Yêu Và Chết

Yêu Và Chết - Chương 8: Cuộc hội ngộ 2




Định thức canh cho cô gái ngủ sau khi chính mình băng vết thương trên bả vai cô ta, nhưng cuối cùng Lý cũng ngủ thiếp đi. Đến lúc choàng tỉnh thì nghe bên ngoài có tiếng gọi khá to của tài xế Tài:



- Ông chủ ơi, trưa quá rồi! Hôm nay ông có dặn là mình đi sớm lên vườn cao su thăm người bạn của ông ở Tây Ninh mà!



Lúc này Lý mới chợt nhớ, ông nhìn lên giường và hốt hoảng khi không thấy cô gái nằm trên đó:



- Đâu rồi?



Từ bên ngoài, Tài tưởng ông chủ hỏi mình nên vội lên tiếng:



- Ông nói cái gì đâu rồi?



- Cô... à không không, tao nói... Ông mở cửa phòng, ngơ ngác hỏi:



- Mày có thấy ai ngoài này không? Tài ngẩn người ra:



- Đâu có ai!



Sợ Tài phát hiện ra những bất thường trong phòng, Lý bảo:



- Thôi, mày ra ngoài chờ đi, tao sửa soạn một chút cái đã!



Trở vào nhìn lên giường, ông phát hiện trên gối nằm có mấy chữ viết vội bằng son môi:



“Cám ơn anh đã cho nghỉ ngơi và săn sóc vết thương. Em có việc phải về nhà gấp, hẹn sẽ có dịp đền đáp công ơn.



Mỹ Nhung.”



Lý ngẩn ngơ mấy giây rồi đưa mắt nhìn ra phía sau vườn, nơi có bờ tường cao ngăn với xóm nhà bên ngoài. Ông suy nghĩ một lúc rồi hỏi tài xế Tài:



- Mày có biết xóm nhà phía sau vườn mình không? Tài gật đầu:



- Dạ, có biết. Nhưng em chưa qua đó lần nào từ khi ông dọn về đây.



- Đưa tao qua đó! Tài ngạc nhiên:



- Thưa ông...



Lý không để cho Tài hỏi thêm, đã bước nhanh ra sau vườn.



- Ủa, sao ông đi lối này?



- Tao muốn!



- Bộ ông muốn leo qua tường sao? Tốt hơn..



Tuy không có ý định đó, nhưng Lý cũng muốn tận mắt nhìn xem lời kể của cô gái có đúng hay không, nên giục Tài bước tới tận bờ tường. Sẵn có thang leo hái trái để gần đó, đích thân Lý trèo lên và nhìn sang bên kia. Quả nhiên có một cây mít to. Cành của nó giẻ qua tận bờ tường. Lý thầm bảo:



- Cô ta nói đúng...



Rồi anh cùng với Tài đánh xe vòng qua bên xóm nhà. Đến lúc này Lý mới hơi lúng túng, anh chẳng biết phải hỏi thế nào cho phải, bởi cô nàng và anh chỉ mới quen biết nhau qua một giây phút ngắn ngủi...



Cũng may, vừa khi ấy có một ông cụ từ trong ngôi nhà sát bờ tường bước ra, ông nheo mắt hỏi khách lạ:



- Mấy chú kiếm ai? Lý vội đáp:



- Dạ... cháu muốn tìm cô Mỹ Nhung.



Ông già nhìn sững vị khách sang trọng rồi lặng lẽ quay bước vào trong, buông một câu mời:



- Mời anh vào nhà.



Lý để Tài ngồi ngoài xe, còn anh theo vào trong. Thấy nhà vắng người, lại không có tăm hơi gì của cô gái, Lý vừa định lên tiếng hỏi thì ông cụ đã nói:



- Anh cần gặp cháu tôi có việc gì?



- Dạ, cháu...



- Anh chưa cho tôi biết, anh quen thế nào với cháu gái tôi?



- Dạ, cháu và cô Mỹ Nhung chỉ mới quen. Cháu muốn hỏi thăm vết thương trên vai của cô ấy đã đở chưa ạ!



