Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 610: Chiến dịch Đông Xuân, Phan Vỹ lấy núi Yên Mông




Chương 610: Chiến dịch Đông Xuân, Phan Vỹ lấy núi Yên Mông

Đinh Sơn gửi thư nghị hoà với Thiên Đức, bày tỏ ý cống nạp, thần phục nhằm kéo dài thêm thời gian, triệu tập thêm binh mã. Đinh Sơn tin vào địa thế hiểm trở sẽ khiến binh mã Thiên Đức chùn chân và phải trả một cái giá rất đắt nếu t·ấn c·ông xứ mường. Đinh quan lang cũng sai người bí mật đến La thành, Đỗ Động Giang nhờ giúp cho vài mưu sĩ hiến kế đánh lâu dài với Thiên Đức.

Đinh Sơn thật lạ, bọn Âu Minh Thông ngay bên cạnh chẳng tin dùng, lại vời đến đám mưu sĩ ở xa tít mù chẳng thể một sớm một chiều hiểu nội tình xứ mường. Có thể Âu Minh Thông, Lạc Hi hay Yên Định hay bàn ra, lại thêm quê quán ở những nơi dễ dàng bị Thiên Đức chiếm nên Đinh Sơn có phần coi thường. Từ Quý Châu vừa về đến kinh sư sau chuyến đi sứ nhàm chán lại tay nải, cùng mấy mưu sĩ ngược lên Mường Động.

Bọn Âu Minh Thông trước khi trốn khỏi xứ mường có nghe tin quan lang cầu viện khắp nơi nhưng chẳng có ý định bán đứng chủ cũ, nhằm giữ lại chút danh dự của bản thân. Âu Minh Thông dẫn Lạc Hi, Yên Định lên hướng Bắc tìm đường sang lộ Tam Giang.

Chương từng có ý định để Đinh Sơn làm vua xứ mường, nay Đinh Sơn kết giao với Lưu Trừng, nếu không sớm loại bỏ Đinh Sơn, sợ rằng đêm dài lắm mộng. Lại cũng nghe Liêu Nhất Khổng bàn rằng, Thứ sử Vân Nam Lưu Trừng đã hứa xin phong Đà Bắc động chủ cho Đinh Sơn thì chuyện đó tất thành. Nếu đạo sắc phong đến mà Thiên Đức tiến đánh Mường Động, quân Đại Vũ lại vin cớ xuất binh chinh phạt phương Nam. Lúc ấy dân Mường Động còn luyến tiếc chủ cũ sẽ giúp ngoại binh, e rằng Thiên Đức sẽ gặp nhiều khó khăn.

Mường Động vì thế trở thành mục tiêu ưu tiên của Chương trong Chiến dịch Đông Xuân năm Thiên Đức 34 - 35. Vụ gặt cũng sắp xong, lương thảo đầy kho, ăn no đánh mới thắng.

Theo kế hoạch, trung tuần tháng 11, từ trại thuỷ quân ở chân núi Nhất Mã, Cao Mộc Lân điều hai mươi chiến thuyền ngược dòng Hắc Giang neo tại cánh đồng Kỳ Sơn, làng Kỳ Sơn.

Chương rút Trung đoàn Vĩnh Yên với ba tiểu đoàn bộ binh gồm 890, 891 và 892 dưới quyền chỉ huy của Phan Vỹ từ huyện Hát hành quân đến Kỳ Sơn sẵn sàng vượt sông. Trung đoàn chỉ trang bị hoả khí cá nhân như hoả hổ, lựu đạn, một số Hoả pháo liên hoàn, và không sử dụng Cự thạch pháo hay thần công trong lần xuất chinh này do địa hình Mường Động không thuận lợi, cũng không thực sự cần thiết.

Bên phía đối diện, Bùi Sơn Lâm thống lĩnh hơn một nghìn thổ binh, quá phân nửa trang bị nỏ, cung tiễn, đóng phân tán ở núi Yên Mông. Bùi Sơn Lâm có trong tay hơn một trăm Cự thạch pháo, chia hai trận địa tả hữu.

