"Xuyên Không" Được Phu Quân

Chương 1




0.



Sau khi xuyên sách, tôi tự nhiên có được một phu quân, khuôn mặt đẹp trai, não lại có vấn đề.



Càng tốt, mỗi ngày tôi đều tẩy não cho chàng ấy.



Tôi và A Thọ ngồi đối diện nhau, trên bàn bày hai món mặn một món canh.



Tôi ngồi thẳng dậy, trầm giọng hỏi: “Mỗi ngày thức giấc, việc đầu tiên cần làm là gì?”



Mặt A Thọ cứng nhắc, nghiêm túc đáp lại: “Tìm nương tử.”



Tôi không biến sắc mà hỏi tiếp: “Ngoài nương tử ra…”



A Thọ lưu loát đáp: “Những người khác đều là kẻ .”



Tôi: “Hôm nay không nghe lời nương tử…”



A Thọ: “Sau này chỉ có ăn quả đắng.”



Tôi: “Ngày ngày ăn quả đắng…”



A Thọ: “Quãng đời khổ ẳng ẳng.”



“Tổng kết.”



“Yêu nương tử, cả kiếp này, cả kiếp sau, cả kiếp sau sau nữa.”



“Dọn cơm.”



Chàng ấy thành kính nhắm mắt lại, chắp hai tay vào nhau:



Nghi thức trước bữa ăn kết thúc.



1.



Đã xuyên qua hai tháng trời, nhưng tôi vẫn cảm thấy như mơ một giấc mộng vậy.



Thức đêm làm việc rồi đột t ử, tỉnh lại thì không thấy trần nhà của bệnh viện, mà là chiếc sà nhà gỗ thô sơ, căn phòng làm bằng đất, khắp nơi đều có thể thấy vải trắng và giấy vàng.



Xung quanh không có nhân viên y tế, chỉ có một thanh niên mặc đồ trắng, mím môi, ánh mắt cẩn thận dè dặt, giống như động vật nhỏ cảnh giác mà nhìn nhất cử nhất động của tôi.



Địa phủ?



Chàng ấy mở miệng: “Ăn, ăn cơm không?”



Tầm mắt dịch xuống, trong tay chàng ấy là một chiếc bánh màn thầu rất to.



Không phải địa phủ.



Trước đó não tôi sụp đổ, không khác với người đã qua đời là bao. Nếu bây giờ xuyên đến hoàn cảnh như vậy, linh đường của người ta đã sắp xếp xong rồi, sao tôi lại không lần nữa chứ?



Chủ ý hay.



Tôi lập tức nhắm mắt lại, nín thở lại, nỗ lực làm một cỗ t h i t h ể.



Bên tai truyền đến giọng nói trầm thấp: “Nương tử cũng không cần ta sao?”



Nương tử gì cơ?



Cần cái gì?



Tôi mở mắt một lần nữa, nhìn về phía thanh niên dung mạo thanh tú kia.



Ánh mắt chàng ấy rất dễ nhìn thấu, sự lên án, căng thẳng và càng nhiều hơn là mất mát, buồn bã được trộn lại với nhau, khiến cho một người phụ nữ lòng dạ sắt đá như tôi cũng nổi lên lòng trắc ẩn.



Tôi cứ cảm thấy có chỗ nào đó không bình thường.



Cơ thể cứ như ở trạng thái lâng lâng hư thoát, không có chút sức lực.



Tôi run run giơ tay lên, chàng ấy bèn nghiêng đầu nhìn qua.



Để ý thấy động tác của tôi, chàng ấy liền đặt chiếc màn thầu cứng đến nỗi có thể đập vỡ cả đá vào tay tôi.



Tôi cạn lời hết nói nổi.



Cảm ơn nha.



2.



Thời gian hôn mê không bị chàng ấy nuối chớt bằng cái màn thầu này là may lắm rồi.



3.



Lúc sau có vị đại phu với bộ râu dê bước vào, lạnh mặt bắt mạch cho tôi.



Tôi nói tôi không nhớ gì, ông ấy trầm tư suy nghĩ và bắt mạch cho tôi rất lâu, cuối cùng mỉm cười một cái: “Não hỏng rồi (tính nết) cũng không tệ như lúc trước.”