Ông cụ giật mình:



- Nó bị thương sao? Lý ngạc nhiên:



- Vậy cô ấy chưa về nhà sao? Cô ấy... Ông cụ chợt đổi giọng:



- À không... Tôi muốn hỏi, anh là người cứu cháu phải không? Lý thở phào:



- Dạ, cũng gần như vậy. Cháu muốn biết bây giờ cô ấy có khoẻ không? Ông cụ nhẹ gật đầu:



- Nó không sao!



- Thưa ông, cô ấy...



- À, nó hiện không có ở nhà. Tối qua có lẽ nó về bên nhà nội nó...



- Dạ, bác đây là...



- Tôi là ông ngoại. Cháu nó ở đây với tôi từ khi ba má nó vắn số đến nay.



Lý nhìn lên tướng thấy có bức chân dung của Mỹ Nhung khá to treo cạnh một phụ nữ lớn tuổi mà vừa thoạt nhìn Lý đã ngờ ngợ, hình như quen quen...



Anh chưa kịp hỏi thì ông cụ đã nói:



- Cháu uống nước đi!



Ông thấy Lý cứ nhìn lên mấy bức ảnh trên tường thì nói:



- Nó và mẹ nó lúc còn sống.



- Dạ... bà ấy có phải là bà Thu Hà?



Ông cụ ngạc nhiên:



- Cậu biết con gái tôi?



- Dạ, nếu đúng đó là bà Thu Hà thì cháu có biết. Trước đây bà và ba má cháu có quen.



- Vậy cậu là con ai?



- Dạ, ba cháu là thầu khoán Lê Khả.



Ông cụ trợn tròn mắt nhìn Lý khá lâu rồi reo lên:



- Quả là trái đất tròn! Tôi có biết ba cậu. Ngày xưa...



Ông chợt khựng lại và rồi nín lặng, tinh ý lắm mới nghe ông thở dài. Rót tách trà nóng mời Lý uống, ông vừa nhìn đồng hồ tay rồi nói:



- Xin lỗi cậu, tôi có việc phải ra chợ. Hôm nay là ngày giỗ của con gái tôi. Lý vội vã:



- Dạ xin lỗi bác, cháu làm phiền bác quá. Anh kiếu từ và ra xe giục tài xế:



- Mình về thôi.



Tài mở khoá xe, nhưng sau mấy lần khởi động xe vẫn không chạy được. Lý càu nhàu:



- Đã dặn nhiều lần rồi, phải chăm sóc xe cẩn thận... Tài lúng túng:



- Thưa ông, em mới chỉnh lại xe hôm qua, nó còn ngon lành mà.



- Coi lại xăng thế nào!



- Dạ, em mới đổ chiều hôm qua, còn đầy bình.



Lúc ấy, Lý thấy ông cụ đạp chiếc xe đạp đi qua, trên xe máng cái giỏ đi chợ. Anh lại giục:



- Người ta đi xe đạp mà còn nhanh hơn mình kìa!



Xe chưa kịp nổ máy thì chợt Lý phát hiện có một nghĩa trang nhỏ phía sau ngôi nhà, anh bảo với Tài:





- Hoá ra nhà mình ở cạnh một nghĩa địa mà lúc mua mình không để ý. Tài đã nhìn thấy lúc đậu xe chờ, anh ta nói với ông chủ vẻ thân tình:



- Đây là nghĩa địa riêng, chỉ có vài ngôi mộ thôi. Không chừng của nhà này



đó cậu.



Tự dưng Lý thấy tò mò, anh bảo:



- Mày ráng nổ máy đi, để tao ra coi.



Anh bước nhanh ra phía sau nhà như bị một điều gì đó xúi giục, không thể cưỡng được. Ngôi mộ đầu tiên anh nhìn thấy đã làm cho hai mắt hoa lên, anh phải dụi hai lần và ghé sát hơn vào bia mộ:



“Mộ chí Nguyễn thị Mỹ Nhung.”



- Cái gì?



