Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 70: Đưa người qua sông




Chương 70: Đưa người qua sông

Bát Vạn là toà thành lớn và kiên cố, bao quanh luỹ thành là hào sâu cắm chông tre. Tường thành cao đến ba trượng, có luỹ tre gai dày đặc sát chân hào, mặt luỹ thành là tháp canh dày đặc.

Thành Bát Vạn hình chữ nhật, diện tích khoảng gần ba cây số vuông, lưng tựa núi Vạn, một ngọn núi thấp. Mặt trước thành có con mương lớn chảy ra sông Thiên Đức. Bên trong thành là đồn trại, nhà cửa, dinh thất và công đường. Quân sĩ của Sứ tướng Nguyễn Quốc Khánh đóng ở trong thành Bát Vạn khoảng bảy nghìn, những trại nhỏ, mỗi trại khoảng năm trăm quân đóng hình rẻ quạt quanh thành. Tổng quân số trong và ngoài thành khoảng một vạn hai. Những nơi xa hơn trong phần đất cai quản, mỗi trại sẽ có khoảng một trăm quân sĩ trú đóng.

Bên ngoài thành, hai đầu Nam - Bắc là nhà ở, dinh thự, lầu gác của quan lại, chức sắc phục vụ trong bộ máy cai trị của Vũ Ninh vương.

Cách thành Bát Vạn khoảng hai dặm có nhiều làng mạc, những làng này cách nhau bởi những cánh đồng lúa. Một trong những làng gần thành Bát Vạn có tên là Đa Hội. Đa Hội là làng lớn, chuyên rèn sắt phục vụ cho sứ quân Vũ Ninh vương. Trong làng có đến ba phần người dân làm nghề này, phần nhỏ còn lại là gia đình những tướng sĩ cấp thấp thuộc quyền Sứ tướng.

Đã 26 Tết, trong làng không còn rộn rã tiếng leng keng nện búa rèn sắt nữa. Nguyệt cùng Ngân, một bé gái trong đội trinh sát, đến làng Đa Hội lúc chiều tối loanh quanh xin việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết cho những nhà hào phú hoặc nhắm đến những nhà có chồng làm tướng sĩ trong thành Bát Vạn. Hai ngôi nhà nhỏ nhưng khang trang Nguyệt ngắm đến nằm ở gần đầu làng, là nhà của Lý Văn Ba và Chu Diện. Thông tin do Lượng đưa sang thì nhà Lý Văn Ba có vợ và hai con, đứa nhỏ mới chập chững đi. Nhà Chu Diện có mẹ già gần sáu mươi, hai cô vợ cùng năm đứa con. Con lớn của Chu Diện cũng đã mười lăm, con nhỏ mới lên ba. Gia đình Chu Diện và Lý Văn Ba không phải gốc làng này. Lý Văn Ba người tộc Sán Dìu còn Chu Diện quê gốc ở làng khác thuộc châu Vũ Ninh.

Nguyệt và Ngân đứng bên ngoài cổng tre, bộ dáng lấm lem, đói rách đã thu hút được chú ý của vợ Lý Văn Ba. Cô này một tay bế con, tay còn lại dắt theo một bé trai chừng năm tuổi đi ra. Nguyệt thoáng bất ngờ khi cô này quấn khăn trắng trên đầu, nét mặt phảng phất nỗi buồn. Nguyệt mở lời nhưng cô này không cần dọn nhà đón Tết và rằng nhà đang có tang.

Nguyệt van nài vì trời sắp tối, mong gia chủ thương tình cho tá túc dưới bếp qua đêm tránh rét. Người phụ nữ thở dài, mềm lòng kéo cánh cổng bằng phên tre đủ để Nguyệt và Ngân lách vào. Nhìn hai cô gái ăn mặc phong phanh, da dẻ tím ngắt vì lạnh thật khó mà kìm lòng.

-Nhà tao chỉ có ba mẹ con, trong bếp còn ít cơm nguội, hai chúng bay ăn cho đỡ đói lòng.

Nguyệt và Ngân bước nhanh vào căn bếp nhỏ vách đất nhưng mái ngói hãy còn mới cạnh khoảng sân nhỏ cũng được lát gạch. Người phụ nữ dẫn con vào lại nhà rồi ngồi thẫn thờ bên bàn uống nước làm bằng gỗ hãy còn mới. Trên ban thờ có lưng cơm quả trứng và ba nén hương đang toả khói nghi ngút.

Nguyệt đến bên cửa nhà, nhìn ban thờ khẽ chau mày. Cô lên tiếng:

-Chị ơi, nhà mình có tang, có phải chị đang để tang chồng?

Người phụ nữ khẽ gật đầu, hướng mắt lên ban thờ rồi nói:

-Tao cúng cơm cho chồng, qua Tết là thất tuần.

