Chương 2: Thánh tổ tiên vương, Nhất bào bách noãn. Sinh hạ bách thần, Khai quốc an dân.
Tương truyền ở quận Cao Bình, có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con cái.
Hai ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Lại đi cầu khấn chùa chiền khắp nơi, cầu sao cho sanh được quý tử. Quả nhiên trời không phụ lòng người, Thạch bà thụ thai ba năm, rồi sinh một con trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Thạch Sanh.
Khi Thạch Sanh mới chào đời, trời sinh dị tượng. Bầu trời xuất hiện kim sắc, tiếng sấm rền vang vọng trời cao.
Lúc bấy giờ có Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh cùng Đồ Sơn Thuỷ Thánh, đang đi dạo trên vừng mây, bỗng thấy luồng hào quang phía dưới bắn lên, sáng toả cả vùng trời.
Tam Vị Tản Viên Sơn thánh gồm ba vị tiên hiền, từng phò tá Hùng Vương đánh bại giặc ngoại xâm. Nên khi mất, chân linh bay về trời được Thần Long Thánh Mẫu (Mẹ của Lạc Long Quân) phong tước thần. Cai quản mấy dãy núi vùng Ba Vì, Sơn Tây.
Còn Đồ Sơn Thuỷ Thánh là tiên nhân ở động Gia Ninh, Phong Châu.
Thấy đạo hào quang ấy, một vị gọi là Cao Sơn nói:
- Nay số nhà Ngô sắp tận, hùng cứ khắp nơi b·ạo l·oạn. Đứa bé này mới sinh ra trời ban dị tượng. Sau này ắt hẳn sau này làm nên vị tướng. Chúng mình trước phò vua Hùng dựng nước, cốt là yên lành xã tắc, nay thế loạn sắp nổi lên chẳng lẽ không giúp đời. Vậy thì hiền huynh trước ban cho đứa nhỏ này sức lực hơn người, dời non lấp biển chẳng nói chơi.
Đồ Sơn Thuỷ Thánh, Thuỷ Tinh cũng nói:
- Đạo hữu đã nói như vậy chẳng lẽ ta lại keo kiệt. Nên ban cho đứa nhỏ này tài bơi lội dưới nước. Hễ cứ xuống nước thì như cá về biển lớn, mặc sức mà tung hoành.
Thần Sơn Quý Minh gật đầu, nói:
- Đệ chẳng có tài bơi lội như Thủy Thánh, cũng không có sức nâng sơn bổ núi như đại ca. Đệ bèn tặng đứa nhỏ này một con mắt, có thể nhìn rõ hết thảy thế gian yêu ma quỷ quái. Cũng tặng thêm tài nghệ bắn cung bách phát bách trúng.
Sơn Thánh, Sơn Tinh nghĩ hồi lâu mà không biết tặng gì, bèn nói:
- Đợi thêm mấy năm, khi đứa bé khai trí, đệ lại tặng cũng chưa muộn.
Bốn người quyết xong thì Cao Sơn, Thuỷ Tinh há miệng phun ra một ngụm chân khí nhập vào bụng của Thạch Sanh. Riêng Quý Minh thì móc một mắt bên phải của mình ra nhập vào đầu đứa nhỏ.
Bốn vị thần tiên chỉ là chân linh nên vợ chồng Thạch Ông, Thạch Bà không diện kiến được tiên dung. Chỉ thấy có ba đạo hào quang nhập vào người Thạch Sanh. Biết được đó là điềm lành, bèn quỳ xuống hướng lên trời cúng bái.
Qua được sáu tháng, Thạch Nghĩa bàn với vợ:
- Con chúng ta khi sinh, trời nảy dị tượng. Điềm báo sau này không phải phàm nhân thông thường. Quanh vùng này chỉ có Lê Lương núi Đuôi Ong là có bản lĩnh cao cường. Chúng ta ngày mai sắm lễ vật, đưa Sanh nhi đi bái vị kia làm sư. Như thế được hay chăng?
Thạch bà khen là phải. Tối hôm đó, vợ chồng hai người sửa đồ sắm lễ. Đợi đến sáng sớm liền ẵm Thạch Sanh lên đường.