Lý không tin vào mắt mình, anh cúi hẳn xuống nhìn và trong lúc còn bàng hoàng thì chợt nghe có giọng nói phía sau:



- Đây là chị em sinh đôi, trùng tên với cháu nó.



Quay lại thấy ông cụ lúc nãy vừa trở về, Lý lúng túng nói:



- Dạ, xe cháu chết máy, nên cháu...



- Cậu tò mò vì cái tên trên mộ bia phải không?



- Không phải là nó mà là đứa em nó, trùng tên. Lý nghe tim mình đập nhẹ đi và anh thở phào:



- Vậy mà cháu cứ tưởng...



Vừa khi ấy, tài xế gọi vọng vào:



- Nổ máy được rồi cậu ơi!



Lý vội chào ông cụ rồi bước ra xe ngay, sợ ông già hỏi thêm. Anh cũng chẳng hiểu sao mình như vậy nữa.



Khi xe chạy rồi anh mới hỏi Tài:



- Mày có gặp trường hợp hai chị em trùng tên bao giờ chưa? Tài đáp ngay:



- Có chứ cậu. Như ở quê em, hai đứa đều tên là Lài, nhưng một đứa là Lài chị, còn đứa kia là Lài em.



- Nhưng một người sống một người chết, mày đã gặp chưa?



- Dạ chưa. Mà ai vậy cậu?



- Nhà đó đó. Cô chị tên Mỹ Nhung mà em cũng cùng tên, cô chị sống, cô em chết.



Tài nhìn sang cậu chủ:



- Bộ cậu quen ai trong hai cô sao?



Lần đầu tiên Lý lúng túng trước tài xế của mình:



- Ơ đâu có!



Tài lờ mờ đoán ra chuyện gì đó nhưng không dám hỏi. Anh chỉ hỏi khi xe ra tới ngoài đường cái:



- Mình có đi Tây Ninh không cậu? Lý nhìn đồng hồ tay rồi đáp:



- Thôi khỏi, mình về nhà.



Vừa về tới nhà, Lý đã đi ngay vào phòng riêng và vừa mở cửa ra anh đã suýt kêu lên, bởi trên giường của anh đang có người nằm. Mà người đó không ai khác hơn là Mỹ Nhung!



- Sao cô lại ở đây?



Cô gái nhoẻn miệng cười rất tươi, khác hẳn vẻ tiều tuỵ đêm qua:



- Dạ, em không ra ngoài được.



- Vậy ra từ đêm qua đến giờ cô vẫn còn ở trong nhà này? Mà sao sáng nay...



- Em tính không làm phiền anh nữa nên định trở ra bờ tường để trèo về bên kia, nhưng em vừa trèo thì bị ngã, em nằm ngất đi ở bụi cây.



Lý hốt hoảng:



- Cô bị ngất suốt từ đó ư? Cô gái bẽn lẽn:



- Em tỉnh lại sau đó, nhưng khi vào đây thì anh đã đi ra ngoài rồi.



- Vậy sao cô vào phòng tôi được?



- Anh đi mà đâu có khoá cửa phòng, nên em vào đại. Bởi em nghĩ, không quen ai trong nhà này, vậy cách an toàn nhất là vào phòng người em từng làm quen đêm qua cho chắc ăn!



Một lần nữa, Lý bị thuyết phục bởi cách nói năng lưu loát của cô gái trẻ, anh nhìn cô ái ngại:



- Vết thương cô sao rồi? Cô gái cười hồn nhiên:



- Ngất đi một lúc lâu, khi tỉnh lại thì hầu như vết thương không còn đau nữa. Cám ơn anh!



Lý cau mày:



- Cô bị nhốt trong nhà tôi mà lại cám ơn tôi là sao?



- Là vì... nếu trở về sớm thì chắc chắn em sẽ no đòn với ông ngoại. Ông ngoại em thương em, nhưng bỏ nhà đi qua đêm là không được.



- Nhưng tối qua cô nói là bị bọn người xấu đuổi theo mà? Vả lại, đâu có nghe ông ngoại cô nói gì chuyện rầy rà...