Chủ nhân của cái cơ thể này trước đó đã làm gì vậy?



Ông ấy chỉ chỉ người đàn ông bên cạnh và nói với tôi: “Phu quân của cô.”



Tôi chớp chớp mắt, đợi ông ấy nói tiếp, Nhưng thu xếp xong rương thuốc, đứng dậy và rời đi rồi, ông ấy vẫn chẳng nói với tôi đến câu thứ ba.



Thật là thẳng thắn dứt khoát mà.



Sau này đại thẩm trong thôn đến chăm sóc tôi, vừa dùng ánh mắt phê phán lạnh lùng mà nhìn tôi, miệng thì vừa châm biếm tôi với ngữ điệu quái dị.



Vừa đút cháo cho tôi, bà ấy vừa trừng mắt.



“Cô nghĩ mình là thiên kim tiểu thư gì chứ, không thuận theo ý thì liền nhảy sông, chết rồi cô cũng không có mệnh tốt mà đầu thai đâu.”



“Muội muội cô với Tần Tú mới tình đầu ý hợp, cô không có cơ hội thì sớm chết tâm đi, an phận sống qua ngày với A Thọ.”




“A Thọ có điểm nào không tốt chứ? Không phải chỉ do não phản ứng chậm hơn so với người bình thường thôi sao? Với cái diện mạo, tính tình này thì có điểm nào không xứng với cô chứ?”



Tôi thành thật ăn cháo, nhìn về hướng cửa ra vào. A Thọ ngồi trên chiếc ghế ở cửa, cảm giác tồn tại rất thấp, thường hay nhìn ra ngoài cửa, thỉnh thoảng lại nhìn về phía tôi với ánh mắt dè dặt không dám tiếp cận.



Tôi biết là điểm nào không bình thường rồi.



Ánh mắt chàng ấy quá thuần khiết, giống như một đứa trẻ, chỉ nhìn một cái là đã nhìn thấu chàng ấy, ánh mắt đó không phải ánh mắt của người trưởng thành.



Đại thẩm phát hiện ra ánh mắt của tôi thì thở dài một cái: “A Thọ, đừng đợi nữa, gia gia của con phải đi rất lâu, sẽ không về sớm như vậy đâu.”



Tôi nhìn ánh mắt bi thương của đại thẩm, đột nhiên hiểu được từ “đi” trong miệng của bà ấy là rời đi theo một nghĩa khác.



Tôi nhìn vị trí sắp xếp của linh đường, tự mình lẩm bẩm: “Không phải là sắp xếp cho tôi à…”



Sắc mặt của đại thẩm thay đổi, trừng mắt với tôi: “Mơ đi nhá!”



Hả?



4.



Tôi nằm hai ngày, đến giờ ăn đại thẩm sẽ đến đưa cơm cho tôi.



Nhờ bà ấy mắng tôi, cho nên tôi đã nắm được đại khái tình hình rồi. Nguyên chủ và muội muội nàng ta cùng thích một chàng thư sinh.



Khi còn chưa xuất giá, nàng ta đã thường xuyên gây khó dễ với muội muội của mình rồi. Vừa chua ngoa vừa ngang ngược, đến hai mươi tuổi rồi vẫn không ai dám đến cầu hôn.



Mà phụ mẫu của A Thọ sớm mất, hơn nữa vì vấn đề trí tuệ nên cũng chẳng có nhà nào chịu gả con gái cho.



Gia gia của A Thọ sắp qua đời nên muốn an bài thỏa đáng cho A Thọ. Mà ông ấy và phụ mẫu của nguyên chủ ăn nhịp với nhau, thế nên liền cùng nhau ép buộc kết một mối nhân duyên.



Nguyên chủ khóc lóc gây chuyện cũng không có tác dụng.



Gả đi chưa bao lâu, muội muội của nàng ta đã định hôn với chàng thư sinh kia, lão gia tử lại qua đời, gánh nặng đè hết lên người nàng ta.



Cuộc đời tăm tối, phía trước ảm đạm, người trong thôn lại nói tương lai Tần Tú làm quan, muội muội của nàng ta sẽ trở thành nương tử của quan.



