Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 91: Trịnh Lam Khuê




Chương 91: Trịnh Lam Khuê

Nói về đội quân hai trăm binh mã của Lý Lệnh công đóng trại ở sườn Nam ngọn cửu sơn bị Đoàn Thượng đương đêm lấy quần áo của quân Vũ Ninh vương tập kích. Đoàn Thượng không có chủ đích triệt hạ nên chỉ hơn chục kẻ m·ất m·ạng, còn đâu bị bức rút trong đêm.

Lý Lệnh công biết Thiên Gia Bảo Hựu quân giở trò song nhất thời chưa có hành động bởi tin bốn nghìn tinh binh do Tả Tướng quân Kiều Công Ngạn kéo sang đã b·ị đ·ánh tan chỉ trong một khắc bằng thứ gì đó không rõ ràng lan nhanh trong dân chúng. Phải biết là bảy năm trước khi gần vạn quân Vũ Ninh vương tràn sang, hai bên dàn trận giao chiến bất phân thắng bại trong gần cả tháng trời, vậy mà… đám Thiên Gia Bảo Hựu có hơn ngàn binh sĩ đã làm cách nào để chống?

Bỉnh Di một lần nữa đến cầu cạnh Lý Lệnh công, than rằng binh sĩ Thiên Gia Bảo Hựu đánh đuổi được bọn Kiều Công Ngạn nhưng nửa đêm canh ba, bọn Kiều Công Ngạn cho quân tập kích dẫn đến thiệt hại hơn ba trăm người.

Chiêu gắp lửa bỏ tay người trắng trợn ai cũng nhận ra nhưng Lý Lệnh công đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Bởi lúc Kiều Công Ngạn đánh sang, tin báo về, binh chưa kịp động đã lại nghe Kiều Công Ngạn tháo chạy bỏ lại vài trăm thây trên cánh đồng thì sao đêm hôm dám mò sang nữa. Màn kịch lộ liễu của đám Thiên Gia Bảo Hựu nửa đêm ăn mặc giả trang, đốt đuốc đánh nhau trên cánh đồng trước cửa làng Nhất Vạn tiện cớ bức rút quân Lý Lệnh công về kẻ khờ cũng nhận ra.

Bỉnh Di có lý của Bỉnh Di, anh nại rằng Lý Lệnh công đã hứa giúp mà Kiều Công Ngạn kéo sang lại án binh bất động, phải chăng có ý nhân cơ hội diệt bọn Bỉnh Di?

Lý Lệnh công lại vỗ về, cho Bỉnh Di 10 hộc gạo trắng, 20 hộc ngô, thêm dăm nén bạc uý lạo. Có điều vài ngày sau đấy, Lý Lệnh công nghe kẻ dưới báo tin, đám Kiều Công Ngạn bị mất vài trăm quân kể ra còn nhẹ vì Hữu Tướng quân Dương Ngôn còn phơi thây trên cánh đồng cùng hơn hai nghìn tinh binh bởi đội quân Thiên Đức dưới trướng Thiên Gia Bảo Hựu. Thông tin về đội quân này không rõ ràng, chỉ biết chúng trú đóng gần đầm lầy, một bên là núi, bên là sông. Chủ tướng nghe nói là thân tín của Phạm Tu.

Lý Lệnh công sai người do thám theo lối Linh Sơn nhưng ba nhóm phái đi chẳng thấy kẻ nào trở về. Nhớ lại năm trước cũng mất dăm bảy chục binh sĩ, Lý Lệnh công hồ nghi đám Thiên Đức có lòng riêng, cần phải theo dõi sát sao hơn, thu thập thông tin bằng mọi cách.

-Cốt yếu phải nắm được binh lực của chúng. Ta đồ rằng lão Phạm Tu đang dung túng, che chắn cho đám ấy. Ta muốn biết kẻ cầm đầu là ai, tìm cách trừ khử hắn đi.

-Thưa Lệnh công, mạt tướng có nghe phong thanh kẻ đứng đầu là một gã trai tuổi mới ngoài hai mươi, dung mạo tuấn tú. Song cũng có tin kẻ ấy là Mạc lão tiên sinh, có thể bọn họ là cha con.

-Cha con thì diệt mầm mống cả cha lẫn con, một Thiên Gia Bảo Hựu đã khiến ta chán ghét rồi, nay thêm đám này nữa sợ là có ngày Siêu Loại rơi vào tay chúng mất.

-Mạt tướng sẽ sớm có câu trả lời cho Lệnh công, xin ngài yên lòng.

Đứng đầu thuộc tướng của Lý Lệnh công là Lý An, cháu gọi Lý Lệnh công là bác ruột. Lý An tuổi ngoại tứ tuần, được xem là một dũng tướng.

