Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 38: Quân công




Lê Duy Phụng có thể bỏ trốn quả thật là một điều hết sức nuối tiếc, nhưng điều này không thể trách móc Quang Cán cho được. Nói cho cùng bộ binh, hay chính xác là lính thủy đánh bộ của quân Vạn Ninh chỉ có 700 người, họ không thể không ăn không ngủ mà phong tỏa doanh trại phỉ quân cho được.

Mà Diêu thiếu cũng không thể ngờ được Lê Duy Phụng có thể quyết đoán mà chạy trốn, quan trọng là hướng tên này chạy không ngờ lại là Thái Nguyên. Bỏ lại một ngàn tinh binh mà chạy trốn có vẻ hơi đáng tiếc nhưng Lê Duy Phụng không còn cách nào khác tốt hơn. Thủy binh của phỉ quân với mục đích chính là săn lùng đội tàu của Vạn Ninh, chính vì lý do này họ không có mặt tại Đồ Sơn. Vì nguyên nhân này nên một ngàn quân còn lại của phỉ quân bị kẹt lại Tiên Lãng. Vốn dĩ đây là cơ hội tốt toàn diệt hoặc bắt sống Lê Duy Phụng nhưng cả quân Cấm hà lẫn quân trong huyện Thành Tiên Lãng vẫn sợ hãi hung uy của phỉ tặc mà không tiến hành bao vây một cách chặt chẽ doanh trại phỉ quân.

Lúc này Diêu thiếu đã quay lại chỉ huy mười hai chiến hạm Vạn Ninh quân tiến hành rà soát thủy quân hải tặc. Suy nghĩ của Quang Diêu rất đơn giản, hắn đoán được Lê Duy Phụng sẽ gặp khó khăn khi rút lui, nên chỉ có thể tăng viện từ Cát Bà hoặc dẫn một ngàn quân chạy về Đồ Sơn. Quang Diêu chính là muốn chờ đợi đối phương đang đổ quân tại Đồ Sơn thì xông ra đánh bất ngờ. Vậy nhưng kế hoạch của hắn đổ bể hoàn toàn khi Lê Duy Phụng bỏ mặc một ngàn quân mà chạy trốn. Mấy ngày tuần tiễu không có kết quả khiến thủy quân Vạn Ninh quá mệt mỏi nên phải quay lại thỷ doanh Cẩm hà tiến hành bổ xung lương thực cộng nước ngọt. Chiến tranh lúc này chỉ còn lại là công việc tiêu diệt một nhóm nhỏ phỉ quân bên ngoài thành Tiên Lãng mà thôi.

Việc tiêu diệt một ngàn phỉ quân tại Tiên Lãng không quá khó khăn là bao, quân Vạn Ninh tiến hành đào hào xung quanh bao vây lấy phỉ quân. Thường ngày công việc của họ là nằm nhắm bắn bất khì mục tiêu nào di động phía Phỉ quân doanh trại. Khoảng cách 200 m vớ sự bảo vệ của công sự các xạ thủ của Vạn Ninh tha hồ phô diễn tay nghề của mình. Họ thoải mái nằm nhắm bắn các mục tiêu mà không hề e ngại đối phương có thể trả đòn. 200m là khoảng cach quá xa đối với cung tiễn thủ.

Tất nhiên phỉ quân cũng có một vài lần muốn thử đột phá từ phía cửa doanh ra ngoài, xong tất cả đều vô ích. Nhân số ngang ngửa nhau như vậy thì súng trường của quân Vạn Ninh có thể đập tan cả đợt tổng phản công của phỉ quân chứ đừng nói đến việc phỉ quân chỉ lần lượt xông qua từ cửa trại. Sau khi trả giá bằng vài chụ sinh mệnh trong vài giây ngắn ngủi thì phỉ quân đã nhận ra rằng họ đã là ba ba trọng dọ không có bất kỳ cơ hội thoát khốn quy mô nào.

Kể từ đây dưới sức ép khủng bố của quâ Vạn Ninh thì các phỉ quân ban đêm lẻ tẻ trốn trại rất nhiều. Tất nhiên có rất nhiều tên bị trạm gác của Vạn Ninh quân bắn hạ, nhưng cũng có những tên may mắn vượt qua làn mưa đạn mà chạy thoát. Chỉ trong ba ngày vây trại thì phỉ quân chỉ còn lại 500 mạng mà thôi, hơn năm trăm tên khác kẻ bị giết, người đào tẩu chạy mất rồi.

Nhưng ngày hôm nay cuối cùng cũng đến, hơn một vạn đại quân từ Thành Hải Dương đã chi viện “kịp thời” cho Tiên Lãng, số phận năm trăm phỉ binh còn lại đã được định đoạt. Nhưng đến đây vấn đề mới cực kỳ phiền phức lại phát sinh.