Nghe Lý nói, cô gái trố mắt nhìn anh:



- Sao anh biết? Bộ anh... Lý đành thú nhận:



- Tôi xin lỗi vì đã phải sang tận nhà cô để hỏi thăm. Bởi cô biến mất đột ngột khiến tôi lo lắng.



Cô gái cất giọng dò hỏi:



- Anh gặp ai trong nhà?



- Thì ông ngoại cô và cả...



Lý ngừng nói, nhìn cô gái vài giây mới tiếp lời:



- Thấy cả ngôi mộ mang tên cô nữa!



Câu nói đó khiến cô nàng bật dậy liền. Nhưng Lý lại nói luôn:



- Ngôi mộ mang tên Mỹ Nhung, nhưng ông ngoại cô nói đó là người em song sinh trùng tên.



Cô nàng ngồi xuống giường, sắc mặt giãn ra.



- Đúng thế chứ, cô Mỹ Nhung?



Lần đầu tiên nghe anh gọi chính tên mình, cô nàng hài lòng:



- Anh không ngạc nhiên khi em không phải là người nằm dưới mộ? Câu hỏi hơi bất ngờ khiến Lý phải mất vài giây mới đáp:



- Tôi đi tìm cô là tìm người còn sống, chứ đâu muốn nhìn ngôi mộ! Cô nàng vụt đứng lên định bước ra thì Lý gọi lại:



- Cô nói là sợ về bị ăn đòn sao bây giờ lại về?



- Anh đã thấy ông ngoại em đi chợ rồi phải không? Như thế Ìa ổn, em chỉ việc về nhà nấu cơm sẵn, đợi ông mang thức ăn về là ông sẽ vui ngay, không rầy và chắc chắn là không đánh.



- Dẫu cô cháu gái ông bỏ nhà đi qua đêm? Mỹ Nhung hơi khựng lại, rồi bất ngờ nói:



- Hay anh đưa em về giúp, được không?



Lý rùn vai:



- Về và thú nhận là đã bắt cóc cháu gái ông để ăn đòn thay cô hả? Nàng không chú ý đến nội dung câu hỏi, vẫn giục Lý:




- Anh đã giúp thì giúp cho trót đi! Lý gọi tài xế:



- Cậu đưa giùm cô này về nhà, chỗ tôi và cậu mới vừa sang đó. Tài ngơ ngác khi chưa nhìn thấy cô nàng:



- Cô nào, thưa cậu?



- Cô đang ở trong phòng tôi. Tài sửng sốt:



- Cậu.. cậu có... ai trong phòng? Lý gắt:



- Bảo thì cứ làm, hỏi lôi thôi làm gì!



Chợt bên trong giọng của Mỹ Nhung vọng ra:



- Phải anh đưa thì em mới về, còn không thì em... ngủ ở đây luôn!



Quá bất ngờ, Tài lè lưỡi rụt cổ như ngầm bái phục ông chủ của mình. Biết anh ta hiểu lầm, Lý lại gắt lên:



- Đừng nghĩ lung tung! Mau đưa xe ra cửa đi.



Tài chạy xe ra cổng đợi, lát sau Lý cùng ra với người đẹp. Vừa chợt nhìn thấy, Tài đã kêu lên:



- Cậu, đây là...



Lý phải đập vào vai chàng tài xế lắm mồm một cái rõ đau thì anh ta mới chịu nín im. Anh ta cho xe chạy ra khỏi cổng vừa được hơn chục thước thì bỗng ôm lấy đầu kêu đau. Chiếc xe đang ngon trớn đã suýt đâm sầm vào cột đèn khi anh ta kịp đạp thắng gấp. Lý la lớn:



- Mày làm gì vậy Tài?



Nhưng lúc ấy Tài đã gục trên vô lăng, mặt anh ta tái xanh. Quýnh lên, Lý lay anh ta, vừa gọi:



- Tài, sao vậy?