Lý An không ưng cách mà Lý Lệnh công đối đãi với Thiên Gia Bảo Hựu. Theo An, ông muốn sớm nhổ ba làng Vạn bởi mầm mống ngày một rõ khi đám ấy không ngừng bành trướng thế lực. Ngoài dựng làng còn chiêu quân, gom dân ở Siêu Loại sang ở.

Lý An nghe danh Phạm Tu từ khi còn trẻ và có phần kiêng nể vị danh tướng bởi Lý An từng trong quân Lý Nam Vương sau khi đại sự đã thành. Tuy kiêng nể nhưng tránh đêm dài lắm mộng, cần phải diệt trừ Phạm Tu hoặc vây cánh bởi thời thế này, không diệt người thì người diệt ta, để người diệt sợ là không còn đất chôn thây.



Giờ đây nghe tin Phạm Tu có thứ binh khí giúp đánh tan Kiều Công Ngạn chỉ trong một khắc, Lý An càng thêm lo và muốn ra tay sớm. Để cái ung nhọt sát nách, nếu một ngày vỡ ra, nhẹ thì đau dăm bảy ngày mà nặng thì chả thể nào biết được.

Lý An cho gọi người cháu gái của vợ là Trịnh Lam Khuê đến phủ đệ. Lam Khuê vừa mười chín tuổi, cha mẹ mất sớm, đến ở với cô ruột là chính thất của Lý An. Lam Khuê là cái tên đẹp và Lam Khuê thực là một cô gái sắc nước hương trời, vẻ ngoài thuỳ mị nết na, ăn nói nhỏ nhẹ dễ khiến người lần đầu gặp sẽ liên tưởng đến cô tiểu thư khuê các nhưng vậy là nhầm to.

Lam Khuê là cháu vợ Lý An nên được học chữ từ nhỏ, thêu thùa cũng biết, đàn hát cũng không tệ nhưng trội hơn cả là võ nghệ. Lý An coi Trịnh Lam Khuê như con gái, đã mướn thầy dạy nghệ cho cô từ lúc lên tám bởi Lam Khuê đặc biệt có khiếu với võ thuật. Lam Khuê thành thạo trường côn và giáo dài, những binh khí như đao, kiếm hay cung nỏ đều sử dụng thành thục. Bên cạnh đó, Lam Khuê cưỡi ngựa múa côn cũng khiến nhiều binh sĩ nội phủ của Lý An lắc đầu lè lưỡi.

Tài năng của Lam Khuê gói gọn trong phủ. Lý An và vợ đều không muốn người ta đồn thổi cô cháu gái hổ vồ. Lam Khuê đến tuổi cập kê nhưng ba năm nay vẫn chưa có mối nào khiến cô nàng ưng. Kẻ thì Lam Khuê chê thư sinh trói gà không chặt, kẻ thì cô nàng nói cục mịch, võ biền, thiếu tinh tế. Gả Lam Khuê làm thê th·iếp cho các tướng dưới trướng thì bản thân Lý An thấy cháu mình thiệt mà cũng không nhất thiết phải vậy.

Trịnh Lam Khuê từng nói, nếu đất Siêu Loại không có chàng trai nào xứng để cô trao thân gửi phận thì cô sẽ ở giá. Ngày sau lo phụng dưỡng vợ chồng Lý An. Lý An nghe, không biết nên lấy làm vui hay buồn bởi vẻ ngoài thuỳ mị nhưng Lam Khuê lại vô cùng cá tính.

-Ta muốn con rời phủ một thời gian, tìm cách lẻn vào trong quân Thiên Gia Bảo Hựu hoặc dò la những nơi như chợ, bến sông. Ta muốn biết đám ấy binh lực bao nhiêu, bố phòng ra sao và đặc biệt, chúng mới có thứ thần khí.

Lý An nói cho Lam Khuê những gì ông biết, muốn Lam Khuê tìm cách vào trong đội nữ binh làng Vạn.

-Chúng có một đội nữ binh, áng chừng hai trăm, kẻ nào kẻ nấy đều vấn khăn đỏ, cưỡi ngựa, dùng cung nỏ đều thành thục. Con có bằng lòng?

-Xin nghĩa phụ yên lòng.

-Kỳ này đi con sẽ chịu thiệt vì ta không muốn ai biết con đi đâu. Cha con của Mạc lão tiên sinh của Thiên Đức quân cũng cần tìm hiểu và nếu được thì…

Lý An đưa bàn tay lên ngang cổ kéo ngang một đường.

-Trừ hậu hoạ. Lệnh công nhân từ, chúng được đà lấn tới, chả mấy mà đòi hẳn một phương. Hơn nửa năm nay chúng chưa cống nạp được gì mà mỗi khi có chuyện lại vác mặt đến kể khổ xin gạo.

