Chương 8: Một con đường khác ra sông
Trời đã sẩm tối, khi về đến nhà, Vương không thấy ông của mình đâu, cậu tìm quanh vườn, trong nhà không có gì thay đổi, bếp lửa không hề ấm điều này chứng tỏ trưa nay ông Quy không có nhà, ông cũng không thổi cơm. Vương quyết định ngồi đục đẽo tiếp những món đồ chơi của cậu và chờ ông về. Đã quá giờ ăn tối, mặt trời lặn mất tăm, Vương thắp ngọn đèn dầu rồi gác lại chuyện mấy cái nỏ, cậu vào trong bếp, đóm lửa, rồi đặt nồi nước để luộc mấy củ khoai với mấy quả trứng. Nửa canh giờ sau, trời đã tối hẳn nhưng vẫn chưa thấy ông nội về và Vương bắt đầu sốt ruột, cậu quyết định sẽ đi tìm.
Suy nghĩ đầu tiên của Vương để đi tìm ông đó là chạy thẳng đến chỗ ông quân gác. Gần đây ông Quân là người thân thiết nhất với ông Quy và nếu là để vào trong làng tìm thì cậu cũng không nghĩ được nên tìm ông ở đâu. Ngay khi đến vọng gác, từ phía xa, Vương đã nhìn thấy bóng dáng hai người đàn ông đã lớn tuổi. “Ông Quy kia rồi” Ông đang ngồi nói chuyện với ông Quân ở dưới chân vọng gác, cậu quyết định không tiến lại gần, hẳn là có chuyện gì quan trọng nên ông mới về muộn như thế này. Trên tay ông cầm một con thỏ, vài con cá, Vương không nghe rõ ông Quy và ông Quân nói gì, chỉ thấy rằng họ nói rất nhỏ và nét mặt có vẻ trầm ngâm ưu phiền. Ông Quy bỗng nhiên đứng dậy, nói to:
-Thôi, tôi về đây - ông Quy vươn vai - chắc thằng Vương nó đói lắm rồi, ông cầm lấy con thỏ mà nướng lên ăn, tôi và thằng cháu ăn cá là được rồi.
Ông Quân cầm lấy con thỏ rồi đặt xuống dưới chân, vỗ vào vai ông Quy rồi nói nhỏ điều gì đó, họ chia tay nhau ra về. Vương cảm thấy có điều gì đó không phải, cậu nhanh chóng lẩn vào trong bóng tối, chạy một mạch về nhà đợi ông. Ông Quy về đến nhà, trên tay cầm mấy con cá rồi gọi to, Vương giả vờ nằm trong bếp đợi khoai chín.
-Vương, làm cho ông mấy con cá, dạo này chẳng câu được gì, ông cố ngồi muộn một chút kiếm thêm vài con.
Vương giả vờ nhổm đầu dậy giống như đã nằm ở đó chờ ông đã lâu.
- Vâng, cháu luộc mấy quả trứng và mấy củ khoai rồi, ông để cháu. Mà hôm nay ông đã đi đâu mà về muộn vậy? Ông vào rừng à?
- Không, ta nói rồi mà, ta đi câu, già rồi vào rừng một mình sao được nữa, hôm nay đi học thế nào?
- Hôm nay cháu học bình thường thôi, nghề mộc cháu nắm được hết rồi, cháu đã xin mấy khúc gỗ thừa về để làm đồ chơi đây.
Nói rồi vương chỉ lên nóc bếp, một cái chong chóng xoay theo chiều gió, nó dẫn động đến một bánh răng và một cái đĩa gỗ ở dưới, trên cái đĩa là hình một con gà, phần thân trước con gà không dính liền mà được gắn bắng một con ốc, mỗi khi chong chóng quay, nó dẫn động đến con gà sẽ mổ xuống cái đĩa thóc phát ra những âm thanh … cốc ... cốc ... cốc.
- Mày lại phát minh ra cái gì thế này, đêm ông ngủ nhức đầu lắm.
- Ông yên tâm, chỉ cần ông kéo cái dây này, nó sẽ bị chặn và không quay nữa - Vương kéo một sợi dây, con gà gỗ liền ngừng cử động, âm thanh cốc cốc vui tai ấy cũng thế mà dừng lại.
- Mà ông ơi! hôm nay đội thợ săn nhà họ Trần và đội thợ săn số một họ mang về một con hổ răng kiếm rất lớn, một đàn linh cẩu đấy!