Người muốn trở nên mạnh mẽ như nàng ta lại có tâm hồn yếu đuối. Nghĩ không thông, nàng ta liền nhảy sông, khi được người trong thôn vớt lên thì đã hôn mê sốt cao.



Sau đó, tôi xuyên tới rồi.



Ngày thứ ba, tôi xuống giường.



Người ngồi trên ghế ngoài cửa đang đặt tay lên đầu gối, mờ mịt và mong đợi mà nhìn về phía con đường ở ngoài vườn.



Tôi ngồi xổm xuống bên cạnh chàng ấy, chàng ấy cúi đầu nhìn ta, nói nhỏ: “Gia gia vẫn chưa quay lại.”



Sự hiu quạnh trong ánh mắt chàng ấy rất dễ nhìn thấy.



Tôi nhấc tay lên, muốn sờ đầu của chàng, nhưng phản ứng của chàng ấy lại cứng đờ lại.



Vào lúc tay ta chạm vào chàng ấy, chàng ấy ngay lập tức nhắm tịt mắt, rụt cổ lại, cơ thể hơi run lên.




Tay ta dừng lại trước trán chàng, ngập ngừng lưỡng lự.



“Ta đã từng đánh chàng sao?”



Lông mi chàng run run, mở mắt ra, rụt rè gật đầu, sau đó lại bổ sung: “Ta chưa từng cáo trạng, người khác đều không biết, nương tử đừng đánh ta nữa.”



Tôi không khỏi cuộn tròn ngón tay lại, sau đó thì hạ tay xuống. “Ta thường đánh chàng thế nào?”



Chàng hơi hơi nghiêng đầu, duỗi ngón tay chỉ chỉ vào đầu mình: “Đánh chỗ này.”



Sau đó lại chỉ vào cánh tay và eo: “Gia gia đi rồi thì nàng còn cấu vào chỗ này, véo vào chỗ này.”



Càng nói, giọng của chàng ấy càng nhỏ, cuối cùng thì im lặng, nhìn vào tôi một lát rồi mới nói: “Nương tử không còn nhớ gì nữa sao?”



Nguyên chủ đúng là cả trong lẫn ngoài đều đáng ghét.



Tôi kìm nén cảm giác khinh bỉ trong lòng, để lộ ra nét mặt dịu dàng nhất rồi gật đầu với chàng ấy.



Vừa gật xong, chàng lại đột nhiên túm chặt y phục trên đầu gối mình, gấp người nói với tôi: “Không có, không có, vừa rồi ta nói dối, nương tử chưa có từng đánh ta.”



Tôi ngẩn người.



Ánh mắt của chàng vì chột dạ mà chớp chớp, giọng nói cũng hụt hơi, ngập ngà ngập ngừng: “Sau này nương tử, cũng, cũng sẽ không đánh ta… đúng không?”



Tôi không nhịn được mà thở dài trong lòng, nhẹ nhàng đặt tay mình lên mu bàn tay chàng ấy: “Đúng, nương tử sẽ không đánh chàng, nương tử sẽ là người đối tốt với chàng nhất trên đời này.”



5.



Tôi chưa từng được trải nghiệm cuộc sống gia đình, vì từ nhỏ đã bị vứt tại trại trẻ mồ côi. Phụ mẫu đối với tôi chỉ là khái niệm trên mặt chữ mà thôi.



Nhưng các cô chú tại trại trẻ mồ côi rất tốt, tôi cũng miễn cưỡng xem như được trưởng thành một cách mạnh mẽ.



Bán mạng làm, giàu ba đời.



Ừm… Hình như không có giàu, cũng không có ba đời. Nhưng với năng lực của tôi, nếu ở nơi này vẫn có thể tồn tại được.



Nhà A Thọ không gọi là giàu có, nhưng cũng không tính lại nghèo khó. Gia gia chàng có năng lực, trong nhà có nhiều mẫu đất đã canh tác, trong bếp còn có nhiều gạo và mấy miếng thịt hun khô.



Tôi học theo đại thẩm, thế là đã làm ra bữa ăn đầu tiên ở trong bếp này.



Đại thẩm ở bên cạnh tôi, muốn nói nhưng lại thôi, cuối cùng thốt ra một câu: “Cô nghĩ thông thì tốt rồi, dù sao cũng chưa đến nỗi nào, đâu cần phải hy sinh mạng sống chứ.”