Việc chia chác chiến lợi phẩm và quân công là một công việc khó khăn vô cùng. Đánh trận đã khó nhưng công việc hậu chiến còn mệt mỏi gấp trăm lần. Công việc này chỉ cần không khéo sẽ dẫn đến tranh cãi ngập trời mà không thể nào giải quyết nổi. Nhưng nói đến cuối cùng thì Quang Cán xuất thân thương gia, cái vụ đưa đẩy chia chác hắn không hề thua kém bất kì một gã quan viên sừng sỏ nào.

Ngày 21 tháng ba âm lịch, huyện thành Tiên Lãng, đại diện ba bên quân đội đang tụ họp tại nơi đây để bàn bạc vấn đề hậu chiến. Công phá quân doanh của Phỉ tặc thu được quân nhu cộng vàng bạc, tiền trị giá hai vạn quan tiền. Số tiền này cần phải được chia chác một cách công bằng giữa ba bên. Tuần Phủ đại nhân quân Hải Dương thành. Án Sứ Ngô Văn Biện hải phòng sứ sông Cẩm, và dĩ nhiên nhân vật chính Vạn Ninh quân không thể không nhắc tới. Số tiền này Quang Cán chỉ xin một phần nhỏ để thưởng cho binh sĩ mà thôi, còn lại hiếu kính cho Tuần Phủ đại nhân cùng Ngô Văn Biện chia nhau. Đối với Cán đại gia thì một vài vạn lượng cũng không phải quá nhiều nên hắn không muốn tốn tinh lực đi tranh đoạt. Nhưng về quân công thì Cán hải úy một bước cũng không lùi.

Do biết mối quan hệ của Cán hải úy trong Kinh đô là không nhỏ nên cả Tuần phủ lẫn Án sứ không muốn quá ép buộc hắn. Nhưng họ cũng không thể nhường hết công quân cho Vạn Ninh được. Nếu khách quân có được hết công quân thì mặt mũi của Hải Dương quân sĩ có lẽ ném đi cho chó ăn.

Cuối cùng sau một hồi vòng vo cãi lộn thì ba bên cũng đạt được much đích chung. Trận đánh đầu tiên tại làng Phù Nhiên hai ngàn liên quân Vạn Ninh, Cẩm hà đánh tan một vạn phỉ quân, bắn chết cộng chém giết một ngàn ba, đầu người được ướp vôi sống chuyển về Kinh nghiệm chứng. Trận chiến này quân Vạn Ninh là chủ đạo chiếm phần lớn công lao, nhưng quân Cẩm hà với tư cách phụ trợ không thể không kể đến công lao nhưng khổ lao là không ít. Trận chiến thứ hai tại chân thành Tiên Lãng đánh tan một vạn quân phỉ chủ đạo là quân Hải Dương, phụ trợ là quân Vạn Ninh cùng Cẩm hà, chém giết gần bảy trăm tên, có đầu người mà chứng. Trận chiến thứ ba là một trận chiến ảo, Quân hải phòng sứ Cẩm hà với phụ trợ là thủy quân Vạn Ninh đã phong tỏa và đánh tan nhiều cuộc đổ bộ của hải tặc khiến cho chúng không thể cứu viện cho phỉ quân Tiên Lãng, tạo điều kiện tốt cho bộ binh Hải Dương dẹp loạn.

Nói chung với kết quả như vậy quân Vạn Ninh hơi thua thiệt vì thực chất chả cần quân Hải Dương thì họ cũng có thể công phá doanh trại phỉ quân. Qua nhiều ngày bao vây thì phỉ quân đã đứng trên bờ vực xụp đổ rồi, chỉ cần lay nhẹ là họ tan rã mà thôi. Nhưng làm người cũng phải biết đủ, công lao cùng nhau hưởng dụng về sau gặp nhau còn dễ ăn nói. Với sự sảng khoái của Cán hải úy lần này đảm bảo rằng lần sau nếu có phối hợp quân sự thì Hải Dương sẽ không gây khó khăn cho hắn.

Có đi thì cũng có lại, các tấu chương từ ba bên cùng được đưa về Huế, trong tấu chương của tuần phủ Hải Dương và hải phòng sứ Cẩm hà nói rất rõ ràng. Bọn này ngoài tự tâng bốc bản thân mình thì cũng không tiếc lời khen ngợi sự hiệu quả, dũng mãnh của đội súng trường tân tiến của quân Vạn Ninh. Quy tắc thì có rồi, tự khên mình mười phần thì về đến Kinh đô các nhân vật trong triều chỉ tin một hai phần là đủ. Nhưng nếu đã khen ngợi một thế lực khác, nhất là khách quân ngoại tỉnh thì không thể không để mắt vấn đề.