-Anh nhà có phải tướng trong sứ quân không ạ?

-Phải rồi.

Nguyệt mạnh dạn bước chân qua bậc cửa, hạ giọng hỏi:

-Có phải là tướng quân Lý Văn Ba, phó tướng của Trương Lôi tướng quân? Anh ấy mới hơn ba mươi, tộc Sán Dìu chị nhỉ?



Người phụ nữ nén tiếng thở dài, khẽ gật đầu rồi vỗ nhẹ mông đứa con đang bế trên tay, không mấy để tâm đến câu hỏi của Nguyệt. Nhìn dáng vẻ thiểu não của chị ta, trong lòng Nguyệt dâng lên chút thương cảm. Đây hẳn là tình cảm chung của những người thân binh sĩ.

-Anh Ba sai em về đây gặp chị, em tên Nguyệt.

Người phụ nữ sững lại trong giây lát rồi quay ra nhướng mày nhìn Nguyệt từ đầu xuống chân.

-Cô đây nói vậy là có ý gì?

Nguyệt ngoái nhìn ra cửa thấy Ngân đã bưng bát cơm nguội ngồi ở góc sân nhìn ra cổng.

-Thưa chị, anh Ba chưa có mất, anh ấy còn sống và dặn em về báo cho chị biết.

-Thời buổi nhiễu nhương này thật giả khó phân, mày đói lòng tao đã cho cơm ăn, ăn xong thì đi đi.

Nguyệt tiến lại gần lấy từ trong người ra một miếng gỗ nhỏ có khắc chữ Hán ở hai mặt, có một lỗ nhỏ cùng sợi chỉ đỏ. Vừa nhìn thấy thứ này, mặt người phụ nữ liền biến sắc. Nguyệt nói:

-Thứ này anh Ba nói cứ đưa là chị sẽ biết.

-Mày… mày… từ đâu mày có thứ này?

Người phụ nữ giật luôn miếng gỗ từ tay Nguyệt rồi nhìn cô trừng trừng.

-Anh Ba đưa cho em, em tên Nguyệt. - Nguyệt nhắc lại. - Anh Ba chưa mất sao chị lại lập ban thờ?

-Mày nói láo, chồng tao mất khi dẫn quân sang đánh bọn bên sông.

Nguyệt ra dấu bảo người phụ nữ nói nhỏ:

-Anh Lý Văn Ba là phó tướng của Trương Lôi tướng quân. Anh ấy còn khoẻ mạnh và hiện giờ đang là tướng của Thiên Gia Bảo Hựu.

-Mày nói láo, tao sẽ hô hoán mọi người bắt mày lại. Mày là ai?

-Chị là Gấm, bé trai này tên Dũng còn bé gái là Hoa. - Nguyệt vội nói nhanh toàn bộ những gì mà Lý Văn Ba đã viết và Nguyệt được truyền đạt lại. - Anh Ba bây giờ là tướng quân Thần Sách. Ở bên này Tả tướng quân Kiều Công Ngạn đã loan tin bọn họ t·ử t·rận nhưng không phải đâu. Ngoài anh Ba còn có tướng quân Chu Diện, Chu Diện tướng quân là chỉ huy quân Thánh Dực. Đây là tin mật, em phải vượt sông đến đây báo cho chị. Anh Ba gửi tín vật để đảm bảo em là người của anh ấy.



-Mày… mày nói thật chứ?

-Một nghìn quân thuộc quyền Trương Lôi tướng quân nay đã đầu quân về bên Thiên Gia Bảo Hựu. Tin tức này sớm muộn sẽ loan ra nên nếu chị muốn gặp anh Ba thì chỉ còn cách qua sông. Nay mai hai bên giao chiến, chị và hai cháu sẽ là con tin để Vũ Ninh vương gây sức ép với anh Ba. Tất cả những gì em vừa nói với chị đều là thật, anh Ba nói có vài chuyện chỉ hai vợ chồng biết nên chị sẽ tin.

-Thế… thế bây giờ tao phải làm sao?

Người phụ nữ bắt đầu lúng túng, hết nhìn Nguyệt rồi lại nhìn ban thờ.

-Đi hay ở là quyền chị, nếu chị đi thì bọn em sẽ có người đưa chị đi. Chuyện này bí mật, nếu lộ ra thì chúng ta không ai sống được

-Sao có thể? Chính người của Sứ tướng đến báo tin chồng tao t·ử t·rận, vậy mà giờ mày…

-Trương Lôi tướng quân và anh Ba nhà mình b·ị b·ắt sống cùng Chu Diện. Một số chạy thoát về, một số b·ị t·hương được thả về, số t·ử t·rận được chôn cất đường hoàng. Do Kiều Công Ngạn không cử binh ứng cứu, bỏ mặc quân nên anh Ba cùng nhiều người khác mới trở giáo. Chị suy tính kỹ, nếu đi thì đi sớm, nếu biết bọn em qua đây thì bờ sông sẽ bị phong toả, vợ chồng chia cắt.