Tôi thành khẩn gật đầu: “Cháu biết rồi đại thẩm, người đã c h ế t một lần, làm gì còn chuyện chi mà không nghĩ thông nữa chứ?”



Ánh mắt bà ấy nhìn tôi vẫn còn vẻ xoi mói, nhưng nói chung là đã hòa hoãn đi nhiều rồi.



Sau khi bà ấy đi, tôi cùng A Thọ ăn cơm. Chàng ấy vẫn còn hơi sợ tôi, ngồi góc chéo với tôi, vùi mặt ăn cơm, không dám ngẩng đầu lên.



Tôi không vội, ngày sau còn dài.




Mười ngày tiếp theo, gần như tôi đều ở trong nhà nấu cơm, sửa quần áo cho A Thọ.



Trước khi mất, lão gia tử đã dạy cho A Thọ khá nhiều điều.



Chàng ấy sẽ làm một số việc nặng nhọc. Tôi đi theo chàng đến bờ ruộng. Mấy việc như xới đất, tưới nước chàng ấy đều làm được. Nhưng những việc như định giá, buôn bán, những chuyện cần phải suy nghĩ thì chàng ấy không làm được.



Bây giờ là mùa thù, tôi đi thu lúa, chàng ấy gặt lúa rất giỏi.



Buổi trưa tôi đến đưa cơm cho chàng ấy. Còn chưa tới gần thì tôi đã thấy chàng nhìn về hướng mình bằng ánh mắt mong đợi.



Ở bên đầu bờ ruộng có mấy người đàn ông vạm vỡ đang ngồi dưới cây nghỉ ngơi. Thấy tôi đến, họ liền cười haha phá lên.



“Cuối cùng thì cũng đã tới rồi.”



“Cả sáng phải ngóng trông cả tám trăm lần.”



A Thọ chạy bước nhỏ về phía tôi, chàng ấy có thể nghe hiểu lời trêu chọc của người khác, những giọt mồ hôi rơi xuống từ khuôn mặt đỏ nóng hổi của chàng, những bước chạy của chàng cũng vì sự ngượng ngùng mà chậm lại rất nhiều.



Tôi lấy khăn ra lau mồ hôi cho chàng, chàng ngoan ngoãn cúi đầu xuống, để tôi lau hết mồ hôi, nhưng khi chàng cụp mắt xuống cũng không nhìn tôi lần nào.



Tôi xách hộp cơm đến dưới bóng cây, bỏ miếng vải che được đậy trên nắp.



“Ta học theo đại thẩm làm bánh bao, chàng ăn thử xem có ngon không?”



Tôi ngẩng đầu nhìn chàng, lại bất chợt đụng phải ánh mắt sáng lấp lánh của chàng ấy.



Tôi ngây người một lát, A Thọ gãi gãi đầu, ánh mắt mơ màng rời đi, sau đó ngồi xuống lấy bánh bao ăn.



Chàng ấy vẫn nói rất ít, nhưng không còn phòng bị với tôi như trước nữa.



Chàng ăn hai chiếc thì không ăn nữa, đẩy hộp cơm sang cho tôi.



Tôi: “Không ngon sao? Sao lại không ăn nữa?”



Chàng phải làm việc nặng, lượng thức ăn không ít.



Chàng lắc lắc đầu: “Ăn ngon, nương tử ăn.”



Tôi bật cười: “Ta ăn rồi mới đến đây.”



Chàng nghiêng đầu nhìn tôi, giống như xác nhận xem tôi có nói dối hay không.



Tôi không nhịn được mà vê vê cái tai đỏ ửng của chàng: “Thật đó, nhân bánh là rau dại mà hôm qua A Thọ đã đào được. Ta trộn nó với đậu phụ, nếu A Thọ thích thì hái thêm nhiều rau dại, sau này ta sẽ làm tiếp cho A Thọ.”



Đôi môi đang mím chặt của chàng ấy hơi cong lên một chút, chàng gật gật đầu.



Nội tâm tôi hiện giờ đã tràn ngập suy nghĩ “thật ngoan thật ngoan” rồi.