Cũng may vừa khi ấy Tài mở mắt ra, anh ta hoảng hốt chỉ tay về phía trước:



- Cậu không thấy gì sao, có... Lý ngạc nhiên:



- Có cái gì?



- Người... người ta nằm lăn ra đường, suýt chút nữa... chút nữa mình cán qua họ rồi!



Lý hoàn toàn không thấy gì như lời Tài nói, nên vội nhìn ra ngoài và càu nhàu:



- Có ai đâu, thằng này mày sao vậy?



Tài vẫn còn tỏ ra sợ hãi, vừa chỉ tay ra phía trước vừa run giọng nói:



- Kia kìa, cậu không thấy sao?



Lúc ấy, chợt Mỹ Nhung cũng lên tiếng:



- Có người bị tai nạn phía trước, anh thử bước xuống xem...



Buộc Iòng Lý phải mở cửa xe bước xuống. Vừa đặt chân chạm đất thì bỗng nhiên Lý kêu lên:



- Họ nằm đây nè!



Ngay bên hông xe, đúng chỗ Lý vừa bước xuống đã có một người nằm sóng soài. Lúc này Lý mới hốt hoảng:



- Vậy ra mày đã đụng vào người ta rồi!



Lý cúi xuống định đỡ nạn nhân lên thì chợt sững sờ khi nhìn vào mặt người phụ nữ tuổi trung niên đang nằm nhắm nghiền mắt dưới chân.



- Bà... bà Thu Hà!



Người phụ nữ này có khuôn mặt giống hệt như trong bức ảnh chân dung ở nhà ông cụ hồi sáng nay. Lúc này Lý vội nhìn vào trong xe, anh định hỏi Mỹ Nhung thì chẳng còn thấy cô ta đâu!



Có vài người đi đường nhìn thấy, họ la lên:



- Sao không chở người ta vào bệnh viện đi, còn ở đó chờ cho người ta chết sao?



Lý chợt hoàn hồn, anh giục Tài:



- Đưa bà ấy lên xe rồi chở vào bệnh viện ngay đi!



Dẫu đã trên mười năm rồi, nhưng gương mặt người phụ nữ này vẫn đập mạnh vào tâm trí Lý, anh thẫn thờ như người mất hồn khi nhớ lại câu nói của ông ngoại của Mỹ Nhung hồi sáng:



- Kể từ khi ba má nó chết hết thì con Mỹ Nhung ở với tôi.



Anh chợt rùng mình, nhưng vẫn giục Tài chạy nhanh đi tìm bệnh viện. Khi tới bệnh viện cấp cứu, anh đích thân mở cửa và giục Tài:



- Mày chịu khó bế bà ấy vào, nhanh lên!



Nhưng chợt Tài kêu lớn:



- Cậu Hai, coi kìa!



Theo tay chỉ của Tài, Lý nhìn ra băng ghế sau, anh kinh hãi khi thấy ở đó là... một bộ xương người chứ không phải là người phụ nữ bị tai nạn lúc nãy nữa!



- Trời ơi!



Lý chỉ kịp kêu lên như vậy rồi lặng người đi, mồ hôi lạnh thấm ướt cả lưng áo...



Việc phải âm thầm chở bộ xương người trên xe quay về ngôi nhà của ông cụ tìm Mỹ Nhung là điều vạn bất đắc dĩ mà Lý buộc phải làm. Anh động viên Tài:




- Ráng giúp tao một chút. Tài thắc mắc:



- Nhưng cậu đâu bắt buộc phải chở về đó, trong khi ta có thể đem bỏ ố bãi



đất trống nào cũng được mà!



Lý nghiêm giọng:



- Không được. Mày cứ làm theo tao đi, rồi ắt biết tại sao.



Khi Tài chạy xe tới đúng ngôi nhà lúc sáng thì chính Lý ngạc nhiên khi thấy cửa nẻo đóng kín. Ngỡ ông cụ đi chợ chưa về nên anh bảo Tài tắt máy xe đợi, Hơn nửa giờ sau, Lý bắt đầu sốt ruột, nhất là việc Mỹ Nhung vẫn chưa trở về nhà. Anh hỏi lại Tài:



- Lúc nãy khi lộn xộn, mày có thấy cô gái bước ra khỏi xe không?