Thật ra cả tuần phủ Hải Dương lẫn Án phòng sứ Ngô Văn Biện đều biết rõ hướng đi của triều đình. Triều đình vừa cãi nhau to về tân quân Vạn Ninh, ánh mắt cả triều đanh theo dõi khả năng của đội quân theo hướng tân cách này. Vậy nên có dấu công lao của nhánh quân này cũng không được, chắc chắn triều đình sẽ cho sứ giả đến điều tra tỉ mỉ. Nếu đã không dấu được thì cớ gì không làm người tốt một phen mà kể lể tâng bốc một chút. Vậy nên ba bản tấu chương cực đẹp đã được vẽ lên và chuyển đến Huế, kèm theo đó là một đám đầu người làm bằng chứng về quân công.

Trước này mấy lần đánh giặc cỏ tại Bắc Kỳ báo tin chiến thắng liên miên, nhưng giặc cỏ thì ngày càng nhiều. Công lao bịa trên giấy lag giết địch bao nhiêu, bao nhiêu nhưng chả có được bao nhiêu bằng cớ chính xác. Lần này một chiến hạm chở đến hơn hai ngàn đầu người ướp vôi sống về Kinh đô làm bằng chứng khiến cho cả triều Huế kích động tưng bừng. Đây rõ ràng là đại thắng không thể chối cãi kể cả đảng bảo thủ, chuyên phủ nhân Vạn Ninh quân cũng không thể một tay che trời lấy thúng úp voi mà che dấu chuyện này.

Ngày 27 tháng 3 trong phủ nội của Tham tri Phan Phú Thứ, lúc này vị lão huynh này đang cau mày đọc thật kỹ bức thư của gã môn đệ tiện nghi Trần Quang Cán. Nội dung cũng không có gì khác ngoài việc kể thực tế về tình hình chiến sự cộng thêm nhờ vả Phan Phú Thứ tranh thủ cho Vạn Ninh thêm sự ủng hộ từ triều đình. Trần gia tuy giàu có nhưng có rất nhiều thứ họ không thể nào dùng tiền mua được, ví như chiến hạm của Đại Nam là theo phía trên cấp xuống. Trần gia không thể nào tự mình mở một xưởng đóng tàu cho được, vốn liếng quá lớn, it nhất vào lúc này Trần gia chưa đủ lực làm như vậy. Ý đồ lần này của Diêu thiếu là xin thêm chiến hạm. Kể cả phải dùng nhiều tiền đút lót cũng cần phải mua thêm chiến hạm chất lượng. Quân số của Vạn Ninh đã đến hai ngàn năm trăm người nhưng lần này xuất binh chỉ có thể hơn một ngàn viễn chinh. Hơn một ngàn này còn phải chen chúc trên mời chiến hạm loại nhỏ. Kiểu này tác chiến trên biển hết sức bất lợi. Vậy nên Vạn Ninh quân không thể không xin thêm bổ xung từ triều đình.

Phan Phú Thứ sau khi đọc xong là thư thì kêu tên thân binh của Diêu thiếu lại gần và dỉ tai hắn nói:

- Chuyện này là tuyệt mật, không thể viết thành thư, thứ nhất chiến hạm ta sẽ tranh thủ nhiều nhất cho Vạn Ninh. Thứ hai, Vạn Ninh quân đánh Cát Bà đảo thỉ thắng không được thua, nhưng quyết không thể tận diệt phỉ quân Cát Bà đảo.

Tên thân binh biết sự việc quan trọng nên quỳ gối nhẹ giọng lãnh chỉ rồi trở ra ngoài. Chỉ trong phút chốc hắn đã biến mất trong màn đêm.

Chiều muộn ngày 28 tháng ba sau buổi triều sớm thì quân báo khẩn cấp từ Hải Dương cuối cùng cũng đến được trên bàn làm việc của Tự Đức. Vị hoàng đế Đại Nam vui vẻ hưng phấn đến nghẹn đỏ cả mặt, đã lâu lắm rồi nội quan mới thấy đươc vị hoàng đế này phấn khíc mà vỗ bàn khen hay liên tục.

Thật ra Tự Đức là một vị hoàng đế chăm chỉ, có tinh thần dân tộc cùng lãnh thổ cực cao. Nhưng số phận ông không may mắn khi làm hoàng đế của một thời đại đen tối trong lịch sử dân tộc. Những đánh giá khắc nghiệt về việc ông để mất Lục tỉnh Nam Kỳ vào tay ngoại bang dẫn đến một thời kì Pháp thuộc đen tối cho dân tộc là những đánh giá không quá công bằng. Những sự khiên Pháp, Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng rồi đánh chiếm Nam Kỳ trong những năm 1858-1865 đều là hâu quả của một quá trình lâu dài bế quan tỏa cảng không mấy quan tâm phát triển khoa học của các thời vua khác nhau của Nhà Nguyễn. Đây không phải trách nhiệm riêng gì của Tự Đức. Đến cả Đại Thanh hùng mạnh quốc khố gấp trăm lần Đại Việt cũng bị nhục nhã cắt đất mất chủ quyền đấy thôi. Sự việc Nam Kỳ cuối cùng chỉ nên quy kết trách nhiệm là do vòng xoay của bánh xe lịch sử, đây là một chuyện tất yếu phải diễn ra khi một nước kém phát triển gặp phải một quốc gia thực dân.

