Hoa Nguyên

Chương 13




Uy Nhuy Viện cửa chính đóng chặt, một mình Tường Nhi đứng canh ở cửa, vẻ mặt nghiêm túc. Tường Nhi thấy Tống Minh Hoa thì vui sướng ra mặt. Nàng hành lễ xong liền vẻ mặt gấp gáp nói.

"Tiểu thư, Bát công tử vừa đến, đang đợi tiểu thư ở bên trong."

Tống Minh Hoa còn đang tưởng có chuyện gì đâu, hóa ra là Bát ca ca đã về nhà. Nàng đầu tiên là ra hiệu cho phía sau Tiểu Đông và Tiểu Xuân không cần đuổi kịp, sau đó xách váy liền chạy vào bên trong.

Uy Nhuy Viện cảnh vật so với mọi ngày không có gì khác biệt. Vẫn là cái xích đu không ai dùng lặng lẽ nằm ở dưới gốc cây nở đầy hoa. Vẫn là cây đào đỏ rực lòe loẹt. Vẫn là những hòn núi giả rêu phong phủ kín. Chỉ có một khác biệt duy nhất, chính là một thiếu niên một thân lam y thêu chỉ bạc đang đứng cho cá trong hồ nhỏ ăn.

Tống Minh Hoa chỉ cảm thấy không thể tượng được kinh ngạc cùng vui sướng. Nàng chạy lại, vỗ một phát vào vai thiếu niên, trong giọng nói ẩn tàng vui vẻ nói.

"Ca, ngươi không phải bốn ngày nữa mới được nghỉ sao?"

Bát ca ca Tống Thế Dương, người thân thiết với Tống Minh Hoa hơn cả Đại ca ca Tống Thế Anh của nàng.

Bát ca ca Tống Thế Dương là nhi tử của Xuân di nương. Dựa theo logic không muốn cùng những người liên quan đến Xuân di nương nói chuyện và trở nên thân thiết của Tống Minh Hoa, mối quan hệ của nàng với thứ ca thứ tỷ sinh ra từ bụng Xuân di nương, có thể nói là vô cùng ngượng ngùng và xa lạ. Nhưng không. Giống như tất cả những điều xảy ra có quy luật đều có tồn tại phản quy luật, Tống Thế Dương là dị loại trong quy luật của Tống Minh Hoa. Quá trình để mà hai con người vốn dĩ nên xa lạ khách khí lại trở nên thân mật khăng khít, kì thực cũng rất nhấp nhô trập trùng.



Chuyện này là do Thôi ma ma kể lại cho Tống Minh Hoa, phải từ Tống Thế Dương nói lên.

Tống Thế Dương từ nhỏ đã ốm yếu bệnh tật do bị sinh non, ta tạm không bàn đến chuyện vì sao Xuân di nương lại bị sinh non. Diệp phu nhân đã không hề so đo chuyện cũ với Xuân di nương, cố gắng hết sức chăm nom dưỡng dục hắn. Khi Tống Thế Dương tròn một tuổi rưỡi, đột nhiên bị thầy thuốc vốn dĩ đang chữa tốt chẩn đoán bệnh chuyển biến xấu không thể cứu vãn nữa. Nhà bọn họ khi đó còn chưa chuyển đến Trường An Thành, còn đang định cư ở chủ thành của Giang Châu. Ông thầy thuốc đó là thầy thuốc tốt nhất Giang Châu lúc bấy giờ, cũng là ông thầy thuốc thứ hai mươi lăm được Tống gia mời tới, có thể nói bệnh tình của Bát ca ca khi đó đã vô cùng nguy ngập.

Ở thời cổ đại, khi ở trong nhà có người bệnh nặng đến mức dường như không thể chữa khỏi, cũng chỉ có một vài phương pháp được lưu truyền có thể áp dụng: một là xung hỉ, hai là tìm sư thầy hoặc lão đạo sĩ có danh tiếng có đạo hạnh, ba là lại tiếp tục đi tìm thầy thuốc khác ở kinh thành. Tống gia bàn đi bàn lại, cuối cùng chọn làm cái thứ hai đầu tiên: tìm sư thầy. Rốt cuộc hai cái còn lại vừa phức tạp vừa có độ khó khăn hơn cả, sư thầy lại ở ngay trong Giang Châu, vừa tiện lợi vừa đúng lúc.