Ông Quy đang dội nước tắm ngoài giếng không giấy nổi sự ngạc nhiên.
- Hổ răng kiếm cơ à!
- Vâng, nó to lắm, to nhất từ trước đến nay, và là một con hổ còn sống. Nó phải to gấp ba bốn lần con mà ông cháu mình nhìn thấy lần vào rừng trước.
“To đến như vậy ư?”.
Ông Quy lẩm nhẩm trong miệng, ông vội lau người rồi mặc bộ áo nâu sòng mà ông vẫn thường mặc. Ông rảo bước vào trong bếp, nơi Vương đang làm mấy con cá.
-Cháu có đùa không? Một con hổ to gấp ba, bốn lần con mà lần trước ta và cháu nhìn, còn sống?
-Tại sao cháu phải đùa ông chuyện này? Ông có nhớ cái “nhà tù di động” mà ông Quân đóng không? Chính là để nhốt con hổ đó đó. Tận mắt cháu thấy, mà không, tất cả dân làng đều thấy, lúc đó có cả Kiệt nữa.
“ Không sai!” cái cũi bằng gỗ mà ông Quân đóng đó thì chỉ có thể là nhốt con hổ to lớn đó mà thôi. Chứng tỏ thằng Vương không hề đùa.
-Cháu kể cho ta, cháu còn nhìn thấy gì nữa nào?
-Đội thợ săn số một, đội thợ săn số hai, họ cùng hộ tống con vật đó về, phía sau còn dắt thêm chục con linh cẩu hôi hám nữa. Cháu nghe mọi người nói, chúng dùng để phục vụ cho lễ hội sắp tới, một màn chiến đấu với quái thú mãn nhãn.
Vương tiếp tục nấu cơm, còn ông Quy thì không nói gì nữa, ông ra ngoài, hút một hơi thuốc lào rồi ngồi chờ thằng cháu làm cá cho ông ăn. Gương mặt ông nặng trĩu như đang giấu diếm một điều gì đó. Một lúc sau, ông Quy ngồi dậy, cất cây cung, cần câu và cả mấy cây giáo vào góc bếp, rồi ngồi xuống cùng nướng cá và ăn khoai với Vương. Vương cố gắng lái câu chuyện của hai ông cháu, cậu lại hỏi:
- Sao ông không vào rừng săn thỏ cho cháu.
- Ta đã bảo là hôm nay ta đi câu mà, móc đâu ra thỏ, cháu lo học nghề cho tốt đi, từ nay cũng nên hạn chế vào rừng thôi, dạo này quái thú xuất hiện nhiều, ta cũng không muốn cháu bị phát hiện vào rừng trái phép.
Vương hiểu ông đang có chuyện gì muốn giấu cậu và không nói gì nữa. Vậy là đã rõ ràng, hôm nay ông vào rừng làm gì đó mà không muốn cho cậu biết, trên đường về ông đã bắt mấy con cá và đó là lý do ông đã cho ông Quân con thỏ mà mình săn được. Ông Quy ăn xong rồi đi ra ngoài sân, như một thói quen khó bỏ, ông bắn một bi thuốc lào dài, trầm ngâm, Vương ở lại dọn dẹp, cậu sờ lên đống cung tên và giáo của ông, mất một cây giáo, mũi tên thiếu bốn cái, trên thân cá là những vết giáo đâm, vậy là ông đã dành rất nhiều thời gian ở trong rừng, việc đợi ở suối và đâm mấy con cá không hề lâu. Trên thân một cây giáo còn lại có v·ết m·áu, mới khô, vậy là ông đã có một cuộc chiến nhỏ. Với thỏ thì có lẽ những thiệt hại kia là không phải. Có lẽ là sói vàng, báo hoa, hoặc một con lợn rừng cụt đuôi cỡ lớn nào đó.
Sáng hôm sau, như mọi lần, ông Quy đều dậy trước, ông sửa soạn ít khoai, sắn hoặc cơm lam, rồi ra vườn đào đào, bới bới, trồng rau, có hôm thì ông ngồi vót tên, có hôm ông chẻ củi. Vương lúc nào cũng dậy muộn, đến giờ là cậu bật dậy, ngái ngủ rồi cầm củ khoai co cẳng đến nhà ông Tuấn.
-Chào ông, cháu đi đây, chiều cháu lại về!