Yên Mông là một ngọn núi đá vôi hình chóp nón, từ chân núi Yên Mông thẳng về hướng Tây là sông Hắc. Bùi Sơn Lâm biết tin thủy quân Thiên Đức neo chiến thuyền bên kia sông, đoán quân Thiên Đức sẽ sang sông ở khu vực này bởi khoảng đất rộng tương đối bằng phẳng từ chân núi đến bờ sông. Địa hình phòng thủ thuận lợi, lưng tựa núi, pháo đặt lưng chừng, quân Thiên Đức đổ bộ từ dưới sông phải băng qua khoảng trống khoảng 2 dặm, sẽ làm mồi cho pháo đá xứ mường. Trường hợp Thiên Đức dùng hoả khí hạng nặng t·ấn c·ông trực diện, Bùi Sơn Lâm sẽ dùng thổ binh ở hai bên cánh tràn xuống dải thung lũng nhỏ hẹp xử lý. Mưu sĩ và mấy tướng La thành đến xem Ngọa Hổ tướng bày trận lại lo quân Thiên Đức sợ mà không dám sang hoặc việc điều động chiến thuyền chở quân chỉ là đòn nghi binh.

Vài ngày trôi qua, Bùi Sơn Lâm vẫn chưa thấy quân Vĩnh Yên có động tĩnh.

Ngày 21 tháng 11, trống canh Năm vừa điểm, tiết trời lạnh buốt, Phan Vỹ hạ lệnh cho Tiểu đoàn 880 đốt đuốc trên thuyền lặng lẽ vượt sông. Gà gáy, Tiểu đoàn 880 đổ quân xong, toả binh hình rẻ quạt bảo vệ bãi đổ bộ. Ngay khi những binh sĩ Vĩnh Yên đầu tiên đặt chân lên bờ, quân tế tác đã báo cho Bùi Sơn Lâm. Lâm lấy làm mừng nhưng không vội hạ lệnh t·ấn c·ông mà chờ thêm một khoảng thời gian.

Binh pháp dạy, địch vượt sông phải chọn t·ấn c·ông lúc tiền quân địch đã lên bờ, trung quân địch còn dưới sông và hậu quân hãy còn ở bờ bên kia. Như vậy đầu đuôi chẳng thể ứng cứu được nhau. Bùi Sơn Lâm thuộc binh pháp, đem áp dụng vào thực tiễn.

Phan Vỹ con nhà tướng, cũng nắm phép dùng binh. Hồi còn quân Tam Đái, Phan Vỹ chỉ là tiểu tướng nơi trung quân. Về Thiên Đức, khoác trên mình áo chiến, chỉ huy hàng nghìn người, phần bào nhờ uy danh của cha. Trong hơn một năm qua, Phan Vỹ được học, được thực hành phép dùng binh khác lạ của Thiên Đức. Cái gọi là Mạc gia diệu lý yếu lược không bài trừ các phép dùng binh của tiền nhân mà hoàn thiện hơn sau mỗi tháng ngày, đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu ba quân. Vạn Thắng vương vẫn dạy, muốn nắm thế chủ động thì không được hành động theo các địch nghĩ, muốn địch mắc bẫy phải cho chúng mồi ngon, để chúng nghĩ ta hành động theo cách chúng muốn.

Khai thác mấy trăm tù binh, Mai Đắc Thắng cung cấp cho Phan Vỹ các thông tin cần thiết cùng họa đồ tương đối chi tiết quanh khu vực núi Yên Mộng. Trương Ma Nị, phó tướng của Lý Quang Minh, được giao nhiệm vụ tham mưu quân sự cho Phan Vỹ. Bên cạnh đó, mưu sĩ người Hán, thân tín của Triệu Trung, họ Sa, huý là Cảnh, được điều đến Sơn Lăng. Sa Cảnh xin mang họ Mạc để bày tỏ lòng trung thành và biết ơn vì Chương thu dụng, quyết không đem chủ của Sa Cảnh nộp cho Đại Vũ. Bởi vậy vị mưu sĩ có tên đầy đủ là Mạc Sa Cảnh.