Thường ngày A Thọ chỉ sợ bị tôi chán ghét, làm việc nói chuyện hay đi đứng cũng rất cẩn thận dè dặt.



Lão gia tử ra đi rồi, bất luận trước kia nguyên chủ đối với chàng thế nào, chàng ấy đều coi tôi là người thân duy nhất.



Đây cũng là lần đầu tiên tôi có người nhà trên danh nghĩa.



Tôi ôm đầu gối ngồi bên cạnh chàng ấy, nhìn chàng ấy ăn bánh bao.



Mùa thu có hơi nóng, tôi cầm quạt quạt cho hai người chúng tôi. Tôi cảm thấy cuộc đời nhàn nhã yên bình này cũng không tồi, ít nhất sẽ không có nguy cơ vì làm việc mà đ ộ t t ử.



Lúc này, sau lưng bỗng truyền tới một giọng nói đầy vẻ do dự.



“Vân nương.”



6.



Ban đầu tôi không phản ứng, đến khi A Thọ nhìn tôi thì tôi mới ý thức được người phía sau gọi mình.



Nguyên chủ tên là Liễu Vân, khi ở nhà A Thọ chỉ gọi tôi là nương tử, đại thẩm thì gọi “Ê, cái đứa kia”, còn đại phu râu dê thì căn bản chẳng nói chuyện với tôi. Vì thế đến đây lâu như vậy tôi vẫn chưa quen có người gọi mình bằng cái tên này.



Tôi xoay đầu nhìn qua, thấy ở đó làm một nam nhân lạ mặt, đang dùng ánh mắt kinh ngạc hoảng hốt mà nhìn tôi.



Bên cạnh hắn ta còn có một cô nương, tướng mạo giống nguyên chủ đến bốn phần.



Giọng của vị đại hán ở cái cây bên cạnh rất lớn: “Hiếm lạ thật, hôm nay là cái ngày gì mà lại có thể thấy được tú tài ra đồng vậy.”



Nhìn hai người đó, tôi đã biết họ là ai rồi.



A Thọ ở bên cạnh nói nhỏ với tôi: “Đó là người mà nương tử thích.”



Không biết câu này có bị hai người ở phía đối diện nghe thấy không, mà ánh mắt hai người họ nhìn tôi cứ quái quái thế nào ấy.



Khóe miệng tôi giật giật, quay đầu đưa ấm nước cho A Thọ, ăn ăn uống uống thì đừng nói chuyện nữa.



Tôi không đứng dậy, chỉ ngẩng đầu nhìn hai người kia.



Muội muội của nguyên chủ đi đến: “Tỷ tỷ, chúng ta đến nhà tỷ thăm tỷ, Trần thẩm nói với chúng ta là tỷ đến ruộng đưa cơm cho A Thọ rồi.”



Khuôn mặt muội muội trắng nõn, mắt lóng lánh nước, mấy bước muội ấy đi đến chỗ tôi đã khiến cho tim tôi nổi lên lòng thương yêu.



Tôi sáp lại gần A Thọ rồi nói nhỏ: “Đây có phải hoa khôi của thôn chúng ta không?”



A Thọ: “Hả?”



Tôi đứng dậy phủi phủi vụn cỏ trên người, giơ tay suy nghĩ cách chào hỏi thích hợp, không ngờ rằng tay tôi lại bị một đôi tay giữ chặt. “Thấy cảm tình giữa tỷ và tỷ phu tốt như vậy, Uyển Nhi yên tâm rồi. Tỷ không biết lúc tỷ xảy ra chuyện, Uyển Nhi lo lắng đến mức nào đâu.”



Tôi dần dần nghi hoặc, trước kia nguyên chủ đối đầu với muội muội mình như vậy, muội muội nàng ta lại không tính toán hiềm khích lúc trước sao?



Không đúng, nguyên chủ hôn mê hai ngày, tôi đã ở đây một tháng rồi, không hề thấy người bên nhà mẹ đẻ đến đây thăm nàng ta.



“Nghe lời khuyên của Uyển Nhi đi, sau này hãy cùng tỷ phu sống yên ổn, đừng đánh chàng nữa nhé.”



Chớt tịt, nàng ta đang nhắm vào tôi đây mà.