Chương 618: Trận chiến ở Mó Hén
Cách bản Mường Chiền không xa là bản Cọil. Cọil trong tiếng Mường chỉ một bãi gò đất nổi cao hơn so với địa hình xung quanh. Các Cọil này thường được gọi là các gò đất gần bờ sông, suối. Theo cách phân chia hành chính của người Mường, nhỏ nhất là xóm. Mỗi xóm có dăm bảy chục nóc nhà. Trên xóm làm bản và trên bản là mường. Một mường rất rộng lớn, diện tích có thể bằng một phủ dưới xuôi.
Bản Cọil hoặc Cọi, theo cách Chương gọi trên họa đồ, khá lớn. Do địa hình cao, bằng phẳng và rộng, dưới bản có suối nên Đinh Sơn chọn nơi này làm kho chứa lương thảo. Tại kho lương bản Cọi chỉ có hơn trăm quân canh giữ. Đào Cam Mộc đến, quân canh giữ kho lương lập tức tan chạy. Đào Cam Mộc để lại một đại đội kị binh trấn giữ bản Cọi, hai đại đội còn lại chia thành hai mũi đánh phá các bản gần đó, truy kích tàn quân, bắt giữ gần hai trăm tráng đinh, vài chục thổ binh áp giải về bản Cọi. Sớm tinh mơ, Đào Cam Mộc dẫn một đại đội nống khỏi bản đánh tan hơn hai trăm thổ binh vừa kéo đến với ý định chiếm lại kho quân lương.
Mũi t·ấn c·ông của Phùng Thanh Hòa gặp nhiều khó khăn hơn cả khi thọc sâu vào khu vực trung tâm xứ mường. Đinh Sơn gõ chiêng triệu tập hàng nghìn quân dân cản bước để cùng bộ sậu tháo chạy về hướng Tây. Phùng Thanh Hòa tận dụng ưu thế càn lướt của kị binh hạng nặng và hoả khí đánh dấn, mở lối mà đi. Trước khí thế của mấy trăm kị binh, quân cản hậu vứt khí giới chạy tứ tán. Ập vào khu nhà lang, khung cảnh nhốn nháo, già trẻ bồng bế nhau chạy về hướng Tây hết lượt. Một số thổ binh ẩn nấp trong bóng tối dùng tiễn bắn trả, quân sĩ 325 buộc phải phóng hoả nhiều nhà sàn nhằm tạo các đ·ám c·háy lớn soi tỏ ngóc ngách.
Đinh Sơn chạy thoát chẳng kịp mang gì theo. Chiếm được nhà lang chính, Phùng Thanh Hòa treo kỳ hiệu Thiên Đức và kỳ hiệu quân Thiết kị lên đầu hồi nhà sàn. Hơn ba trăm tù binh hỗn tạp, chủ yếu là tráng đinh và phụ nữ và trẻ con bị giam tạm vào nhà lang chính. Trong số này có hai người vợ và mấy đứa con nhỏ của Đinh Sơn không kịp tháo chạy. Phùng Thanh Hòa chia các đại đội trấn giữ quanh khu nhà lang, bắt thêm được một số dân.
Sáng sớm, Đinh Sơn tổ chức được gần bốn trăm thổ binh quay lại t·ấn c·ông bọn Phùng Thanh Hòa nhưng b·ị đ·ánh lui. Một số thổ binh tận dụng thông thuộc địa hình, luồn lách giữa các lùm cây, bụi cỏ, chuồng ngựa… định vào tập kích song b·ị b·ắt dễ dàng vì chỉ huy cấp trung đội kị binh có họa đồ quanh nơi trú đóng.
Hơn một canh giờ sau, mặt trời đã lên cao. Đinh Sơn quy tụ được gần một nghìn tàn binh hỗn tạp, quyết chiếm lại khu nhà lang chính, biểu tượng kinh đô Mường Động. Gần bốn trăm quân Thiết kị 325 tổ chức phòng ngự chặt chẽ, dùng hoả hổ, nỏ Liên châu và lựu đạn nổ đẩy lui vài đợt t·ấn c·ông, gây t·hương v·ong cho hàng trăm thổ binh.