Thổ binh hò reo dậy đất, từ ba mặt Đông Nam, Đông và Đông Bắc nhất tề đổ ra t·ấn c·ông Tiểu đoàn 880 lúc mặt trời vừa ló dạng, sương hãy còn chưa tan. Tiễn độc trúng vào khiên lộp độp như mưa đá rớt xuống mái ngói. Tiểu đoàn 880 liệu thế không chống đỡ được, tung một số quả nổ chặn đường, vội vàng rút chạy về phía bờ sông. Thổ binh hăng máu đuổi rát, cách bờ sông chừng trăm trượng bỗng có mấy mươi quân Vĩnh Yên từ trong sương mù xuất hiện, kẻ nâng khiên chắn, người cầm hoả hổ cán dài xông ra chặn. Hoả hổ phụt lửa, tiếng la hét thất thanh rộ lên. Cùng lúc ấy, binh sĩ Tiểu đoàn 880 quay ngược trở lại, kẻ đao, người hoả hổ đánh trả ác liệt khiến thổ binh chạy dài.

Bùi Sơn Lâm đứng trên cao, thấy quân tháo chạy trong làn sương mờ mờ ảo ảo, lại trông có ánh lửa phụt tứ tung bèn sai quân bắn pháo bắn chặn. Cự thạch pháo tỏ ra hiệu quả, quân sĩ Tiểu đoàn 880 buộc phải bỏ dở cuộc truy kích, rút về hướng sông, thiệt mất vài người, b·ị t·hương một số. Nhưng loạt pháo cũng đồng thời khiến hàng chục thổ binh m·ất m·ạng hoặc b·ị t·hương.

Bùi Sơn Lâm đành đổ lỗi cho ông trời:



- Trời hại ta, mấy hôm trời quang, chúng chọn đúng hôm có sương giăng để qua sông.

Bóng chiến thuyền Thiên Đức thấp thoáng trong sương, không thể bỏ lỡ thời cơ, Bùi Sơn Lâm chuyển một trận địa pháo ra mạn bờ sông bắn liên hồi, dỏng tai nghe còn thoảng những tiếng ùm ùm do đá rơi xuống nước tạo ra. Không thấy quân Vĩnh Yên bắn trả, Bùi Sơn Lâm đắc chí sai thuộc hạ ra sông dò xét. Lúc sau thuộc hạ trình, hàng chục thuyền Thiên Đức hư hỏng nặng, nửa nổi nửa chìm, trên khoang dường như hãy còn binh lính, chờ mặt trời lên cao mới trông rõ hơn. Ngọa Hổ tướng nghe xong lấy làm lạ, hỏi tên quân:

- Thế đám quân bộ ban nãy đâu cả rồi?

Tên quân thưa:

- Bẩm, chúng lố nhố ở mạn Tây Nam, chỗ ấy cỏ tai voi, lau sậy cao ngang đầu, sương lẫn với cỏ nên chưa trông rõ ạ.

Bùi Sơn Lâm tiếc rẻ:

- Bọn này khôn thật, nếu phải trời hanh khô, ho cho một mồi là có món Thiên Đức thui ngay.

Đoạn rồi ra lệnh:

- Bảo quân xạ tiễn bắn đi, chẳng hoả công thì tiễn độc cũng g·iết vô số. Đem độ mươi khẩu pháo bắn tràn vào chỗ đấy.

Hàng trăm thổ binh hăm hở khiêng mấy khẩu Cự thạch pháo đặt cách bãi lau sậy chừng trăm trượng rồi bắn. Một toán hơn trăm tay cung thủ có hạng, đứng từ xa giương cung bắn lên cao, tên cứng bay vun v·út rồi rơi xuống đám cỏ lau lố nhố những người. Cung tiễn và Cự thạch pháo bắn ào ào chừng hơn nửa tuần trà mới ngưng, sương tan dần, bóng dáng quân Thiên Đức ban nãy trong lau lách bây giờ cũng chẳng còn trông thấy nữa.