-Con sẽ có cách. - Lam Khuê nói. - Nghĩa phụ nhìn này.

Lam Khuê khoe đôi giày cói mới tinh đang đi dưới chân, nói tiếp:



-Thứ này nguồn gốc ở chợ Thổ Hà, gần đây rất được chuộng vì đẹp, nhẹ và bền. Con nghe nói cửa hàng ở chợ đó rất lớn, nhiều thương nhân nhỏ đã lấy ở đó đem bán khắp chợ trong vùng. Con sẽ bắt đầu từ chợ ấy.

-Thứ này của thương nhân Hoa quốc bán?

-Con nghe bảo không phải, thương nhân Hoa quốc còn lấy ở đó đem bán đi các nơi. Ngoài thứ giày này còn có thứ gọi là quang gánh cũng được ưa thích. Nữ nhân trong phủ nhà ta ai cũng có, cô cũng có, con cũng có.

Lý An không để tâm đến đôi giày cói Lam Khuê đang đề cập mà chú ý lắng nghe Lam Khuê trình này cách thức mà cô sẽ vào được Thiên Gia Bảo Hựu.

-Con có thể chọn thêm một hoặc hai người thân tín đi cùng, trước là giúp con việc thường nhật, sau là lo việc đưa tin tức. Con phải nhớ nơi ấy phức tạp, lộ thân phận sẽ nguy hiểm.

-Nghĩa phụ hãy tin ở con.

Lần đầu tiên Lý An cho Lam Khuê rời phủ làm chuyện lớn, trong lòng không khỏi lo lắng nhưng ông muốn chuyện này càng ít người biết càng tốt. Những người cho đi dò la phía ấy phần không trở về, phần chẳng thu lượm được gì bên trong làng. Lý An dặn Lam Khuê hãy để tâm đến quân Thiên Đức vì đến nay hiểu biết của Lý An về đám ấy rất mù mờ.

Tin Thiên Gia Bảo Hựu quân đánh tan bốn nghìn quân của Kiều Công Ngạn theo các thuyền buôn lớn nhỏ lan ra khắp Vạn Xuân. Các sứ quân để tâm vì họ đều biết Phạm Tu, bởi vì biết năng lực nên phần đa họ lý giải rằng Kiều Công Ngạn không phải đối thủ của vị danh tướng.

Những binh sĩ từng dưới trướng Phạm Tu năm xưa nghe tin Thiên Gia Bảo Hựu quân do Phạm Tu dựng cờ, kẻ âm thầm dẫn gia quyến tìm đến, kẻ tuổi cao không thể đi xa thì xúi con cái trong cảnh loạn lạc này nên tìm đến nơi ấy nương nhờ.

Phạm Tu là tướng đối đãi với binh sĩ rất nghiêm, công tư phân minh nên người từng trong quân Lý Nam Vương đều tin theo ông sẽ không thiệt.

Nhiều người từng chịu ơn Phạm Tu bí mật gửi bạc vàng, ngũ cốc. Số người từng được Phạm Tu phát chẩn năm xưa ở kinh thành tưởng ông đã quy tiên, nay lại dựng cờ và đánh bại Kiều Công Ngạn nên cũng tay nải lũ lượt tìm đường đến, trước là trả ơn, sau là tìm chốn dung thân.

Hơn một tháng sau trận chiến, cánh đồng làng Nhất Vạn chật kín những lều tạm. Thiên Gia Bảo Hựu quân tra xét từng gia đình rồi đưa họ về ở trong làng Thiên Bình và làng Lôi, đồng thời dựng thêm hai làng mới dưới chân núi. Già trẻ, lớn bé, trai gái lên đến gần hai nghìn. Dân mới đến được cấp lương thực, phân ruộng đất.

Thiên Gia Bảo Hựu quân tuyển được hơn bốn trăm tráng đinh tuổi từ mười bảy đến hai mươi lăm xung quân. Trại mới dựng phía trước ba làng Vạn, gần mé bờ sông. Vì quân đông, đóng trại lớn không tiện, Bỉnh Di cắt ra một trăm mươi tráng đinh dưới hai mươi tuổi chuyển sang quân Thiên Đức.

Dân mới đến chẳng biết Thiên Đức quân là ai, họ mặc định quân ấy cũng là Thiên Gia Bảo Hựu, thật ra họ nghĩ không sai nhưng đúng thì không phải. Thiên Đức đông quân hơn Thiên Gia Bảo Hựu, cái ăn cái uống đã tự túc và bắt đầu gửi lương thảo, tiền bạc về làng Nhất Vạn dù Phạm Tu vẫn nói không cần.