Đinh Sơn xác định chỉ còn cách cảm tử, xua quân tràn ngập khu nhà lang mới khuất phục được Phùng Thanh Hòa. Mấy trăm dân bị đẩy lên trước, trong tay là những con dao rừng sắc lạnh. Đằng sau là các toán thổ binh. Hoả tiễn khiến một vài ngôi nhà sàn b·ốc c·háy dữ dội, lửa táp rát mặt quân phòng thủ khiến Phùng Thanh Hòa cho quân lui về sau một quãng, dùng luôn mấy khẩu Cự thạch pháo chiếm được bắn lựu đạn ra ngoài.
Khung cảnh rất t·ang t·hương khi những quả lựu đạn p·hát n·ổ.
Đinh Sơn vẫn hò hét, đích thân cầm dùi gõ trống thúc quân tràn lên. Vừa lúc ấy, Phạm Kính Ân dẫn một đại đội kị binh từ bản Mường Chiền tập hậu. Đào Cao Mộc kéo trăm quân đến trợ chiến, xông thẳng vào sườn đội hình hỗn tạp của Đinh Sơn, mặc sức chém g·iết. Quân thiết kị đội mũ trụ, sử dụng giáo dài hoặc trường kiếm, vận giáp sắt mỏng thực sự là cơn ác mộng của những thổ binh trong tay chỉ có đao kiếm, chẳng có giáp.
Thấy quân tiếp viện, Phùng Thanh Hòa cho hai đội thiết kị nống ra đánh mạnh. Chưa đầy một khắc đồng hồ, khu vực phía Tây, rìa khu nhà lang, xác người nằm la liệt, máu tươi nhuộm đỏ cỏ xanh. Đinh Sơn trốn chạy, quân tan vỡ, hàng trăm kẻ hạ khí giới xin hàng hoặc nằm rên rỉ trên đất.
Bọn Phùng Thanh Hòa t·hương v·ong gần ba mươi binh sĩ. Đề phòng Đinh Sơn quay lại lần nữa, Phùng Thanh Hòa trói tù binh lại với nhau bằng dây thừng, bất kể già trẻ, gái trai và tuyên bố rằng nếu Đinh Sơn còn cả gan t·ấn c·ông thì chính tù binh sẽ trở thành tấm lá chắn sống. Tù binh nghe xong ai nấy đều sợ hãi, mặt tái mét hết cả.
Để đảm bảo sức chiến đấu, Phạm Kính Ân đem Tiểu đoàn 323 và những con tin có giá trị từ bản Mường Chiền tập trung về khu nhà lang, giao lại bản cho Quách Cư Dĩ. Dĩ theo Thiên Đức, án binh bất động hay trở giáo là tuỳ, Phạm Kính Ân không quản.
Như vậy, trước khi trời tối, Trung đoàn 8 Thiết kị chia quân đóng giữ hai nơi. Tiểu đoàn 324 với hơn bốn trăm kị binh đóng ở bản Cọi, Tiểu đoàn 323 và 325 hơn bảy trăm quân trấn tại khu nhà lang, hay còn gọi là Mường Động.
Bằng những vật dụng tại chỗ, 3 tiểu đoàn thiết kị làm được hai mươi pháo nhỏ dùng thay cho Hoả pháo liên hoàn. Ngay trong buổi tối, mấy trăm tù binh và con tin phải ra sức đào đất cho vào sọt, đốn hàng trăm cây, khiêng nhiều bàn ghế bằng tre gỗ làm chiến lũy tại những nơi xung yếu.
Gần nửa đêm, Quách Cư Dĩ dẫn bốn trăm quân bản bộ từ bản Mường Chiền đến xin gặp Phạm Kính Ân. Ân ra gặp. Quách Cư Dĩ đề nghị Dĩ và quân bản bộ sẽ đắp chiến lũy cho Ân, đổi lại, Ân tha mạng cho con tin và tù binh, đừng đem họ làm lá chắn.
Ân không thể tự ý quyết định bèn đưa Quách Cư Dĩ vào gặp Phùng Thanh Hòa. Hòa nghe xong liền đồng ý, sai quân tập trung con tin và tù binh lại trước sân nhà lang chính. Trong ánh đuốc sáng rực, Phùng Thanh Hòa cầm một cái loa làm từ mo cau nói oang oang:
- Quách Cư Dĩ đổi mạng với các người, các người sẽ không phải c·hết. Vậy từ bây giờ, đàn ông sang bên bản Cọi khiêng lương thực về, đàn bà bắc bếp thổi cơm. Chúng ta đang giữ kho lương và nhiều tài vật của Đinh Sơn, nếu nghe lời, mỗi người sẽ được một thạch lương.