Sương tan dần, Bùi Sơn Lâm đứng trên cao, trông thấy hàng chục chiến thuyền Thiên Đức to hơn lòng bàn tay bị hư hỏng, nằm cách bờ chưa đến hai mươi trượng.

Mặt trời lên cao, sương tan hẳn, tầm nhìn quang đãng mà chiến trường yên ắng đến lạ. Bùi Sơn Lâm càng lạ hơn khi nghe quân trình:

- Trên chiến thuyền Thiên Đức có hình nộm bằng rơm, không phải người ạ.

Bùi Sơn Lâm ngẩn người, ngoái nhìn mưu sĩ La thành và mấy thuộc tướng. Mưu sĩ La thành cũng lắc đầu, chẳng đoán ra mưu kế của Thiên Đức. Bấy giờ một tên quân hớt hải chạy đến, vừa thở vừa trình:

- Bẩm tướng quân, trong đám lau sậy không có quân Thiên Đức, chỉ có hàng trăm hình nộm bằng rơm gãy đổ vì trúng đạn đá thôi ạ.

Nắng lên xua tan giá lạnh mà đột nhiên Bùi Sơn Lâm cảm thấy cơn ớn lạnh chạy dài nơi sống lưng. Bụng dạ chúng tướng của Bùi Sơn Lâm hoang mang. Chẳng biết đối phương định dùng kế gì, Bùi Sơn Lâm bèn tung thám thính dò la phía bãi sậy ở mé Tây Nam, đồng thời thu đại quân vào núi xem động tĩnh.

Cuối Ngọ, quân thám thính về trình:



- Bẩm tướng quân, từ khu bãi sậy xuôi về hướng Nam chừng tám dặm có một thuyền lớn Thiên Đức chìm gần vách đá.

Bùi Sơn Lâm nhíu mày hỏi lại một câu khá khó hiểu:

- Chìm ở đó lâu chưa?

Tên quân đáp:

- Mấy ngày trước không thấy ạ. Dạ bẩm, bọn thuộc hạ phát hiện vài dấu chân người từ quãng vách núi, có lần tìm rộng ra, phát hiện thêm hàng chục dấu chân bên lạch nước nhỏ trong khe.

Bùi Sơn Lâm hỏi chúng tướng về địa hình nơi đó, một tướng nói rằng:

- Vách đá nơi ấy dựng đứng, chỗ thấp nhất cũng cao hơn mặt nước dăm trượng. Dưới chân vách đá có nhiều hang nhỏ dẫn nước vào con lạch, người không thể chui qua được. Con lạch ấy chảy ngoằn ngoèo giữa các vách núi sau đó đổ vào dòng suối dưới chân động Tiên.

Bùi Sơn Lâm hỏi tên quân thêm lần nữa, tên quân một mực khẳng định dấu chân in trên bùn khá sâu, rõ là người để lại dấu chân phải mang vác vật nặng. Đồng thời, tên quân cũng cho biết, khu bãi sậy chỉ có vài dấu chân gần mép nước, chẳng biết quân Vĩnh Yên đã thăng thiên hay quay về bờ Sơn Lăng.

Bùi Sơn Lâm đứng ngồi không yên, lại sai quân xem cho kỹ, cắt cử người mò sang Sơn Lăng nghe ngóng tình hình vì một đội quân mấy trăm người không thể bốc hơi được. Quân đi nghe ngóng còn chưa về trình, Bùi Sơn Lâm ngồi nghị bàn với chúng tướng và mưu sĩ chợt nghe như có tiếng đì đùng vọng đến vội chạy ra xem. Thêm vài t·iếng n·ổ rất lớn nối tiếp nhau, Bùi Sơn Lâm ngó về bên tả, thấy chim muông đập cánh bay toán loạn thì giật mình sai quân hầu chạy đến trận địa pháo. Quân hầu còn chưa kịp cất bước đã có tên quân hớt hải chạy ào đến trình:

- Bẩm tướng quân, bọn Thiên Đức đánh chỗ đặt pháo.