Ông Quy vẫy tay chào Vương rồi lại hỳ hục làm vườn, một lúc, khi Vương đã đi được một đoạn xa, ông để lại cuốc và vào trong nhà, sửa soạn đồ nghề để đi đâu đó.
Vương chạy một mạch đến nhà ông Tuấn. Khi ấy, ông Tuấn đang ngồi uống nước chè ngoài sân. Nhìn thấy Vương, ông Tuấn gọi ngay:
- Vương đấy à, hôm nay nhiều việc đấy, chúng ta sẽ làm sớm nhé.
- Không, cháu xin lỗi nhưng hôm nay cháu có một việc rất quan trọng, cháu xin nghỉ một hôm, cho cháu gặp Kiệt.
- Kiệt nó ở…
Chẳng đợi ông Tuấn nói hết câu, Vương đã phi vào sân sau, dáng vẻ hối hả của cậu khiến ông Tuấn không khỏi băn khoăn. Quả nhiên Kiệt đang ở đó, vẫn như mọi khi, Kiệt đang tập luyện giáo, có lẽ cậu cũng nóng lòng chuẩn bị cho cuộc so tài sắp tới.
- Kiệt, đi với tớ, tớ cảm thấy có chuyện không ổn?
- Sao thế? Bình tĩnh nói xem nào.
- Nói nhanh nhé, dạo này tớ phát hiện ra ông tớ vẫn một mình vào rừng, nhưng hoàn toàn giấu và nói dối tớ, hôm qua ông về rõ ràng là không phải đi săn, mà ông đang làm điều gì đó.
- Cậu chắc chứ, và cậu gọi tớ làm gì?
- Đi cùng tớ, bám theo ông, tớ lo cho ông, ông không đi nhanh được đâu, mình đuổi theo vẫn kịp.
Chỉ cần biết là được vào rừng, Kiệt khá thích thú và gật đầu ngay, rồi cậu vào trong nhà lấy giáo, cung tên, những đồ đạc lặt vặt của mình, Vương chạy về nhà của mình trước để lấy nỏ, cung và giáo, cậu không quên cầm theo vài củ khoai nướng của mình. Ngay sau đó, Kiệt cũng đã đến. Nhưng bất ngờ hơn, Hùng cũng đi cùng với Kiệt.
- Hai cậu đi đâu vậy?
Việc xuất hiện đột ngột của Hùng khiến Vương tỏ ra hơi khó chịu, dù sao chuyện này cũng chỉ có Kiệt và Vương được biết.
- Việc của tớ, không liên quan gì đến cậu? - Vương đáp!
- Nhưng cậu đã lôi kéo theo Kiệt, mặc dù hôm nay tớ đã hẹn với Kiệt trước.
- Thôi, cậu làm gì thì làm, đừng cản chân tớ, tớ đang rất vội.
- Các cậu muốn vào rừng ư?
Chỉ ngay sau khi Kiệt ra khỏi nhà thì Hùng đến, ông Tuấn đã cho Hùng biết là Kiệt đi với Vương nên Hùng đã tìm đến đây. Nhìn cung tên, giáo, cơm lam, khoai, trên người của Vương khó lòng mà nói dối lúc này được, cậu đành lòng phải nói ra với Hùng. Câu chuyện khiến Hùng đủ sức tò mò, và rồi Hùng đồng ý đi với họ tất nhiên là với một điều kiện là Hùng phải hứa tuyệt đối giữ bí mật. Ba chàng trai nhanh chân chạy ra hướng con sông, nơi mà Vương vẫn nghĩ rằng sẽ gặp ông Quân gác ở đó.
Nhưng không phải ông Quân, mà người đang ở vọng gác lại là một người đàn ông khác, anh ta trẻ hơn. Nhìn từ xa, Kiệt và Vương tròn xoe mắt, “ông Quân đâu rồi? và cả ông của mình nữa? họ đã đi đâu, rõ ràng, Vương chắc chắn một điều là ông chỉ có thể đi vào rừng hướng này, và những lần khác, họ chỉ đi hướng này mà thôi”. Vương bỏ lại cung tên và giáo ở một bủi cỏ phía xa, một mình cậu tiến lại gần vọng gác.
- Anh lính, anh có nhìn thấy ông của em đâu không? Ông Quy, nhà ở đình Tây? – Vương ấp úng hỏi người lính gác trẻ lạ mặt.
- Không thấy! Sang kia hỏi xem.
- Thế cho em hỏi, ông Quân đâu ạ? Mọi hôm ông Quân vẫn gác ở vọng này ạ?