Quách Cư Dĩ sai một trăm thuộc hạ sang bản Cọi khiêng mấy mươi bao gạo về, bấy giờ dân mới bớt sợ, líu díu dắt nhau đi làm công việc được phân phó. Sau một ngày đêm sống trong sợ hãi, bây giờ cơn đói ập đến với những người dân bản. Chẳng mấy chốc, hàng trăm bếp hồng đỏ lửa ngay trước nhà lang chính. Gà vịt, lợn trong chuồng của quan lang trở thành các món ăn.
Thói đời ăn no thì tinh thần tỉnh táo, con người trở nên vui vẻ. Ngoại trừ con tin có giá trị bị giữ lại, còn đâu Phùng Thanh Hòa tha cho về luôn trong đêm, lại bảo mọi người đến kho lương nhận một thạch lương thực. Phạm Kính Ân tranh thủ nhắc lại rằng bọn họ toàn mạng đều là nhờ Quách Cư Dĩ nói giúp và thế chỗ. Quách Cư Dĩ dẫu biết nghĩ cũng chẳng hiểu được thâm ý của bọn Phùng Thanh Hòa. Bọn Hòa muốn dân và tù binh được thả mang ơn Dĩ, lại hợp thức hoá việc Dĩ quy hàng.
Quách Cư Dĩ là anh em kết nghĩa với Phạm Kính Ân, lại thấy quân Thiên Đức giữ lời thì sai thuộc hạ ra sức đắp lũy. Phùng Thanh Hòa hài lòng, gọi Dĩ vào gặp riêng, bảo rằng:
- Mày là anh em của Phạm Kính Ân cũng là anh em với chúng tao. Giờ mày giúp chúng tao đắp lũy, tao thấy mày ngay thẳng, tốt bụng lại anh hùng mã thượng. Đất Mường Động này chật hẹp lắm, chi bằng mày cùng bọn tao về xuôi làm quân Thiên Đức đánh đông dẹp bắc?
Quách Cư Dĩ thưa rằng:
- Anh Ân đã giảng giải cho thuộc hạ nghe tỏ mọi lẽ, nếu chủ tướng thu nhận, thuộc hạ sẽ gắng sức.
Phùng Thanh Hòa tươi cười, thân mật vỗ vai Dĩ:
- Tao tên Hòa, gọi tao là anh Hoà được rồi, hoặc gọi thủ trưởng cũng tốt. Thiên Đức không có chủ tớ. Mày không vào quân, chỉ là dân Thiên Đức thì tao gặp mày còn phải chào trước cơ đấy. Đừng nghĩ ngợi nhiều, vật đổi sao dời, đất Mường Động là của dân Mường Động và mày nhất định trở thành một người Mường Động có uy danh.
Tuy đã xác định theo anh kết nghĩa nhưng tâm trí Quách Cư Dĩ hãy còn nhiều vướng bận, cần phải có thời gian để bình tâm.
Gà gáy te te, quân cảnh giới vòng ngoài cấp báo, Đinh Sơn dẫn một đạo khoảng hai nghìn quân đang tiến về khu nhà lang quyết sống mái với quân thiết kị. Trước tình hình đó, Đào Cam Mộc điều hai đại đội từ bản Cọi sang khu nhà lang, lệnh quân trấn giữ kho lương trong trường hợp xấu phải phóng hoả đốt trụi.
Lại nói đến Trương Bồ dẫn một nghìn khinh kị và bộ quân từ Mường Cốc đi gấp suốt đêm về phía Nam, đến núi Khụ vào quãng giờ Thìn ngày 10 tháng 12 (tiếng Mường nghĩa là đá) bị Tiểu đoàn 882 mai phục trên sườn núi lăn đá, phóng tiễn, dùng một Cự thạch pháo bắn tới tấp, t·hương v·ong mấy chục người ngựa phải lui về sau một quãng xa tìm lối khác.
Phan Vỹ biết Trương Bồ đến bèn theo lời Mạc Sa Cảnh lui quân về phía Tây Nam vài dặm, chọn một bìa rừng làm nơi trú quân, cố tình để lại dấu vết và một đại đội đón đánh Trương Bồ. Trương Bồ phát hiện quân của Phan Vỹ vào lúc chiều muộn liền sai thám mã bắt liên lạc với Bùi Sơn Lâm còn bản thân Trương Bồ dẫn quân tiến đánh. Quân Vĩnh Yên bắn hết số đạn đá chuẩn bị sẵn rồi tháo chạy. Trương Bồ thúc quân kị t·ruy s·át ngang qua cánh rừng Phan Vỹ ém binh.