-Đi… đi kiểu gì? Còn… còn nhà cửa, ruộng vườn của tao?

-Anh ấy là tướng thì ở đâu cũng là tướng. - Nguyệt nói. - Nơi ăn chốn ở đã được sắp đặt sẵn, chị không phải lo.

-Mày… mày là quân của anh ấy thật chứ?

-Em không phải quân của anh ấy nhưng trong quân bên kia thì gia quyến tướng sĩ là gia quyến toàn quân nên bọn em phải có trách nhiệm. Nếu chị không đi cũng được, sau này thi thoảng bọn em sẽ đến tiếp tế lương thực và gửi chị tiền lương của anh ấy. Thời gian không có nhiều, bọn em còn phải qua nhà Chu Diện tướng quân.

-Khoan… khoan đã!

Người phụ nữ giữ cánh tay Nguyệt.

-Tao… tao tin mày nhưng gấp quá tao chưa biết phải làm sao. Tao muốn đi nhưng… nhưng tao sợ!

Nguyệt ngẫm nghĩ trong giây lát rồi nói:

-Vậy như này, nếu chị tin em thì em sẽ dẫn bé Dũng đi ngay. - Nguyệt chỉ ra sân. - Kia là cái Ngân, nó sẽ tạm ở lại đêm nay. Chị thu vén đồ đạc, gọn nhẹ càng tốt. Sớm mai em gặp chị ngoài chợ được không?

Người phụ nữ nhìn Nguyệt rồi nhìn cậu con trai bé nhỏ. Thần trí của cô lúc này đã có phần trấn tĩnh bởi mảnh gỗ buộc chỉ đỏ là tín vật chính tay cô làm, gọi là bùa bình an, đưa cho chồng nhiều năm trước khi mới lấy nhau. Giờ có người đến nói những chuyện bí mật trong gia đình thì không muốn tin cũng khó. Thời buổi loạn ly, nay đang quân bên này, mai thành quân bên khác chẳng có gì lạ.



-Được, tao giao con tao cho mày. Nếu mày lừa tao thì đời này tao sẽ nguyền rủa mày đến c·hết.

-Chị yên tâm.

Nguyệt quay người định ra cửa thì vợ Ba kéo lại hỏi:

-Mày đi đâu?

-Em phải qua nhà Chu Diện tướng quân, xong em sẽ quay lại đưa con chị đi.

-Để tao! Tao biết hai bà ấy nên sẽ nói dễ hơn mày. Bây giờ mày đưa con tao đi ngay. Đây là giọt máu của anh ấy, tội làm phản mà lộ ra sợ là tao chả sống được ở làng này nữa.

Nguyệt ngẫm nghĩ rồi gọi Ngân vào, bảo Ngân đưa con trai của Lý Văn Ba đến điểm hẹn. Nếu xong việc thì quay lại chờ ở đầu làng, ám hiệu liên lạc như cũ.

Vợ Lý Văn Ba cuống cuồng thu dọn quần áo cho con trai, cũng chỉ là mấy bộ quần áo, vài củ khoai sống, túi ngô và nắm muối để trong một tay nải. Vợ Ba dặn con trai phải nghe lời chị, theo chị đi gặp cha. Ngân nhận lệnh của Nguyệt rồi cõng bé Dũng ra khỏi cổng nhà khi trời vừa chập tối.

Người sống trong thời loạn khác với người sống trong thời bình và trẻ con cũng thế. Cuộc sống thường nhật yên bình thật mong manh.

Nguyệt theo vợ Ba, tên Gấm, đến gặp hai bà vợ của Chu Diện gần đó. Bốn người phụ nữ thì thào trong khu vườn tối đen, lạnh buốt. Nguyệt cũng đưa tín vật cho vợ của Chu Diện, ấy là một đồng xu khá dày có khắc vài ký tự. Hai cô vợ của Chu Diện tin Chu Diện chưa c·hết bởi từ khi dẫn quân sang bờ Nam thì bặt vô âm tín. Một trong hai cô vợ có nghe ở ngoài chợ người ta kháo nhau rằng quân Trương Lôi mười đi chỉ có một thất thểu trở về, nghe nói trúng kế, quân tướng b·ị b·ắt sống hết cả nhưng Sứ tướng cũng cho người đến báo tin Chu Diện đã t·ử t·rận. Mà Chu Diện lại không thuộc quyền Trương Lôi, một đội quân ba trăm người không thể cứ thế mà bặt vô âm tín. Sống thấy người, c·hết phải thấy xác, dù đã khóc cạn nước mắt nhưng hy vọng mong manh chồng b·ị b·ắt sống nay bùng lên khi chồng của họ không t·ử t·rận mà đang là tướng bên kia. Người ta bảo phụ nữ dễ tin người, trong trường hợp này những người phụ nữ may thay tin đúng người.