Hai vợ chồng vất vả ngày đêm, cuối cùng đến trước hồ Thanh Hen. Thấy xa xa có người vừa chèo đò vừa hát, Thạch ông cao giọng hỏi:
- Xin hỏi nhà của Lê Lương núi Đuôi Ong ở đâu?”
Người chèo đò đáp vọng lại:
- Đi thêm một quãng, thấy có ngọn núi nhỏ, cao chóp vót như đuôi ong. Tiến vào nữa là thấy túp lều của Lương tướng quân đó.
Lê Lương vốn là bộ tướng dưới trướng Ngô Quyền. Sau khi Ngô Quyền băng hà thì về núi ở ẩn. Người dân xung quanh vẫn thường gọi ông là Lương tướng quân.
Thạch lão cảm tạ một tiếng rồi dẫn vợ cùng con mình đi lên. Nhưng mới đi được một quãng thì sương trắng nổi lên, che hết tầm nhìn. Rồi nghe vài tiếng lộc cộc, một lão tiều phu không biết từ đâu đi ra, xuất hiện trước mặt hai người.
Thạch ông, Thạch bà thấy lão tiều phu môi đỏ răng hồng, quả là tiên phong đạo cốt ngỡ là tiên nhân hạ phàm, bèn quỳ xuống vái lạy.
Lão già hỏi hai người:
- Các ngươi là đưa thằng bé này tới bái Lê Lương học nghệ đấy ư?
Thạch ông gật đầu đáp phải.
Lão già nói:
- Kẻ này tướng mạo kỳ tài, nhưng số đoản mệnh. Lê Lương thu nhận nó, nhưng không quản được mệnh của nó đâu.
Thạch ông cùng Thạch bà sợ lắm, quỳ gối dập đầu mà rằng:
- Xin tiên nhân giúp vợ chồng chúng con.
Lão già thở dài, đáp:
- Mệnh thiên chú định, không thể làm trái.
Nói rồi ngâm:
Kết bái huynh đệ,
Tình nghĩa kim lan.
Một đao một tiễn,
Diệt yêu trừ tà.
Phò Vua giúp nước,
Bình thiên hạ.
Trần đời tuấn kiệt,
Mấy ai hơn?
Bỏ mình vì tri kỷ,
Dũng nhân, trượng nghĩa.
Sử sách lưu tên,
Xứng danh anh hùng!
Thạch ông cùng Thạch bà chẳng hiểu gì, nhưng nghe chữ bỏ mình liền biết đó là điềm chẳng may. Liền lạy lục xin lão già nghĩ cách.
Lão già lấy trong người ra một tấm giấy vàng, đưa cho vợ chồng Thạch Nghĩa rồi nói:
- Thôi được rồi, niệm tình hai người làm nhiều việc thiện. Ta sẽ giúp một phen. Hai người đi về phía Nam tầm hai dặm, sẽ thấy một ngọn núi. Trong núi có hang, đi vào cứ lấy gậy sắt mà gõ xuống đất. Lõm chỗ nào thì đào lên, dưới đó chắc sẽ có bảo thiết. Đào được rồi thì đưa về làng Phúc Sen, nhờ thợ rèn đúc một thanh đao, lưỡi đao khắc Long Hình, cán đao vẽ Hổ Bộ. Lá bùa này thì cho vào túi đeo bên mình đứa trẻ. Khi nào gặp tai kiếp thì đốt nó lên, ta sẽ hiển linh giúp nó một phen.
Lão già này chính là Sơn Thánh Sơn Tinh biến thành.
Thạch ông, Thạch bà nghe vậy cả mừng, liền cúi đầu vái tạ. Nhưng vừa ngẩng đầu lên thì đã không thấy lão già kia đâu nữa.
Hai ông bà đi thêm một đoạn thì gặp một ngôi đền, phía ngoài đền có ông lão tóc bạc đang ngồi ngâm nga:
Thánh tổ tiên vương
Nhất bào bách noãn
Sinh hạ bách thần
Khai quốc an dân
Vạn xuân an lạc
Hai ông bà nhìn ông lão này dong nhan mười phần tương tự lão thần tiên vừa rồi, vội tiến tới bái lạy.