- Dạ, lúc ấy em bị choáng, đâu biết gì.



Chờ thêm nửa giờ nữa, Lý quyết định bước xuống xe đi vòng ra sau nhà, chỗ mấy ngôi mộ đá. Anh giật mình khi thấy ngôi mộ nằm cạnh mộ đề tên Mỹ Nhung bị vỡ một mảng lớn, như bị ai đó đập phá. Trên bia mộ ghi rõ: Mộ phần Lê thị Thu Hà.



Tò mò, Lý cúi xuống nhìn kỹ dòng chữ ghi bên dưới được khắc bằng tay, dạng chữ viết thường:



“Hận nhà họ Vương!”



- Sao là họ Vương?



Lý bị kích động khi dòng họ Vương của mình bị nêu ra ở đây. Anh ngồi hẳn xuống ngay đầu mộ, đưa tay bới đất cát lấp một phần dòng chữ tiếp theo để đọc cho hết câu:



“Lòng dạ bạc bẽo của người này chỉ có phanh thây ra mới hả dạ! Suốt kiếp này mày đừng hòng ngóc đầu lên được Dương Cường ơi!”



Tới đây thì Lý không thể nào còn bình tĩnh được nữa, anh sửng sốt kêu lên:



- Cha tôi sao?



Dương Cường là cha của anh. Ông ấy có liên hệ với người phụ nữ tên Thu Hà này là điều Lý từng biết, tuy còn lờ mờ. Nhưng câu ghi trên mộ này đích thị là dành cho cha mình! Lý thì thào:



- Sao... sao lại có chuyện này...?



Anh ngồi thừ người ra ở đó khá lâu, lúc đứng lên trở ra xe thì một lần nữa Lý sửng sốt khi thấy Tài gục trên tay lái, ngất lịm. Nhìn ra băng ghế sau, anh kêu lên:



- Đâu rồi?



Bộ xương đã biến mất!



Lý nhìn quanh, xóm vắng không có một bóng người. Ngôi nhà của ông cụ vẫn khoá chặt cửa. Khi Lý bước tới nhìn qua khe cửa thì hốt hoảng, bởi ở giữa nhà có một cỗ quan tài đỏ nằm trong bóng lờ mờ...



Còn đang hoang mang thì chợt Lý nghe có tiếng ai đó sau lưng:




- Nhà đó không có ai ở đâu, mà cậu tìm ai?



Lý quay lại, anh thấy một phụ nữ trung niên đang nhìn anh như dò xét. Lý phải lên tiếng:



- Tôi tìm ông cụ chủ nhà. Ông có cô cháu ngoại tên Mỹ Nhung... Chị nọ nhìn sững Lý lồi nói, giọng hơi run:



- Ông... ông ấy đã... còn cô... cô...



Chị ta chỉ nói được mấy tiếng không thành câu đó rồi vụt bỏ chạy như bị ma



đuổi. Lý ngơ ngác gọi theo:



- Kìa chị! Chị ơi...



Trong nháy mắt, người phụ nữ đã biến mất dạng. Lý còn đang phân vân thì nghe Tài gọi vừa nhấn còi xe:



- Cậu Hai!



Khi Lý trở lại xe thì thấy sắc mặt của Tài vẫn còn thất thần, anh hỏi:



- Hồi nãy mày bị sao vậy? Còn cái...



Lý vừa hỏi vừa nhìn ra băng sau, Tài run giọng đáp:



- Em đang ngồi đợi cậu ra thì chợt nghe có tiếng động phía sau, em quay lại thì thấy một phụ nữ trung niên với mái tóc dài quá lưng đang trừng mắt nhìn! Em chưa kịp có phản ứng gì thì bỗng bị mờ mắt, đầu óc quay cuồng, rồi không còn biết gì nữa...



Lý càng hoang mang hơn, anh chỉ ra sau nhà, nói giọng hơi run:



- Ngôi mộ phía sau đó cũng... cũng...



