỏi một lần, thằng nào không biết thì không cần phải sống.
Cấn Xá đứng khom lưng dịch, tù binh thứ nhất vừa lắc đầu, lưỡi lê đã ngập ngực trái, máu phun ra thành tia, bắn thẳng vào mặt Vi Thọ Kỳ. Vi Thọ Kỳ liếm máu trên lưỡi lê, ánh mắt dữ tợn ngoảnh sang kẻ quỳ gối kế bên, lạnh lùng:
- Ông không có thì giờ, c·hết hoặc sống do chúng mày chọn. Trả lời tao thì sống, lắc đầu là c·hết. Trả lời gian dối, không khớp với những thằng tao bắt trước đó cũng c·hết, phải khai cho thật.
Vi Thọ Kỳ vỗ nhẹ vào cổ tù binh, nhe hàm răng đầy máu cười khiến thổ binh sợ đến nỗi đái ra quần.
Vi Thọ Kỳ rít lên:
- Thằng Điền Hoành còn ở bên đó hay không? Bên ấy còn bao nhiêu thằng? Nếu mày không biết, tao sẽ đâm xuyên cổ họng mày.
Trông Vi Thọ Kỳ đáng sợ như vậy, đồng bạn lại m·ất m·ạng ngay trước mặt thì hỏi gì tù binh cũng gật, cung khai sạch sẽ. Hỏi hết lượt, Vi Thọ Kỳ xoa đầu một tù binh, tươi cười bảo rằng:
- Chúng bay được sống là nhờ lòng khoan dung của Đại Vương. Nếu không phải vì Đại Vương ra lệnh giữ mạng chúng bay thì tao cắt cổ hết lượt.
Nhìn Vi Thọ Kỳ lạnh lùng lấy mạng người không chớp mắt, Cấn Xá lạnh sống lưng.
Bố Giáp nghe Vi Thọ Kỳ báo cáo xong liền cười mà rằng:
- Như thế chúng ta phải chờ thêm độ dăm hôm nữa Bùi tặc hết lương sẽ cử thêm quân mò về lấy. Ầy, mấy xác chỗ cậu Hòa nhờ ông đổi lấy người sống hộ tôi với.
- Chắc đổi được lần nữa thì thằng họ Điền sẽ nhận thấy sự lạ. - Vi Thọ Kỳ nói. - Ông tính giữ cầu treo với dây lại à?
Bố Giáp nhún vai đáp:
- Một kỳ công như vậy bỏ thật uổng, trước mắt ông đòi thêm tí lương thực và rượu nhé. Tôi xin với vương thượng, vương thượng cho phép uống vì… ây da… đêm ở đây lạnh cắt da cắt thịt.
Vi Thọ Kỳ cười tít mắt:
- Các ông uống cho ấm người thôi, say là toi cả đấy.
Vi Thọ Kỳ dùng lửa hiệu đổi thêm được hơn chục thổ binh tráng kiện và gần hai chục sọt lương thảo. Đây có thể xem là niềm vui nho nhỏ của tướng sĩ Thiên Đức trong những ngày lạnh giá phải ăn bờ ngủ bụi trong hốc núi, gốc cây, bụi cỏ. Thổ binh b·ị b·ắt sau khi khai thác thông tin tại chỗ đều bị trói lại, buộc giẻ vào miệng đưa về Xóm Trại trước khi sang huyện Sơn Tây.
Phùng Thanh Hòa không phải chờ đến năm ngày, mà chỉ hai ngày sau đó, gần một trăm thổ binh lần mò trong đêm, băng qua cánh đồng Yên Ngựa để lên núi Nhị Mã đều bị quân Thiết kị bắt giữ hoặc tiêu diệt tại chỗ. Khai thác tù binh, Phùng Thanh Hòa nắm được vị trí ẩn náu của đạo quân dưới quyền Bùi Lạc Thủy cũng như tình trạng thiếu lương thực mà thổ binh xứ mường đang phải đối mặt.
Trong cuộc nghị bàn quanh bếp lửa, Bố Giáp thắc mắc với mọi người:
- Tôi nghĩ mãi chẳng hiểu tại sao Đinh Sơn lại cho hết các tướng dưới quyền sang đây cùng hơn một nghìn quân. Về tuổi tác thì lão ấy hãy còn minh mẫn, tráng kiện lắm, mới ngoài ngũ tuần.
Liêu Nhất Khổng khẳng định:
- Hoành muốn nhân cơ hội này phế bỏ tay chân thân tín của Đinh quan lang, hắn có dã tâm và… sẽ đưa một số thân tín của hắn làm tướng nhằm tạo vây cánh.
Bố Giáp hỏi:
- Tiên sinh chắc chứ?
