Đệ Nhất Kiếm Vương

Chương 48: Ngọc long chân kinh




Thiên vương kiếm chủ bốn chữ đập vào mắt Thanh Sơn, tiến lại gần quan tài Thanh Sơn thấy bên trong là một thi thể vẫn còn nguyên vẹn chưa hề bị phân hủy.

Qua nắp quan tài bằng kính bên trên Thanh Sơn thấy một dáng người gầy, khoác một bộ trường sam,thân hình cao khoảng một mét bảy lăm, tay chân dài khuôn mặt hiền từ, tóc râu trắng phơ trán cao mũi hình cánh hóa hai mắt nhắm chặt miệng hơi mỉm cười siêu trần thoát tục, tiên phong đạo cốt là dáng vẻ của bậc thần tiên.

Chính chiếc quan tài băng này là vật phẩm giúp ướp thi thể của người đàn ông trong quan tài không bị phân hủy.

Thanh Sơn ngắm nhìn quan tài một lúc sau đó đưa tay lên sờ thử trên quan tài, một cảm giác âm lạnh truyền vào tay hắn làm hắn giật mình vận chuyển cửu dương hỗn nguyên công để chống lại hơi lạnh.

Hăn phát hiện ra rằng cái quan tài này không phải làm bằng một loại băng thông thường, mà đây là một loại ngọc có trong truyền thuyết, Thanh Sơn ngạc nhiên tột cùng.

Thì ra là "Băng ngọc chi tâm" Không ngờ nơi đây lại có loại ngọc trân quý như vậy. Tưởng rằng loại ngọc này chỉ có trong truyền thuyết mà thôi. không ngờ những cuốn sách kia viết đều là sự thật.

Thanh Sơn đã đọc được trong cuốn sách lúc hắn hôn mê về loại ngọc này. những dòng chữ như hiện ra lại trong đầu của hắn.

Băng ngọc chi tâm, hàn ngọc tự thân, bảo địa phân trần tích tụ ngàn năm. loại ngọc này không phải là được sinh ra từ các loại khoáng sản có sẵn trong tự nhiên, cái quý giá của nó là được tích tụ từ hơi nước trong lòng đất, làn hơi lạnh này tích tụ qua hàng ngàn năm thì mới tạo thành loại ngoạc này, mà không phải nơi nào cũng có thể tích tụ được loại ngọc này. những nơi có loại ngọc này thường là những bảo địa thiên nhiên tạo ra, và là nơi có nhiều hàn khí. và điều đặc biệt là nếu di chuyển vị trí được hàn khí nuôi dưỡng thì chất lượng của ngọc sẽ bị giảm dần theo thời gian.

Thanh Sơn còn phát hiện ra chiếc giường bằng băng bên cạnh chính là phần lòng phía trong của chiếc quan tài được lấy ra để làm thành chiếc giường, nên khi Thanh Sờn vào chiếc giường hắn mới cảm thấy hơi lạnh ở chiếc giường là kém xa chiếc quan tài.

Đứng trầm ngâm trước quan tài một lúc lâu Thanh Sơn tiến tới trước bàn thờ rồi hành lễ.

Tiền bối, đã gặp nhau ở nơi đây kể ra chũng ta cũng là những kẻ có duyên với nhau vãn bỗi xin được tạ lỗi vì đã quấy rầy đến sự an nghỉ của tiền bối, mong tiền bối rộng lượng hải hà bỏ qua cho vãn bỗi.

Nói rồi Thanh Sơn Khấu đầu năm cái làm lễ bái trước bàn thờ nhỏ. Sau khi khấu đầu cái cuối cùng kết thúc một dòng chữ hiện ra trên mặt đất hiện ra trước mắt Thanh Sơn.



Kẻ hành lễ trước bàn thờ của ta có thể sử dụng những vật phẩm mà ta để lại. nếu không hành lễ mà tự ý đụng vào bất kỳ vật gì sẽ bị vạn tiễn xuyên tâm.

Đọc xong những dòng này Thanh Sơn cảm thấy thật may mắn vì hắn đã tôn trọng một người mà đây là một người không khác gì một bậc thần tiên giữa chốn nhân gian.

Sau khi hành lễ xong Thanh Sơn tiến đến trước bàn để đồ dùng, phía trên cùng là một phong thư. vỏ của bao thư rất cũ kỹ phủ một lớp bụi mỏng.

Thanh Sơn phủi phủi lớp bụi bên ngoài sau đó mở ra phong thư, bên trong là một xếp những tờ giấy, những nét chữ cũ kỹ được viết lên những tờ giấy trông rất cổ xưa.

Mở đầu phong thư viết.

- Năm "Canh Tý" tháng chạp ngày 25. Ta đã sống ở trên ngọn núi này được ba mươi năm. Hôm nay ta cảm thấy dường như ta muốn rời khỏi thế gian này, sức khỏe đã yếu dường như là sợi chỉ treo mành, đèn đã cạn dầu. ta để lại phong thư này cho kẻ hữu duyên.

Ta tên Trần Quán Anh giang hồ vẫn thường gọi biệt danh "Thiên vương kiếm chủ" năm xưa một tay một kiếm vùng vẫy giang hồ, khiến bao kẻ thù nghe danh khiếp đảm. Nhưng đời vốn không có cái gì trọn vẹn tất cả, sau mấy chục năm vùng vẫy đánh đông dẹp bắc quan hệ tốt cả lưỡng phái hắc bạch, ta cảm thấy cuộc đời đã hết niềm vui giang hồ loạn lạc dân chúng lầm than. nhìn cơ cảnh trước mắt cảm thấy tủi hổ vậy nên ta quyết định ngao du ngoạn thủy lang bạt khắp bốn phưpng trời. Không ngờ rằng nơi đây khiến ta lưu luyến không rời nên đành ở lại nơi đây, và hơn ba mươi năm trôi qua đây là những dòng cuối cùng ta lưu lại.

Nơi đây chính là một bảo địa, cảnh sắc hùng vỹ nhưng cũng rất nên thơ, ngoài cửa động là "huyết ngọc quả" sai tríu bốn mùa còn trong này là "băng ngọc chi tâm" đều là những vật vô cùng trân quý chỉ có hữu duyên mà không thể cưỡng cầu. Sống ở một nơi như vậy không ai muốn rời xa.

Cũng tại nơi đây ta đã nghiên cứu và hoàn thiện bộ kiếm pháp "Ngọc Long" nếu có người có thể đến được nơi đây là kẻ hữu duyên, mà đã hữu duyên thì có thể luyện thành bộ kiếm pháp này.

Còn nếu như không ai có thể đến được nơi đây thì cũng đành để thời gian sẽ xóa hết những vết dấu in hằn nơi đây.

Thanh Sơn tiếp tục đọc cho đến hết bức thư xong đó hắn lại cho vào bao thư rồi cầm lấy quyển sách tiếp trên bìa sách đã ố vàng có ghi dòng chữ.

Ngọc long chân kinh