Ông lão đỡ hai người dậy rồi cười nói:
- Ta biết hai người đứa đứa bé này tới bái nghệ Lê Lương. Năm đó khi đứa bé này mới sinh ra được Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh, cùng Đồ Sơn Thuỷ Thánh ban phước. Ta lúc đó không biết tặng gì, đến hôm nay mới nghĩ ra được. Nãy tặng nó một đạo bùa chú nghĩ lại cũng thấy hơi phèn. Bèn tặng thêm nó một giọt chân long huyết của Thánh Tổ Tiên Vương, Lạc Long Quân. Hy vọng nó sau này thành tài giúp đỡ thương sinh.
Nói rồi lấy trong ngực ra một bình ngọc, rót chân long huyết vào miệng Thạch Sanh. Long huyết vừa vào miệng, trước ngực Thạch Sanh nổi lên một hình xăm ngũ trảo chân Long.
Thạch Ông, Thạch Bà vui mừng không xiết, vừa định nói lời cảm tạ thì một trận gió quét qua. Khung cảnh trước mắt biến đổi trở về non cao rừng xanh, nào có đền thờ chùa miếu gì đâu?
Hai người đem chuyện này kể lại với Lê Lương. Lê Lương nghe xong giật mình, nói rằng:
- Lạc Tiên Vương là thủy tổ của người Việt ta, nay tiên thần hạ phàm ban phước cho đứa nhỏ này. Nó sau này ắt hẳn bất phàm.
Nói rồi đồng ý nhận Thạch Sanh làm đệ tử, hứa là đợi khi nào đủ mười ba tuổi. Sẽ hạ sơn dạy hắn võ nghệ. Vợ chồng Thạch Nghĩa cảm tạ, để lại lễ vật rồi đi về.
Thời gian cứ thế trôi đi, khi Thạch Sanh tròn tám tuổi thì ở Cao Bình, d·ịch b·ệnh nổi lên. Thạch ông Thạch bà bệnh nặng không qua khỏi mà mất. Thạch Sanh nhờ tiên thần ban phước mà bệnh tật không vướng thân.
Lại qua năm năm, Thạch Sanh đủ mười ba tuổi. Lê Lương y lời hứa, hạ sơn dạy Thạch Sanh võ nghệ.
Thạch Sanh học ba năm thì thuộc lòng hết sáu mươi đường đao pháp Hoành Tảo Thiên Quân, cùng một bộ Phục Ma Đao. Lê Lương cũng phải tấm tắc khen là người tài.
Lại qua vài năm, khi Thạch Sanh tròn mười tám.
Một hôm, Thạch Sanh đến gặp Lê Lương, quỳ xuống mà rằng:
- Bẩm sư phụ, con nay đã tròn mười tám. Tuổi này đáng ra phải tòng quân, đánh giặc giúp nước nhà mới phải. Chứ không thể ở mãi trên núi này chăn dê chăn bò mãi được. Lòng con hướng về đất nước, xin người hiểu cho.
Lê Lương nói:
- Cha mẹ con khi đăng sơn núi Đuôi Ong thì gặp tiên nhân. Vị tiên nhân kia phán rằng con sau này mệnh đoản. Nếu xuống núi chớ có mang lòng hối hận.
Thạch Sanh đáp:
- Đại trượng phu sống ở đời đâu có thể hèn nhát mãi thế được. Con có c·hết cũng phải c·hết ở nơi sa trường. Chứ không muốn c·hết già nơi đây.
Lê Lương bật cười, khen là phải. Lát sau lấy ra một phong thơ, trao cho Thạch Sanh rồi nói:
- Thôi được rồi, mệnh thiên đã chú định, không thay đổi được. Con cầm lấy phong thơ này, đến động Hoa Lư, gặp một người tên Đinh Bộ Lĩnh. Người này với ta trước phò Tiền Ngô Vương, y thấy thơ này sẽ giúp đỡ con tận tình.
Thạch Sanh mừng rỡ cảm tạ, vội làm lễ ba quỳ chín lạy. Sau cùng trở gót đi thẳng xuống núi.