Liêu Nhất Khổng nói:
- Tại hạ đoán chừng nhưng… chỉ có như thế mới lí giải được các điều binh khiển tướng kì lạ bên xứ mường. À… có khi tại hạ nói điều binh khiển tướng thực đánh giá họ cao quá rồi. Họ không thể đánh trận và Điền Hoành muốn nhân cơ hội này đạt được nhiều ý đồ.
Bố Giáp lại hỏi Khổng:
- Biết chỗ bọn Lạc Thủy đương ẩn náu, sau đây chúng ta nên làm thế nào, thưa tiên sinh?
Liêu Nhất Khổng chuyền của khoai lang nướng từ tay nọ sang tay kia, luôn miệng thổi phù phù cho mau nguội để ăn.
Phùng Thanh Hòa đáp thay:
- Thưa ngài, biết là biết khoảng thôi chứ chẳng chắc, chưa kể anh em họ Bùi có nhiều kinh nghiệm đi rừng, ta đến sợ đánh động bọn hắn. Lương thiếu, Bùi Lạc Thủy phải sai binh đi t·rộm c·ắp mà vương thượng đã hạ lệnh quân dân gặt lúa ven chân núi. Nay mai lúa gặt xong, đám ấy chui ra khỏi rừng như lũ chuột, ta chờ bắt là được.
Phùng Thanh Hòa vốn thuộc tướng cũ của Bố Giáp nên vẫn giữ lễ nghĩa, một bẩm hai thưa ba trình. Thiên Đức có nhiều cách để gọi, để nói chuyện với một người là vậy.
Liêu Nhất Khổng nghe bàn vậy, để củ khoai lên hòn đá bên cạnh, rót trà nóng cho mọi người, đoạn rồi thủng thẳng nói:
- Kế của tướng quân cũng tốt nhưng hai đận phái quân lấy lương không trở về ắt Thủy sinh nghi. Tuy hắn chẳng phải kẻ biết nghĩ, song có thể đoán được có sự bất trắc.
Mọi người cho là phải, Bố Giáp bèn hỏi lại Liêu Nhất Khổng, Khổng đáp:
- Bùi Lạc Thủy gây thù với chỗ tướng Lý Quang Minh, ông Minh nhất định xin với vương thượng dẫn đại binh vào rừng đòi nợ máu. Tại hạ nghe nói Lý tướng quân từng lập nhiều công trạng, nay ôm mối hận, nhất định vương thượng sẽ đồng ý cho Lý tướng quân đánh bọn Thủy.
Phùng Thanh Hòa tiếc rẻ, chán nản nói:
- Bọn tôi vẫn chưa được đánh trận nào ra hồn. Cứ chạy lên Bắc lại xuôi xuống Nam, vớ được thằng ất ơ dễ như trở bàn tay.
Liêu Nhất Khổng tủm tỉm cười mà rằng:
- Tại hạ lại nghĩ lần này Lý tướng quân chẳng thể rửa được hận đâu.
Bố Giáp lấy làm ngạc nhiên, Liêu Nhất Khổng liền giải thích:
- Túc hạ cứ mài kiếm cho sắc bén. Lý tướng quân ở bên kia dãy núi Vua cất quân đánh Thủy. Thủy thua thiệt về quân số, khí giới, lại mất cái thế trong tối nên sẽ lui về núi Nhị Mã tìm đường về.
Phùng Thanh Hòa nghe như vậy hai mắt rực sáng, mặt tươi tỉnh hỏi lại:
- Tiên sinh nói thật chứ? Có chắc không? Lý tướng quân rất dũng mãnh, binh tốt lại đang có lửa giận, sao để bọn Thủy thoát được?
Liêu Nhất Khổng tự tin nói:
- Túc hạ phải đặt bản thân vào vị trí của bọn hắn mới được. Tại hạ tin rằng tế tác của Thủy đã thấy dân gặt lúa ven núi, lại bồng bế nhau lánh nạn cả. Quân lấy lương biệt tích, lại phát hiện Lý tướng quân đem binh đến thì tướng sĩ biết bị lộ, còn lòng dạ nào giao chiến. Lúc ấy tất phải chạy.
Phùng Thanh Hòa vỗ mạnh hai tay lên đùi, đứng bật dậy vặn người, giọng hồ hởi:
- Mọi chuyện được vậy tôi sẽ cảm tạ tiên sinh bằng một vò rượu quý. Mà sau đận này tiên sinh có vào quân không? Tiên sinh làm quân sư thật tốt đó.
Liêu Nhất Khổng thật thà:
- Tại hạ tuân mệnh vương thượng, Lý đại nhân vắng nhà nên thuộc hạ mới được ngồi đây.
Nhắc đến Lý Nhân Nghĩa, mọi người lại xúm vào đoán già đoán non, chẳng biết chuyến đi sứ của Lý Nhân Nghĩa thế nào mà mãi chưa thấy về.