Bùi Sơn Lâm toát mồ hôi lạnh, hỏi lại:

- Chúng có bao nhiêu?

- Dạ bẩm… hai đến ba mươi đứa hoặc hơn.

Bùi Sơn Lâm nhăn mặt:

- Sao lại thế?

Rồi chẳng chờ tên quân trả lời, Bùi Sơn Lâm bảo tướng chỉ huy trung quân lập tức điểm hai trăm quân đến tiếp ứng. Sĩ tốt kéo nhau đi rồi, Bùi Sơn Lâm ngước nhìn lên trời, ngoảnh trông lên ngọn Yên Mông lẩm bẩm:

- Chúng nó không thể từ dưới đi lên, chẳng lẽ từ trên đi xuống ư?



Bùi Sơn Lâm còn chưa có lời giải thì tận mắt trông thấy hàng chục vật nho nhỏ, đen đen từ trên cao ném xuống. Bùi Sơn Lâm tròn mắt, chưa hiểu đó là gì, liền sau đó hàng chục âm thanh chát chúa vang lên khắp nơi khiến ba quân nhớn nhác.

- Chúng nó ở trên kia!

Bùi Sơn Lâm thét lên, chúng tướng lẫn sĩ tốt nhất loạt ngẩng trông, vừa lúc hàng trăm mũi tiễn trên cao phóng xuống, một cơn mưa tiễn đúng nghĩa.

Bùi Sơn Lâm dựng tạm mấy cái lán che sương ven sườn núi, phút chốc các lán đều bén lửa cháy phừng phừng, sĩ tốt hoảng hốt dạt hết vào vách núi. Đương lúc bối rối, quân hầu lại trình:

- Trận địa pháo bị hạ, bọn Thiên Đức lấy pháo ấy bắn ta khiến hơn chục anh em m·ất m·ạng, b·ị t·hương nhiều lắm ạ. Chúng dùng pháo bắn luôn xuống trận địa bên dưới.

Bùi Sơn Lâm quát:

- Đồ vô dụng! Đã chiếm lại được pháo chưa?

- Dạ chiếm được rồi nhưng… chúng đã huỷ hết lượt rồi mất dạng.

Bất lợi về chỗ đứng chân, hai trận địa pháo lại mất, trông ra phía sông, hàng chục chiến thuyền Thiên Đức đang ở giữa dòng. Trời đã ngả về chiều, Bùi Sơn Lâm không còn cách nào khác đành hạ lệnh rút quân, chẳng kịp đem theo lương thảo tích trữ, quân sĩ bắc cơm nếp còn chưa được ăn.

Trên đường lui, toán tiền quân của Bùi Sơn Lâm bị trúng phục binh. Quân Vĩnh Yên nấp trên vách núi ném và lăn đá xuống khiến hàng chục thổ binh m·ất m·ạng và b·ị t·hương.

- Ho hiểu rồi, bọn Thiên Đức biết đường đi lối lại, phải bỏ đường lớn luồn rừng mà đi. - Bùi Sơn Lâm nói với tướng sĩ khi biết phía trước bị ùn ứ. - Đừng có đốt đuốc nữa, như thế chẳng khác nào làm bia cho chúng nó.

Quân tướng bỏ đường mòn, cắt rừng đi suốt đêm, mãi đến gần trưa hôm sau mới về đến bản Doi, cách nhà lang xứ mường già nửa ngày đường. Tướng sĩ ai nấy đều thất thần, rõ là sẵn sàng đối chiến và nắm phần lợi mà trông chưa rõ địch đã phải bỏ chạy. Điểm lại quân, hụt mất hơn hai trăn, Bùi Sơn Lâm ngồi vò đầu bứt tai, chốc sau hỏi mưu sĩ kế sách. Mưu sĩ gợi ý:

- Bọn Thiên Đức dẫu moi được đường đi lối lại chẳng thông thuộc bằng ta. Chúng đã sang được sông, thêm quân ở núi Nhất Mã hẳn chia hai hướng cùng tiến đánh. Vậy tướng quân phải nghĩ xem chúng sẽ theo lối nào để đến nhà lang rồi chọn đặt phục binh. Cũng phải cấp báo với quan lang để ngài định liệu.