- Cái này ta cũng không biết, từ nay trở đi ta được phân công gác ở đây, còn ông Quân đi đâu ta không rõ.
Ba đứa bỏ đi, Vương chạy đến nhà ông Quân hỏi nhưng chỉ có vợ ông ấy ở nhà, bà vợ cũng không biết ông Quân đâu, sáng nay ông ấy đi và chỉ nói là gác ở một chỗ khác mà thôi. Vương có vẻ hối hả hơn, “ông mình đi đâu được nhỉ? Nếu ông Quân không ở đây thì làm sao ông có thể vào rừng được”
Kiệt trấn tĩnh Vương lại rồi hỏi:
- Cậu còn biết con đường tắt nào khác ra sông không?
- Tớ không, đây là con đường duy nhất, tớ chưa từng đi đường nào khác.
Hùng cắt ngang lời:
-Các cậu muốn vào rừng ư? Việc này tớ có thể giúp.
Vương ngạc nhiên, cứ tưởng trong đám thanh niên trong làng, chỉ có Vương mới được ông dẫn vào trong rừng khám phá, đám thanh niên khác toàn lũ đầu to, ở nhà học cái chữ với bắn cung, luyện giáo, làm sao biết được con hổ con voi nó to tròn méo mó như thế nào. Hùng quyết định sẽ dẫn đường cho Vương và Kiệt đi, họ đi theo một lối đi khác, nơi này người gác chính là người trong dòng họ Trần, có vẻ như vai vế thấp hơn Hùng nên khi Hùng đi qua, thậm trí cậu chỉ cần chào bằng một cái gật đầu, mà chính người gác lại phải chào cậu. Lối đi kéo xuống một con hầm dọc theo con mương, đi dưới đây thì không phải ngụy trang nữa, vì cỏ đã cao đến hơn cả đầu người rồi và con mương được xây bằng gạch làm khá kiên cố và sạch sẽ. Vương khá bất ngờ, cậu cho rằng mình đã đi chu du khám phá hết cả ngôi làng lẫn trong rừng, nhưng hóa ra không phải, có những người vẫn âm thầm, hợp pháp hoặc không hợp pháp hàng ngày cùng cậu vào rừng, cách này hay cách khác. Có lẽ đến đoạn này thì Hùng lên mặt được so với Vương rồi.
- Con đường này sẽ kéo dài ra bờ sông, nếu trời mưa nó sẽ ngập nước, nhưng để ra được con sông thì không thành vấn đề gì cả, tớ đã vài lần vào rừng rồi, từ cổng của đội thợ săn số hai, ở đây nữa, không nhiều nhưng cũng đủ để gặp một số loài thú dữ.
- Con đường này ai làm thế?
- Mương nước dẫn đến khu ruộng của dòng họ Trần, thực ra đội thợ săn của chúng tôi có thể ra vào tự do trong khu rừng, chỉ cần thông báo với tướng quân một câu, tuy nhiên chúng tôi vẫn có cách này. Lối đi này rất ít dùng, chỉ dùng khi muốn vào khu rừng phía Bắc, lãnh thổ của đội thợ săn số một mà thôi.
Ba người đi tiếp, thì đến được bờ sông Quế, sông chỗ này nước sâu hơn, chảy siết hơn khúc sông mà ông cháu nhà Vương vẫn hay đến, chỗ này không thể câu cá. Họ men theo bờ sông tiến lên phía thượng nguồn. Lần thứ hai Kiệt được ra đến đây, con sông Quế quanh co chạy ra từ thung lũng giữa hai ngọn núi cao hùng vĩ khiến Kiệt không thể rời mắt, nước sông có màu xanh đặc trưng của tảo và khoáng chất trong những khe núi. Càng lên cao, Kiệt càng nhìn thấy nhiều những con suối nhỏ chạy ra, còn dòng sông chính thì càng bé lại, nông hơn, Kiệt có thể nhìn thấy tận đáy sông vì nước rất trong. Họ tiếp tục men theo những bờ cỏ và những hòn cuội to bằng tảng đá. Bỗng nhiên Hùng đi chậm lại khi nhìn thấy bóng dáng phía xa, một người đàn ông đang ngồi câu cá, dáng vẻ lom khom giống như một ông già.
-Này, kia có phải ông của cậu không? – Hùng nép mình vào bụi cỏ, chỉ tay về phía trước.