Vợ Lý Văn Ba hay hai vợ của Chu Diện cùng nhiều người phụ nữ khác đều biết rõ, nếu chồng họ thực sự trở giáo thì đất này cũng chẳng còn chốn dung thân cho họ. Phải khăn gói trốn đi sớm nhất có thể nếu còn muốn có nhiều cái Tết.

Nửa đêm trời rét cắt da cắt thịt, Nguyệt dẫn theo vợ của Lý Văn Ba cùng một cô vợ của Chu Diện và năm đứa con. Mỗi người một tay nải, ra đến đầu làng gặp Ngân chờ sẵn, tất cả vội vàng băng đồng bỏ lại sau lưng vài tiếng chó sủa nhấm nhẳng từ trong xóm vọng ra. Họ đi qua những thửa ruộng, lội bùn về hướng đầm lầy trong bóng tối. Do phải lòng vòng tránh các trại quân và đồn gác nên hơn nửa canh giờ Nguyệt mới đến điểm hẹn. Hai cô vợ cảm thấy yên tâm hơn, chắc chắn là vậy, khi nhận ra trong số những người ẩn nấp trong bụi rậm chờ đợi có thân quân của chồng. Họ không thể sang sông ngay vì giờ hẹn đón là gà gáy sáng. Cả đoàn hơn chục người lớn bé qua đêm ngay trên bờ ruộng, bên những lùm cây trong những cơn gió lạnh không ngừng thổi.

Nguyệt một mình quay lại khu chợ gần làng Đa Hội ngay trong đêm, chờ đến tờ mờ sáng khi người ta bắt đầu bày hàng ra thì vợ và mẹ của Chu Diện đến. Họ có hai tay nải và… một lồng gà! Sau khi mua vội mấy cái bánh đúc nóng, ba người phụ nữ già trẻ cầm theo lồng gà đi luôn.

Cận Tết, ba người phụ nữ với lồng gà bước những bước nhanh qua một làng rồi tắt qua cánh đồng rồi đến điểm hẹn khi trời sáng rõ. Tất cả bọn họ đều được thuyền nhỏ do Yết Kiêu đón đưa qua sông và trùng phùng trong nước mắt và những cái ôm. Nguyệt vẫn ở lại chờ nhóm của Tôn và các nhóm khác. Trước Giao thừa, tất cả gia quyến của tướng lĩnh theo dưới cờ Thiên Đức đều được đưa qua sông một cách êm thấm. Bọn Nguyệt cũng được lệnh rút về tạm nghỉ chờ qua Tết sẽ tiến hành tiếp các kế hoạch dang dở.

Lượng trách ông thầy vì sau hai tháng đi lại như con thoi thì Nguyệt đã gầy rộc. Chương cũng chỉ biết im lặng bởi một khi dấn thân chắc chắn người ta sẽ phải đánh đổi điều gì đó. Mãi sau Chương mới nói với Lượng:

-Những gì cô ấy làm được nhất định sẽ được công nhận. Bên ấy còn cha và anh trai cô ấy, ta còn nợ hai mẹ con bà Cả Ngư một lời hứa. Nguyệt không quản khó khăn cũng là muốn tìm anh trai giữa chốn ba quân.

Làng Lôi và Thiên Bình đã có bóng dáng phụ nữ dù không nhiều. Tả Đô đốc Phạm Tu đã cấp gạo, ngũ cốc và gia cầm cùng hơn chục con trâu cho hai làng nhưng vì đảm bảo phòng gian bảo mật, tạm thời người trong hai làng mới đều không ra chợ. Những người lính trong hai làng này toả vào rừng kiếm củi, săn bắn, đào củ đều chia thành nhóm nhỏ, dân trong vùng chỉ nghĩ họ là quân Thiên Đức.

Chương đến thăm từng gia quyến mới đến, nhận những lời cảm ơn của họ đồng thời động viên, nhắn nhủ họ rằng làng này của họ, hãy gầy dựng và bảo vệ bằng mọi giá. Mẹ của Chu Diện hay vợ của Lý Văn Ba cùng những phụ nữ khác đều chung thắc mắc vì sao chủ tướng mà chồng họ làm bầy tôi lại trẻ đến vậy mà ăn nói đĩnh đạc.

Thấy Chương đối đãi với gia quyến các vị tướng trọng thị, các binh sĩ cũng bắt đầu mong mỏi được đón người thân, dù chỉ một người, sang bờ Nam. Đây là một bài toán khó mà Chương muốn giải sớm, giải triệt để hòng yên lòng quân và tạo động lực cho họ.