Giang Châu khi đó có một ngôi chùa nổi tiếng gọi là chùa Tĩnh Như. Chùa Tĩnh Như tuy rằng bối cảnh đơn sơ chút, không được như ngôi chùa lớn nhất Dương quốc chùa Vô Cực nguy nga tráng lệ, tăng lữ tấp nập, sâm nghiêm khí phái, nhưng thắng ở trong chùa cảnh trí thanh nhã cao khiết, diện tích rộng rãi thoáng mát. Sư thầy Trụ trì của chùa có nhân phẩm cao đẹp, các vị sư thầy cùng sư cô khác trong chùa cũng là đồng dạng nhân phẩm không thể bắt bẻ. Sở dĩ có thể nhận xét như vậy là bởi bọn họ nhiều lần quyên tặng cho dân nghèo đồ ăn cùng lương thực, lại cưu mang trẻ mồ côi ở khắp mọi nơi, cơ hồ là có bao nhiêu tiền hương khói dùng hết để mà làm việc thiện, chính mình lại cần mẫn làm ruộng làm thuê kiếm ăn. Mỗi lần làm việc thiện tuy rằng có số lượng đều không nhiều lắm vì chùa vốn dĩ có quy mô nhỏ lại không bao giờ chịu nhận quá nhiều tiền phúng viếng, nhưng cũng là quanh năm làm việc thiện, hết đợt này lại đến đợt nọ. Trụ trì sư thầy của chùa Tĩnh Như năm đó vừa tròn sáu mươi tuổi, tạm gọi tắt là Lăng Như đại sư.

Lăng Như đại sư có dáng người gầy yếu nhưng mặt mũi sáng sủa minh mẫn, từng có vài lần bói toán cứu người. Hắn có đặt ra một quy củ riêng dán ở cửa chùa, rằng nếu có duyên thì mới có thể giúp đỡ bói toán đoán mệnh giải trừ tai nạn, không lấy tiền, chỉ cần người được giúp đỡ chịu bỏ một số tiền ra để giúp đỡ người nghèo khổ là được. Trong và ngoài thành, cũng từng có nhiều nhà quyền quý muốn hắn ra tay tương trợ. Chỉ có một vài nhà thành công mời được, còn lại đều bị từ chối. Những nhà mời được thành công thì hết sức cảm tạ hắn cứu giúp, những nhà bị từ chối tuy rằng rất tức giận, nhưng khi muốn trả thù vào người thì hết những nhà mời được ngáng chân lại đến chính Lăng Như đại sư cũng có võ công cao cường, sư thầy sư cô trong chùa, tổng cộng mười người ai nấy đều là có võ nghệ bàng thân, ai đánh chết ai còn chưa biết. Muốn đập phá bôi nhọ vu oan danh dự chùa thì hết bị những thế lực bên trên ngăn cản lại đến người dân trong Châu cùng những người nghèo khổ từng được chùa Tĩnh Như giúp đỡ bảo vệ và dập tắt. Cuối cùng những nhà quyền quý đó cũng chán nản từ bỏ, Lăng Như đại sư cũng vẫn như cũ sống khỏe mạnh béo tốt.

Tuy rằng Lăng Như đại sư không nói rõ yêu cầu giới hạn đối tượng có thể nhận được trợ giúp, nhưng kì thực đa số đối tượng được hắn giúp cũng có một điểm chung là nhân phẩm không có điểm đen. Tống gia gia chủ Tống Phong lão cha vừa vặn cũng coi như là làm quan thanh liêm, người cũng có nhân cách không tệ. Chỉ có một nỗi lo duy nhất là Xuân di nương có vẻ không giống người có phẩm hạnh cao đẹp cho lắm, nhưng người cần được giúp cũng không phải nàng, là con của nàng cơ mà. Tống lão thái thái nhất trí cho rằng khả năng Tống gia mời được Lăng Như đại sư là rất lớn. Nhưng bọn họ vẫn là bàn nhau tìm thêm thầy thuốc ở kinh thành, đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Kế hoạch đề ra xong xuôi, chỉ còn cần người chấp hành.