Kiệt và Vương ngước lên hướng đôi mắt về phía xa, một ông cụ, dáng vẻ nhìn rất giống ông Quy đang ngồi câu cá, Vương tiến lại gần hơn một chút thì nhìn thấy đúng bộ quần áo của ông, chiếc áo choàng xanh có mũ lụp xụp, nhìn ở khoảng cách này, và phía này, tuy không nhìn thấy rõ mặt nhưng cũng đủ làm Vương thở phào nhẹ nhõm:
- Chắc là ông tớ đó. Hóa ra ông đi câu thật ư?
- Có chắc chắn là ông không? Và ông cậu hay ngồi chỗ đó?
- Dáng vẻ và quần áo thì đúng là của ông tớ rồi, cả cái cần câu.
- Vậy chúng ta lên gặp ông thôi …. Kiệt nói với Vương.
- Không! Tớ không muốn ông biết tớ trốn học, tớ vẫn đang thắc mắc sao ông có thể vào được cánh rừng khi ông Quân không còn gác ở đó nữa, và ông sẽ về bằng cách nào?
Hùng nói:
-Ông cậu đã hơn sáu mươi tuổi, có đến hàng chục năm làm thợ săn, tớ nghĩ chắn chắn ông cậu còn biết nhiều cách để vào khu rừng hơn chúng ta, nếu cậu không muốn gặp ông thì tớ nghĩ chúng ta nên quay về.
Vương nhìn ông một lúc, rồi cùng Hùng và Kiệt quay về, một lúc sau họ tìm lại đến con đường hầm cũ cạnh con mương, vừa đi Vương vừa nói:
-Tớ thấy rất kỳ lạ, rõ ràng hôm qua ông đã vào rừng, tớ dám chắc chắn rằng ông còn cho ông Quân con thỏ và nói dối tớ, chẳng nhẽ ông nói dối chỉ vì ông không muốn cho tớ biết là đã cho ông Quân con thỏ, tớ đâu phải người thèm ăn thịt đến thế, với lại tớ thích ăn thịt lợn rừng hơn.
Hùng mỉm cười.
- Trời đất ơi, tớ cứ tưởng có chuyện gì to tác, tớ nghĩ cậu đã suy nghĩ đúng đấy, ông đã cho ông Quân miếng thịt và nói dối cậu vì sợ cậu tiếc mà thôi.
- Cậu đừng có đùa tớ, tớ đã rất lo lắng đấy, ông có tuổi rồi, đi câu hay đi đâu một mình cũng rất nguy hiểm
Kiệt ngắt lời:
-Ông cậu còn khỏe lắm, chả phải đi với tớ và cậu, ông vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh, có điều mắt ông hơi kém một chút thôi, xa như vậy mà ông vẫn bắn vào lưng con nai đó thôi.
Kiệt nói xong, ánh mắt của Hùng khác hẳn, Hùng nghĩ chắc hẳn là họ đã vào rừng với nhau nhiều lần, vậy mà Kiệt hoàn toàn giấu không cho Hùng biết. Đi được một lúc, họ ra đến con đường lớn chỗ vọng gác của một người dòng họ Trần, như thường lệ, họ để cho Hùng cùng những người bạn đi qua lại một cách dễ dàng.
Về đến đầu làng, họ chia tay nhau. Ai đường nấy đi, còn Vương tiếp tục về nhà hỳ hục đục với đẽo cái nỏ của mình, cậu muốn thay đổi nó, nhược điểm thì khắc phục, ưu điểm thì cải thiện. Một cái nỏ mới gần như sắp được hoàn thiện, Vương đem ra sân bắn thử, ở một khoảng cách nhất định tầm 10 bước chân, nếu có hai chân làm giá đỡ và bình tĩnh ngắm ngắm. Vương có thể bắn trúng điểm chỉ định bé bằng đầu hạt lạc. Thành công ngoài sức mong đợi, sự chính xác của cây nỏ đã được cậu thanh niên mài dũa đến khó tin. Thay vì tay phải cầm cánh cung, phần cánh cung của chiếc nó được giá đỡ bằng hai chân tỳ mạnh xuống nền đất, hoặc không cũng được đỡ bằng tay trái trên một chiếc báng dài giúp nỏ ổn định hơn rất nhiều. Phần dây cung được căng lên từ trước, mũi tên cũng được cố định vào thân báng nỏ. Lý thuyết thì là như vậy, nhưng trong thực chiến, chẳng ai có nhiều thời gian mà thay tên như vậy. Điều làm Vương vẫn lăn tăn trong đầu, cậu đã thay cái điếu cày bằng một báng bằng gỗ, Vương gọi là thân nỏ, cánh cung cũng đc Vương làm tỷ mỉ hơn, to và dài hơn, dây cung được bện từ sợi thừng chắc nhất, mọi chi tiết được cậu làm tỷ mỉ, cẩn thận. Phần trên mũi tên Vương gắn một cái ông ngắm nhỏ, phần dưới gắn thêm hai chân bằng thân cây tre để cậu có thể vì vào một nền đá, đất nào đó phía dưới giúp cây nỏ bớt rung hơn, vững chắc hơn. “Cây nỏ này, rất thích hợp cho việc đi săn… nhưng để chiến đấu thì nó khiến ta hơi chậm”
Quả đúng là như vậy, Vương đã tính đến điểm này, có lẽ một cây nỏ và một cây cung vẫn sẽ là sự lựa chọn tối ưu của Vương trong những chuyến đi săn.
