Hoa Nguyên

Chương 14




Chùa Tĩnh Như cũng không phải là rất thường tỏ vẻ bí hiểm. Nó nằm ngay ở trong huyện Thanh Mai, dưới chân núi Phụng Sơn. Tống Phong lão cha đem theo người hầu cưỡi ngựa đến chùa, lại cực kỳ thuận lợi mà vào bên trong gặp Lăng Như đại sư, nói ra yêu cầu của mình.

Lăng Như đại sư đã đồng ý.

Sau đó cũng không cần làm lễ chào đón gì long trọng, nhân mệnh quan thiên, Lăng Như đại sư sợ rằng hắn chậm một bước thì Tống Thế Dương đi đời nhà ma mất, ngay lập tức bỏ xuống công việc đang làm, cưỡi lừa của mình chạy theo đoàn người Tống Phong lão cha về Tống phủ.

Lăng Như đại sư cùng Tống Phong lão cha kẻ cưỡi ngựa kẻ phi lừa chạy về Tống phủ. Sau một hồi tiếp đón chào mừng trọng thị nhưng không tốn thì giờ, Lăng Như đại sư chính thức đi vào chẩn đoán mệnh kiếp cho Tống Thế Dương. Đến đoạn này, Thôi ma ma dùng vẻ mặt và ngữ điệu vừa tôn kính vừa kinh sợ thuật lại toàn bộ sự việc. Bà thấy Lăng Như đại sư đầu tiên là nhìn ngắm Tống Thế Dương, sau đó dùng một bàn tay năm ngón bấm bấm tính toán gì đó. Toàn bộ quá trình đó, Lăng Như đại sư hai mắt đăm đăm, vẻ mặt nghiêm túc. Hắn rất nhanh đã cho ra kết quả.

Lăng Như đại sư nói rằng Phi Uyển Các của Xuân di nương (lúc đó nhà bọn họ tuy chưa chuyển đến Trường An Thành, nhưng tên viện của mỗi người vẫn giữ nguyên như bây giờ) cùng Tống Thế Dương bát tự không hợp, thậm chí còn xung đột lẫn nhau, thêm vào nữa là xung quanh có người lén lút hại Tống Thế Dương, vậy nên bệnh tình của hắn mới không giảm phản tăng như vậy. Để chữa khỏi vĩnh viễn cho Tống Thế Dương, chỉ cần chuyển hắn đến nơi có phong thủy hợp với bát tự của hắn là Hương Như Viện, lại cho hắn cùng cái thai trong bụng Diệp phu nhân sống cùng nhau đến hết năm bảy tuổi, chăm chỉ uống thuốc hằng ngày là được. Cái thai trong bụng của Diệp phu nhân khi đó là nàng Tống Minh Hoa. Lăng Như đại sư trước mặt bao nhiêu người ở Tống gia chắc như đinh đóng cột nói ra ngày giờ tháng mà Tống Minh Hoa sẽ chào đời, lại nói thêm bát tự này cùng bát tự của Tống Thế Dương là chuẩn phù trợ lẫn nhau (nhân tiện nói thêm, từ đầu tới cuối căn bản không có ai nói cho Lăng Như đại sư bát tự sinh thần của Tống Thế Dương, là hắn tự động tính ra, đúng không sai một tí nào), hai đứa nhỏ sống với nhau vừa có thể tiêu trừ lẫn nhau ốm đau bệnh tật, còn có lợi cho cuộc sống số vận sau này, trăm lợi vô hại.

Lăng Như đại sư toàn bộ quá trình vừa tính ra vừa nói xong chỉ tốn một phần chín nén nhang (một nén nhang cháy hết tốn bốn mươi lăm phút), tức là hắn chỉ dùng năm phút tất cả để xong việc. Sau khi nói xong, Lăng Như không màng sự tiếp đón có thể nói là cực kỳ tôn kính của ba vị nắm giữ địa vị cao nhất Tống gia khi đó, tức là Tống Phong lão cha Tống lão thái thái Diệp phu nhân, nói rằng mình còn đang bận cày ruộng cho mùa vụ mới, xin phép cáo lui luôn, còn không quên nhắc Tống Phong lão cha bỏ tiền làm từ thiện. Tống Phong lão cha đương nhiên vội vàng đầy miệng đồng ý, lại đích thân cưỡi ngựa tiễn Lăng Như đại sư về tận chùa Tĩnh Như.