Tự dưng Lý cảm giác như có ai chặn ngang không để anh nói. Anh hất hoảng giục Tài:



- Chạy đi!



Khi về đến nhà, Lý vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh dặn Tài:



- Mày nghe bất cứ động tĩnh gì cũng phải chạy ngay lên phòng tao, đừng để



tao phải gọi!



Lý đóng cửa phòng lại, và anh mở tung mấy ngăn kéo cất giữ giấy tờ sổ sách mà khi dọn nhà tới đây anh chưa có dịp sắp xếp lại. Vật anh tìm là những gì của cha để lại mà bấy lâu nay Lý ít khi để ý tới. Phần lớn là những bản lưu các hợp đồng thi công những công trình lớn, thỉnh thoảng có lẫn một vài giấy tờ, thý từ riêng.



Và cuối cùng vật mà Lý cần tìm đã có. Đó là một bao nhựa cũ, trong đó gói khá kỹ những thư từ, hình ảnh của cha và... của một người tên Thu Hà!



- Đây rồi!



Những thứ này kể từ khi cha chết đã hơn tám năm, Lý niêm kín trong tủ riêng, kể cả mẹ anh chết sau cha hai năm Lý cũng không cho bà xem.



- Thì ta bà Thu Hà và cha...



Lý vừa tò mò giở từng phong thư và hình ảnh. Lúc này anh mới phát hiện trên một bức ảnh chụp riêng bà Thu Hà, có những nét bút mực đỏ gạch chéo gần như muốn xoá hết khuôn mặt xinh đẹp trong đó.



- Sao ai lại làm vậy?



Lý lật phía sau bức ảnh, anh giật mình khi nhận ra nét chữ quen thuộc của mẹ:



“Con chó cái này, mày không thể tồn tại trên cõi đời này là đúng với ý trời,



đừng trách ai cả!”



Đọc thêm vài lá thư nữa, Lý biết đó là những thư tuyệt tình của người tên Thu Hà, trong đó có đoạn viết:



“Chuyện của mình càng lúc càng đi đến ngõ cụt mà thôi. Em xin anh hãy buông tha cho em, còn phần em thì để quên anh, em sẽ đi lấy chồng. Em đau đớn mà làm việc này, nhưng như thế còn hơn, bởi em không thể yêu một người đã có vợ, để suốt năm tháng vò võ đợi chờ trong tuyệt vọng... Thôi, quên cm đi...



Thu Hà.”



Thì ra ba đã yêu người đàn bà này trong khi đã có mẹ rồi. Thảo nào mẹ ghen như vậy...



Đến một lá thư sau cùng, được để dưới một xấp ảnh, vừa đọc ngay dòng đầu, Lý đã sững sờ:



“Tôi hận anh kiếp này qua kiếp khác Dương Cường ơi!”



Nội dung gần giống với câu trên mộ bia. Và còn nữa, những dòng tiếp theo:



“Anh không thể bảo đảm chuyện tình yêu cho người ta thì hãy để cho người ta hạnh phúc, cớ sao lại nhẫn tâm phá hoại cái mà người ta cất công xây dựng?



Anh đã ra tay độc ác thì đừng trách sao chính mình sẽ lãnh hậu quả thảm khốc.”



Lý buông những lá thư và hình ảnh xuống rồi thẫn thờ khá lâu. Vậy ra cha mình có lỗi trong vụ gì đó chăng? Hay là lỗi với chính bà Thu Hà?



Suốt buổi đó hầu như Lý không ra khỏi phòng. Anh cố tìm thêm những chi tiết khác nữa, nhưng không có... Bất chợt anh nhớ tới mẹ:



- Ở nhà ngoại, nơi mẹ ở vào những ngày cuối đời!



Điều vừa loé lên trong đầu khiến cho Lý gọi giật tài xế vào:



- Chuẩn bị đi Bà Rịa ngay! Tài ngạc nhiên:



- Chỉ tới Bà Rịa thôi hay đi luôn Vũng Tàu hả cậu?



