Chương 41: Dị biến (3)
Chuyện gì đang diễn ra.
Kỳ thực không phải là Nam. Mà ngay cả MịVi cũng muốn biết chuyện quái gì đang diễn ra vào lúc này.
Vì chỉ mới nãy thôi, thiếu nữ người mèo còn đang quạu quọ vì chuyện của A Phủ đâu.
Nàng ta kỳ thực không hiểu đấy. Rõ là ông đã cho đi, rồi càng rõ hơn nữa là nàng ta luôn chắc trong đầu rằng ông cha không thể lần theo dấu vết của mình được.
Còn sự thật thì tựa như một giấc mộng, nó hạnh phúc, tuyệt vời biết bao khi mà Mỵ đã lần theo được dấu vết của một con dê rừng. Để rồi, tựa như một giấc chiêm bao mà ta mỗi khi thức dậy đều phải tiếc hùi hụi.
Mị chưa tìm được dê rừng, A Phủ đã tìm được Mị.
Lúc đó, thiếu nữ người mèo phảng phất như mình hít phải khí độc gây ảo giác cực mạnh, nhất quyết phải bấm móng tay vào thịt hai cái rõ mạnh mới tin được cái chuyện vô lý đó.
Dù rằng chính nàng ta cũng lờ mờ nhận ra hai con chim khốn kh·iếp đang đậu trên vai cha mình là h·ung t·hủ của một sự phản bội hung tàn đến thế, ác độc đến thế.
Nhưng nàng không hỏi A Phủ. Cũng không phân bua điều gì với cha mình.
Nó không phải là do người cha người mèo này có cái oai nghiêm gì. Vì khi Mỵ biết đến thời gian là gì thì nàng ta chưa bao giờ thấy A Phủ mắng chửi mình cái gì cả.
Thế nên Mị chưa bao giờ là một cô gái ngoan. Có những chuyện sai mà nàng ta khi lớn mới chịu nhận, cũng có những chuyện cả đời Mỵ cũng không bao giờ cho rằng mình sai.
Giống như năm đó nàng đấm gãy mũi một thằng nhãi con, thụi vào bụng nó bốn phát khiến nó n·ôn m·ửa cả ra.
Nhưng thiếu nữ người Mèo y nguyên cảm thấy không đáng.
Nàng ta không nghĩ rằng một người đàn ông như A Phủ nên cúi đầu xin lỗi cha mẹ của một thằng khốn châm chọc rằng nhà nàng ta không có mẹ.
Năm đó Mị mười tuổi. Dù cho thằng nàng ta đấm là con ông lý trưởng, dù ngày hôm sau họ bị một đám người đuổi ra khỏi thôn làng, dù cho những hôm phải ngủ ngoài rừng sâu núi thẳm đến lạnh cóng cả người.
Thiếu nữ người Mèo chưa bao giờ cho rằng mình sai. Nhưng nàng ta lại rất ghét A Phủ vì mình mà phải xin lỗi ai đó.
Thành ra câu cửa miệng khi bé của nàng ta rất chi là dũng cảm. Không "Con làm con tự chịu. Việc gì bố phải lo." cũng là "Bố cứ để con chịu. Mãi cúi đầu thế nhục lắm bố à.".
Mà lớn khôn rồi thì Mị thôi nói. Nhưng lại mắc thêm một nỗi sợ khác, sợ khi mắc lỗi mà phải nhìn thẳng vào đôi mắt của A Phủ.
Phải, ngoài sợ cha mình nhục ra thì Mị hay là còn biết sợ cha mình buồn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là nàng ta thu cái tính của mình lại. Mà tính của Mị thì thà đổ máu chứ không đổ lệ. Hay ít nhất, Nam không bị lôi ra làm bia chắn trong chuyện này mà nàng ta thẳng thắn với A Phủ rằng mình hoàn toàn không đả động gì tới chuyện đi chung.
Rồi câu chuyện lại tiếp diễn đến khi Mị cùng A Phủ về khu tiếp tế Tam. Khi ấy, một cuộc t·ấn c·ông bất ngờ không biết từ đâu ra của một đám thú dữ. Đặc biệt là con Voi Lành khi đứng thẳng cao muốn ba mét rưỡi cùng chúng đàn em thấp bé hơn quả thật đúng là như bị điên xông tới phòng tuyến.
Còn đám vệ binh thì đơn giản là tỏ ra rất chuyên nghiệp. Mượn thời gian chúng nó chạy tới cùng đống hầm với hố bẫy cản lại. Họ đóng cổng, tập hợp, s·ơ t·án đám thợ săn còn chưa biết chuyện quái gì đang diễn ra gần như là cùng lúc.
Rồi không đợi vị chỉ huy đang ngủ trưa ngon lành của họ thức giấc. Trên tường thành đã có hai mươi tay súng hỏa điếu thương cùng hai tay súng trường bán tự động đã khạc lửa.