Những ngày qua vị hoàng đế với tinh thần dân tộc cùng ý thức lãnh thổ một cách hơi cực đoan đang rơi vào khủng hoảng khi thù trong giặc ngoài đang tàn phá đất nước mà ông đang lãnh đạo. Việc ba tỉnh Nam Kỳ bị hoàn toàn chiếm đóng vởi ngoại bang như một cái tát vang dội vào sự uy nghiêm của ông. Bên cạnh đó tình hình Bắc Kỳ ngày càng chuyển biến xấu khiến cho Huế Kinh rơi vào cảnh lường đầu thọ địch. Tin thắng trận như tuyết rơi từ Bắc Kỳ truyền về nhưng Tự Đức biết đấy 9 phần là giả, thắng trận liên miên như vậy cớ sao giặc cỏ ngày càng nhiều ngày càng mạnh. Biết thì vẫn biết nhưng triều đình không thể làm căng với các tướng sĩ nắm binh tại Bắc Kỳ. Cực hỉ tất bi, cực nghiêm tất phản, đạo lý này ai cũng biết. Lúc này trừ khi điều kinh quân tinh nhuệ từ Huế ra bắc trấn áp cả phỉ tặc lẫn nhóm quân sĩ dối trá kia thì may ra mới trừ được tận gốc mối lo Bắc Kỳ. Nhưng giờ đây Nam Ky đang nháo thành một đoàn như vậy thì có thách kẹo Tự Đức cũng không dám điều Kinh quân đang bảo vệ an toàn cho bản thân ra Bắc. Ông ta còn chưa ngu ngốc đến mức độ đó.

Trong lịch sử nhà Nguyễn ký hòa ước Nhâm Tuất vào năm 1962 đánh dấu việc mở ra thời kì đen tối mất chủ quyền dân tộc. Khiến cho bao người chủi rủa Tự Đức cũng như triều đình nhà Nguyễn lúc này. Nhưng sự thật đâu ai có thể công bằng mà nhìn nhận, lúc này đây thế giặc Lê Duy Phụng cực lớn tại Bắc Kỳ. Tình hình Bắc Kỳ đã be bét đến không thể nào tồi tệ hơn được nữa, nếu còn chậm chễ đưa Kinh quân vào trấn áp thì Bắc Kỳ sẽ hoàn toàn tách ra khỏi Đai Nam. Đứng trước tình hình đó Tự Đức đành phải hòa hoãn với quân Pháp mà tiến hành bắc tiến diệt Lê Duy Phụng, theo suy nghĩ của ông sau khi diệt Phụng tất diệt Pháp. Vậy nhưng mọi tính toán đều sai lầm, giặc Pháp sau khi đạt được bước ổn định tại Nam Kỳ thì càng mạnh mẽ hơn vậy nên trong lịch sử nhà Nguyễn mất đi quyền kiểm soát với Nam Kỳ là như vậy.

Nhưng hiệu ứng hồ điệp của một cánh bướm nhỏ xuyên việt đã làm thay đổi cách cục lịch sử một cách cơ bản sau một loạt các bất ngờ thú vị. Không thể ngờ được hai cha con thương gia họ Trần có thể đánh một trận thành danh. Bất ngờ thú vị đó là trận đánh không qua lớn nhưng lại mang ý nghĩa quân sự trọng đại. Lê Duy Phụng chạy về miền núi Thái Nguyên, hải tặc như rắn không đầu. Tình thế khẩn trương của Bắc kỳ lại bỗng nhiên trở nên hòa hoãn rất nhiều.

Đọc chiến báo của cả ba phe tại Hải Dương gửi lên thì Tự Đức không hề nghi ngờ đây là mạo quân công. Uy lực súng Colt côn xoay thì Tự Đức đã tận mắt mà chứng kiến, trong mấy ngày này ông còn đang đì đùng tập bắn trong thượng uyển kia kìa. Mà ông bắn rất đã tay và thuận tiện. Thêm vào đó nữa là một thuyền chở đầy đầu phỉ tặc chứng minh quân công. Sự thật thắng hùng biện Tự Đức hoàn toàn tin tưởng ba bản tấu chương này.