Binh sĩ 880 và 811 nấp trong rừng theo hiệu lệnh nhất loạt đổ ra t·ấn c·ông đội quân bộ hãy còn mệt nhọc lếch thếch chạy sau, bị toán kị binh bỏ xa một quãng ngắn. Bị t·ấn c·ông bất ngờ, bộ quân của Trương Bồ hốt hoảng, chống đỡ yếu ớt tìm đường tháo lui. Trương Bồ dẫn khinh kị quay lại trợ chiến, quân Vĩnh Yên tựa lưng vào nhau đánh mạnh hai mặt Nam, Bắc. Bấy giờ đại đội nghi binh khi nãy chạy dài cũng quay lại t·ấn c·ông quân khinh kị bằng nỏ Liên châu và hoả hổ cầm tay.
Trương Bồ liệu thế địch không nổi, thu quân chạy về hướng Đông Bắc. Phan Vỹ chỉ cho quân hò reo thị uy, không đuổi. Bóng dáng Trương Bồ khuất phía chân trời ngả bóng. Phan Vỹ bắt hơn năm mươi tù binh, rút vào rừng rồi ngoặt lên hướng Bắc. Đồng thời giao nhiệm vụ cho một đại đội để lại dấu vết, đi về hướng Tây thêm vài dặm sau đó mới vòng đến điểm hẹn.
Trương Bồ quay lại cùng quân của Bùi Sơn Lâm khi trời đã tối. Phát hiện dấu vết quân Vĩnh Yên để lại nhưng Trương Bồ sợ mắc bẫy thêm lần nữa. Còn đang phân vân chưa biết phải làm sao thì Trương Bồ hay tin nhà lang bị quân kị Thiên Đức chiếm đêm qua, vội thu quân về Mó Hén.
Giao lại Mó Hén cho Trương Bồ, đề phòng bọn Phan Vỹ đuổi theo, Bùi Sơn Lâm gấp rút đem ba nghìn binh mã hỗn tạp xuyên rừng về Cao Sơn ứng cứu.
Trương Bồ giữ Mó Hén chưa ấm chỗ, đầu trống canh Tư đang mơ màng ngủ thì giật mình thức giấc vì mấy t·iếng n·ổ vang. Bồ vội chạy ào ra xem sự thể, quân hầu bẩm, t·iếng n·ổ cách hẻm Mó Hén chừng một dặm. Bồ đoán Phan Vỹ tìm cách qua hẻm núi nên đề cao cảnh giác. Nửa canh giờ sau, dưới chân núi đá bắn lên hàng chục hoả đạn. Đạn không thể với đến chỗ bọn Trương Bồ trú chân nhưng Trương Bồ mau chóng nhận ra ý đồ dùng hoả công của đối phương. Cự thạch pháo trên núi trút đạn xuống khoảng vị trí hoả đạn được bắn ra.
Hai bên âm thầm nhập trận trong đêm trăng tỏ.
Trung đoàn Vĩnh Yên đã bắn ra mấy trăm hoả đạn, cứ sau một vài loạt lại khiêng Cự thạch pháo sang vị trí khác. Sau nửa canh giờ, lửa gặp gió bắt đầu cháy lan một bên hẻm núi, ngọn lửa từ chân núi lan ngược, khói đen bốc cao. Địa lợi của Trương Bồ bỗng trở thành thất lợi. Trương Bồ buộc phải lui quân về mặt núi hướng hẻm Mó Hén để tránh ngọn lửa. Hẻm núi bên tả cũng bắt đầu bị t·ấn c·ông b·ằng hoả đạn nhưng số lượng ít hơn so với trước. Sau cùng, Phan Vỹ đưa các khẩu Cự thạch pháo đến chính diện hẻm núi bắn phá. Ngoài hoả đạn làm từ những vật dễ cháy sẵn có trong rừng bọc bên ngoài viên đá núi thì Phan Vỹ sử dụng thêm lựu đạn nổ. Những âm thanh đanh gọn dội vào hai vách núi nghe rất đáng sợ.