Chiến cuộc thì không có gì đáng nói, vì súng trường bán tự động được nắm trong tay những võ giả dễ dàng bắn thủng sọ một con thú theo cái cách đơn giản nhất. Dù nguy hiểm không phải là không có, bởi hồi cuối cuộc chiến này, khi mà khu vực phòng thủ đã tụ hơn năm chục vệ binh đang cố gắng xử lý con quái thú cao còn hơn cái tường thành xem rất kích thích.
Tuy nói, điểm trừ ở đây là thay vì dùng phần lân giáp sau lưng mình để bảo vệ khỏi đạn cùng tên thì con quái thú này như phát điên, hoặc có lẽ nó điên rồi nên mới hở phần bụng và đầu mềm mại cho tên nỏ với súng bắn liên hồi, và càng điên hơn nữa là con Voi Lành này thậm chí còn không nghĩ tới việc né tránh.
Xông lên, là việc nó làm, rồi gục trước tường thành trong những cái thở phào nhẹ nhõm của lũ người bé tí là cách nó kết thúc cuộc đời của mình siêu lãng xẹt.
Sau đó là màn truy đuổi đám tàn binh bại tướng khiến Nam sợ bắn cả người lên mà dọt. Nhưng vì hên rồi đến xui nên hắn đụng vào luôn mười con linh cẩu rừng.
Và sau đó, lão chỉ huy đội nón lá bắt đầu ra mệnh lệnh xây dựng lại cạm bẫy. Tuy nói, khả năng chỉ huy của người này không ra gì, nhưng hắn được cái hiểu nhân tình thế thái, mở miệng ra là năm đồng cho một người.
Xong thì, một truyền mười, mười truyền trăm, cuối cùng cả đàn bu ra phía ngoài cổng. Biến thành một bức tường thịt người cản lại bước chân của Nam tiên sinh chúng ta.
Dĩ nhiên, chuyện tiếp theo chính là chuyện của bây giờ.
Cũng tức là nghe Nam hỏi vậy. A Phủ nhìn hai người thợ săn kế bên mình một cái. Ông thấy được họ muốn nói rồi lại thôi, tựa như cái chân tướng của sự việc là một thứ nguyền rủa gì kinh khủng lắm vậy.
Dù bản thân cái thứ ấy rõ là khinh khủng rồi.
"Thú triều." A Phủ đáp lại một cách ngắn ngủn.
Nhưng không đợi đến Nam, hai người thợ săn kế bên nghe thế khuôn mặt cũng nhăn nhó đến tợn cho phần của Nam tiên sinh rồi.
Mà sở dĩ thế vì họ có đến tận hai nguyên do trước mắt và lâu dài để không muốn tin đấy là sự thật.
"Về còn kịp không." Người tên Bình hỏi.
A Phủ lắc đầu.
Tuy rằng, ông ta có gật đầu thì cũng chả ai tin số hàng trong kho lại có thể bán gấp được trong hôm nay.
Mà đợi tới ngày mai, bọn thương nhân nghe được cái tin này thì chả khác nào như cá mập ngửi thấy mùi máu tanh.
Chúng ấy, đã mượn thế của đám thế gia sau lưng đè giá hàng so với giá thị trường rẻ muốn gấp đôi. Giờ lại thêm vụ thú triều này nữa thì chuyện thú dữ t·ấn c·ông chưa thấy, nhưng chuyện đói c·hết thì đã rõ cả ra.
Hoặc chính xác hơn, thú triều tới là thợ săn mất rừng, và lẽ ra còn hàng để xoay sở chút đỉnh cái mồm đòi ăn giờ cũng xong.
"Mẹ nó, giờ tính sao." người thợ săn tên Lâm bực mình nói.
"Về báo tin chứ sao. Thú triều tới rồi, chạy lẹ một bước cũng so với chạy chậm một bước tốt hơn." Người tên Bình đáp.
Sau đó hắn lại nhìn Nam nói:
"Nam cháu quan phải không?."
Nam gật đầu. Hắn khi này cũng không so đo chuyện xưng hô làm gì.
"Được rồi, cháu quan về mau gọi quan lên đình gấp. Chuyện thú triều là chuyện to, cần họp với chúng trưởng lão để tính đường."
Phân công như thế. Người tên Bình lại tiếp:
"Này A Phủ, để Mị theo cháu quan về, còn chú cứ ở đây chờ người khu dân nghèo mình hợp lại, sẵn tiện làm chút gì đó lấy tiền, ít chút, nhưng đỡ hơn là không có cắc nào. Còn bọn tôi về gấp để báo, với điều người xem coi bán được gì không chứ cứ thế này c·hết toi thật."
Dứt lời, đối phương đã quay người chạy đi. Theo sau là người thợ săn tên Lâm. Cuối cùng là Nam với Mị nhìn nhau một cái, sau lại ngoái nhìn A Phủ và trông thấy cái gật đầu của ông ta rồi mới rút về khu dân nghèo.