Còn lại cả một nhóm nữ quyến của Tống gia. Tống lão thái thái và Diệp phu nhân vốn dĩ tin Phật, nay càng thêm sùng đạo hơn. Các nàng tuy rằng đã nghe qua nhiều sự tích về Lăng Như đại sư, nhưng trăm nghe không bằng một thấy, hiện tại cũng đã coi như viên mãn lòng tin. Tống lão thái thái nói Diệp phu nhân chăm sóc cho Tống Thế Dương thật tốt rồi đi về Thọ Khang Viện. Diệp phu nhân cũng không màng Xuân di nương vẻ mặt tái nhợt mất mát, ngay lập tức đem Tống Thế Dương về Hương Như Viện nuôi nấng. Vốn dĩ đại phu nhân có toàn quyền quyết định số mệnh của con cái trong nhà, nhận nuôi một thứ tử, trừ việc Xuân di nương không thể cùng con trai bồi dưỡng tình cảm ra, với tính cách và nhân phẩm của Diệp phu nhân cộng thêm chuyện hắn sẽ cùng sống với cái thai trong bụng Diệp phu nhân, tương lai Tống Thế Dương hẳn là sẽ có chỗ dựa, chuyện này rõ ràng toàn cái lợi mà không có cái hại. Xuân di nương cũng biết nặng nhẹ, tuy rằng nàng rất không tình nguyện, vẫn là không dám kêu gào la lối đòi lại Tống Thế Dương. Chỉ là nàng xưa nay thông thạo tính kế, mấy ngày hôm sau còn tỏ vẻ yếu đuối đau lòng các kiểu để moi tiền và sự thương xót của Tống Phong lão cha. Tống lão thái thái từ lâu đã không quản hậu viện, Diệp phu nhân coi như không thấy, chỉ có Thẩm di nương và Lộ di nương là ngấm ngầm khó chịu.

Lại nói đến chuyện Tống Thế Dương chuyển đến Hương Như Viện. Diệp phu nhân cho hắn ở phòng rộng rãi nhất Hương Như Viện, ăn uống tiêu tiểu đãi ngộ y hệt con ruột của mình. Nói thật lòng thì (đây không phải là lời Thôi ma ma đặc biệt kể lại thêm, Tống Minh Hoa đoán), Diệp phu nhân cũng không phải rất rất thích Tống Thế Dương, trừ bản năng giáo dưỡng vốn có, nàng rất có khả năng là tính toán bồi dưỡng Tống Thế Dương để cho hắn cùng bầu bạn với Tống Minh Hoa. Bằng chứng rõ ràng nhất cho sự không để tâm này là mãi đến khi Tống Minh Hoa chào đời được hai tuần, Diệp phu nhân mới tóm được thủ phạm vẫn luôn âm thầm hãm hại Tống Thế Dương. Người này là một nha hoàn nhị đẳng trong Hương Như Viện, tương đối thông thạo y lý, năm xưa từng có thù oán sâu nặng với Xuân di nương (nghe Thôi ma ma kể, hình như cũng là tranh giành tình lang), nay thấy mình như cũ là phận nha hoàn thấp cổ bé họng mà Xuân di nương lại đã có địa vị không tầm thường, không cam lòng trả thù lên Tống Thế Dương. Nha hoàn này thủ pháp cẩn thận tinh vi, từ khi Tống Thế Dương chuyển đến Hương Như Viện có nghỉ một thời gian, sau lại thấy chuyện đã êm êm liền tiếp tục lén lút kín đáo bày trò hãm hại. Khả năng lần này bát tự thế mà thực sự có tác dụng, cũng có thể là do Tống Thế Dương đã được tẩm bổ quá kĩ mà kẻ hạ độc lần này lại không dám quá mức lộ liễu như những lần trước, bệnh tật của Tống Thế Dương cũng chỉ nặng thêm một chút, Diệp phu nhân còn bắt được nha hoàn chuyên hãm hại hắn kia, nghiêm khắc xử trí. Đến tận đây, Tống Thế Dương rốt cuộc xem như yên ổn dưỡng bệnh, yên tâm lớn lên.