Dân mới đều biết Phạm Tu hoặc biết vài người trong ba làng Vạn, bởi vậy họ hoà nhập cuộc sống mới khá nhanh cũng như tuân theo lề lối nơi này.

Phạm Tu cùng các đầu lĩnh bắt đầu cảm thấy nơi này chật hẹp nhưng việc cần kíp là ổn định nơi ăn chốn ở cho dân chúng, đành tạm gác lại những dự định khác.

Bỉnh Di nhớ lại hồi mới gặp, Chương có nói quân muốn mạnh thì dân phải đông, nước muốn mạnh thì dân phải già. Càng ngẫm càng thấy đúng nhưng giải quyết cái ăn cho hai nghìn người mới đến khi có vụ thu hoạch không phải là dễ. Cũng may số bạc vàng, thóc lúa, ngũ cốc mà bà Dung kiếm được từ việc bán quang gánh đã được dùng để mua lương thực. Lâm Uyển Như với đội thuyền hơn ba mươi chiếc đã giải quyết việc ấy.

Bây giờ Bỉnh Di mới thấy, rõ là Chương lập ra cái Công ty Vạn Xuân làm kinh tài quả là tầm nhìn xa. Nếu cứ chăm lo cày cấy thì đến bao giờ mới đủ lực để xuất binh?

-Lời sấm ngày càng ứng nghiệm cha ạ, nếu không có tài lực mà cô đem về, sợ là chúng ta phải xuất kho dự trữ.

-Điều ấy chỉ chứng tỏ rằng tầm nhìn của thằng Chương rất xa, đến lúc chúng ta hiểu được thì nó đã ở tít đâu rồi. Nó là người của chúng ta ấy là cái may, lòng dạ nó tốt ấy là cái phúc. Cái Bình cũng mười tám rồi, ta nói không tiện nhưng con là huynh trưởng, tìm cách khích lệ để thằng Chương trở thành tế tử của cô Dung sớm ngày nào hay ngày ấy. Ta tin nó và muốn ngày gần đây trao quyền cho nó. Theo di chiếu, cái Bình đã mười tám.

-Cha muốn thằng Chương lấy cái Bình trước ạ?

-Đúng! Như vậy sẽ tốt hơn. Nếu đủ mạnh, đưa ra lời hiệu triệu thiên hạ, bao kẻ tìm đến sẽ phức tạp. Ta muốn ván đã đóng thuyền. Tiên vương từng căn dặn giang sơn này thuộc về họ Lý hay Phạm đều được, miễn là lo cho bách tính. Vậy thì thiên hạ sẽ mang họ Mạc, ý con thế nào?

-Chân mệnh đế vương ứng với ai thì con theo người ấy. Thằng Lượng, thằng Hổ, thằng Thế đều dưới trướng thằng Chương cả. Theo con thấy thì thằng Chương giao tất cả trọng yếu cho ba đứa nó. Cái Bình giờ đã khác rồi, nó không còn là con bé nhõng nhẽo hiếu thắng nữa, cái Duệ thì tay hòm thìa khoá, nắm tài lực của quân. Con phục điều này. Nó là chủ tướng mà trong tay chẳng nắm giữ cái gì, nhưng cha xem, kẻ trước người sau đều nghe theo nó cả. Binh sĩ mới quy thuận cũng nể sợ dù thực lòng con… chưa thấy nó cáu với ai bao giờ.

-Sao nó không đòi con nhỉ?

-Con là huynh trưởng, nó một hai lễ phép. Có lần con hỏi đùa là khi nào đòi con sang thì nó nói các anh đi hết ai chăm sóc cha. Thằng này khéo ăn nói nhưng thâm ý rất sâu, thật may con không phải là đối thủ của nó.

-Chúng ta là chỗ dựa, nó tính vậy là phải rồi. Cha không rõ thằng Chương tính ngày sau như thế nào nhưng con để ý sẽ thấy. Pháo thì nó để bọn thằng Hổ nắm, binh sĩ phần lớn cất nhấc làng Vạn. Ngay như cái Xuân bây giờ cứ mở miệng ra là “cậu Chương” rất thâm tình.

-Nó chế cho nỏ Liên Châu, đúng sở thích thì không quý mới lạ.

-Con và cái Ngọc sao rồi?

-Dạ…

-Ưng thì nói với cô mày tác hợp cho, mày hăm bảy chứ còn ít gì.

Thời điểm cha con Phạm Tu nói chuyện đã là cuối tháng 6 năm Thiên Đức 25. Và dù muốn hay không, Thiên Gia Bảo Hựu đã trở thành tâm điểm chú ý của bao người, họ buộc phải thay đổi cho hợp thời cuộc hoặc thời cuộc bắt đội quân phải trở mình.