Đương lúc quẫn bách, Bùi Sơn Lâm nghe như thế cũng thấy có lý bèn họp chúng tướng lại tính đối sách.

Lại nói quân Vĩnh Yên theo kế của Mạc Sa Cảnh, lợi dụng đêm tối và sương mù đưa Tiểu đoàn 890 đổ bộ như thể sẽ t·ấn c·ông Bùi Sơn Lâm, song thực tế chỉ là đòn nghi binh nhằm thu hút sự chú ý của tướng sĩ xứ mường. Trong khi Tiểu đoàn 880 nghi binh, Tiểu đoàn 881 lặng lẽ sang sông trên hơn chục chiến thuyền lớn nhỏ. Nơi đổ bộ không phải địa hình thuận lợi mà chính là vách đá dựng đứng như bức tường thành ven sông. Tại đây, Cao Mộc Lân đánh đắm một chiến thuyền cũ, dùng máy phóng tiễn cỡ lớn phóng hàng chục móc sắt vọt qua vách núi để và binh sĩ theo dây thừng leo lên. Sau khi lên được rồi, các binh sĩ lấy móc sắt móc vào thân cây rồi kéo thang dây lên. Các chiến thuyền chở quân lần lượt áp sát thuyền đắm, mấy binh sĩ đã theo lối thang dây trèo lên vách đá. Quân sĩ lên hết cũng là lúc trời vừa sáng, sương mù giúp che giấu đội quân thêm một khoảng thời gian đủ để di chuyển và xoá dấu vết.

Tiểu đoàn 881 nối đuôi nhau thành hai hàng dọc mà đi, qua những chỗ bùn lầy, người sau phải đặt chân vào dấu của người trước, và sau cùng, hai tiểu đoàn lội lạch nước nhỏ bị cây cối che phủ mà tiến quân.

Tiểu đoàn 880 rút lui khi bị pháo đá dập, phá hỏng thuyền, đi men theo bở sông một quãng đến bãi lau sậy. Tại đây, quân sĩ cắm nhiều bù nhìn rơm đội nón chóp đỏ câu giờ để toàn bộ đội quân di chuyển về phía Nam, hợp với Tiểu đoàn 881. Suốt mấy dặm đường, Tiểu đoàn 880 không để lại dấu chân lấm bùn khi phải vượt qua những chỗ lầy lội sát bờ sông bằng cách trải những tấm cói.

Quân Vĩnh Yên đánh một vòng, cử một đại đội leo lên ngọn Yên Mộng, hạ được quân cảnh giới mặt sau của Bùi Sơn Lâm. Một trung đội chiếm được trận địa pháo ở lưng chừng núi, hai trung đội còn lại dùng nỏ Liên châu bắn hoả tiễn xuống phía dưới.

Tiểu đoàn 882 ở bên kia sông nhìn thấy ba cột khói màu đỏ gạch bốc lên giữa khoảng rừng xanh thẳm lúc chiều tà mới xuất bến. Nhờ vậy, quân Vĩnh Yên thu được lương thực đủ dùng cho cả Trung đoàn trong nửa con trăng. Công đầu của trận đánh núi Yên Mông được ghi cho Mạc Sa Cảnh và Phan Vỹ.

Có được chỗ đứng chân lý tưởng, Tiểu đoàn 882 đóng quân quanh núi Yên Mông bảo vệ đường rút, chờ quân địa phương Sơn Lăng sang tiếp quản. Tiểu đoàn 880 và 881 thận trọng tiến về phía Đông, Tiểu đoàn 882 xuất phát sau hai ngày.