- Bà Rịa thôi, về nhà ông bà ngoại tôi!



Tài muốn có ý kiến ngăn lại, bởi lúc đó đã hơn 5 giờ chiều rồi, nhưng anh biết tính của cậu chủ mình, một khi đã muốn làm việc gì rồi thì có trời mới cản được. Bởi vậy Tài vẫn cho xe ra cổng và chờ.



Khi Lý vừa mở cửa xe phía sau thì anh ngạc nhiên hỏi:



- Cái gói gì đây? Tài ngơ ngác:



- Dạ, gói gì em đâu có biết?



Lý mở lớp giấy bọc bên ngoài ra, anh ngạc nhiên vì bên trong là một cái hộp thiếc, loại hộp đựng bánh bisqui. Nhưng bên trong không có bánh, mà chứa toàn những giấy tờ, thư từ...



- Của mẹ!



Nhìn chữ viết cùng những vật dụng quen thuộc, Lý nhận ra ngay đó là đồ vật của bà Mỹ Hoa, mẹ anh.



Lý hỏi lại:



- Sao nó lại ở đây?



Lý biết chắc hầu hết những đồ vật riêng tư của mẹ, khi bà mất thì bà ngoại anh đã lấy về cất riêng trong căn phòng mà mẹ anh được dành riêng trong ngôi nhà của ông bà ngoại ở huyện Đất Đỏ. Nó chưa hề được đưa về nhà này, lại càng không thể nằm khơi khơi trên xe như thế này.



Giở nắp hộp ra, Lý phát hiện có một mảnh giấy với dòng chữ lạ:



“Cần gì phải ra tận Bà Rịa, những gì cần xem nó ở cả trong chiếc hộp này!”.



- Chữ này của ai viết vậy, mày biết không Tài?



Đưa miếng giấy với mấy dòng chữ viết đó cho Tài xem, anh ta lắc đầu:



- Em đâu có biết.



Lý thay đổi quyết định, anh bảo:



- Mày cho xe trở vào và chờ tao một lát.



Anh đi thẳng vào phòng mình, tuần tự giở hộp thiếc ra. Ngay tờ giấy đầu tiên đã khiến Lý phải giật mình, bởi trên đó không viết chữ gì, mà chỉ có một bức ảnh chân dung của bà Thu Hà cùng với dấu gạch chéo bằng bút đỏ. Một dấu gạch chéo đủ nói lên ý của người gạch: Xoá sổ người trong ảnh!



Chưa hết, ngay dưới đó còn có một lá thư với nét chữ lạ, viết rất thô kệch và



đề thẳng tên mẹ: Gửi bà Mỹ Hoa. Lý hơi run tay khi bóc lá thư này ra xem.



“Theo đúng ý bà, tôi đã cho đàn em làm xong mọi việc. Tình địch của bà, cả chồng con nó đều đà bị thiêu sống trọn gói, như một tai nạn cháy nhà, chẳng ai có thể nghĩ đó là một vụ giết người.



Như vậy, lần này bà không còn phải áy náy nữa về việc trừng phạt mà bà trách tôi là ra tay nửa vời như lần trước. Tình địch của bà giờ đây không còn có cơ hội viết thư tố cáo với chồng bà nữa. Vậy đề nghị bà trao nốt số tiền công còn lại cho người cầm giấy này nội trong ngày hôm nay.



TB: Điều dặn dò cẩn thận của bà cũng đã được đàn em tôi thực hiện chu đáo: trước khi chết, tình địch của bà được báo cho một chi tiết thú vị rằng chính ông Dương Cường đã ra tay để trả thù việc bà Thu Hà bỏ đi lấy người khác, gây cho ông chồng bà đau khổ! Hồn người kia dưới Suối Vàng sẽ luôn nghĩ rằng bà ta bị tình nhân sát hại. Và nếu có trả thù thì chắc chắn họ cũng chỉ tìm chồng bà để trả thù mà thôi!”



Buông lá thư xuống, Lý chỉ kịp kêu lên mấy tiếng rồi gục xuống.