Tối hôm đó, ông Quy lại về muộn, Vương đang nấu cơm trong bếp thì ông về, cũng như hôm qua, ông lại đem về mấy con cá và hai ông cháu ngồi ăn.
- Ông lại đi câu cá đấy à?
- Ừ, hôm nay ông đi câu, cháu đi học tốt chứ.
- Dạ vâng, cháu vẫn học đều, mà ông này, mai ông đừng đi câu nữa, cháu không muốn ăn cá nữa đâu, mai ông ở nhà đi, còn mấy tuần nữa là ngày lễ giỗ tổ, thằng Kiệt và thằng Hùng tham gia so tài đấy ông ạ!
- Thế à, hai đứa đấy nó có năng khiếu, chắc sẽ được giải cao thôi, thế chúng nó thi cái gì.
- Thằng Hùng thi bắn cung, còn Kiệt thì cháu quên không hỏi, nhưng cháu đoán là bắn cung hoặc dùng giáo… cháu cũng không rõ, hai đứa đấy môn gì cũng giỏi.
- Thế sao cháu không tham gia đăng ký?
- Cháu thì có tài gì mà thi chứ
Vương cười trừ.
-Cháu mà lên thi hóa ra làm trò cười cho thiên hạ ấy, hôm ấy cháu chỉ muốn đi chơi mấy trò chơi truyền thống thôi.
Ông Quy cười, rồi xoa tay lên đầu của Vương.
-Này cháu, nếu về sau, được lựa chọn, giữa một người thợ mộc, và một người thợ săn, cháu muốn trở thành người như thế nào?
Vương đáp lại ông Quy bằng một ánh mắt đầy ngạc nhiên, thậm trí đã một lúc cậu còn chưa ngậm được miệng lại, thay vì bỗ bã, tao mày, ông nay nói Vương là thẳng khỉ, thằng nhóc, hôm nay ông lại dịu dàng và trầm tĩnh đến lạ thường.
- Ông! Sao tự dưng ông hỏi như vậy?
- Thì đó, cháu chọn đi, thợ mộc và thợ săn?
- Cháu cũng không rõ… cháu không biết… nhưng sao hôm nay, tự dưng ông lại hỏi vậy, chẳng phải vừa làm thợ mộc, rồi thi thoảng đi săn sẽ vui hơn hay sao? Ông đã uống rượu.
Nằm một lúc chưa ngủ được, Vương dậy và bước vào trong phòng, thấy ông đang cầm và ngắm cây nỏ của mình. Nhìn ngắm từng đường nét của chiếc nỏ, mượt mà và nhỏ gọn, tinh tế, nó hơn hẳn những chiếc nó mà tầng lớp thợ săn trước đã dùng. Một niềm vui gì đó hiển hiện trong đầu ông, Vương thấy ông mỉm cười, rồi đột nhiên, những gì xảy ra gần đây khiến ông có linh cảm rất lạ, ông ngước lên nhìn Vương, nói với một giọng dịu dàng, trầm và dễ nghe hơn bao giờ như thể ông đang muốn Vương nuốt hết từng câu từng chữ của ông vào trong thâm tâm vậy.
- Ta đã từng hy vọng rằng cháu sẽ trở thành một thợ săn giỏi như cha của cháu.
- Dạ! - Vương không biết nên trả lời ông ra sao.
- Và ta tin là cháu sẽ giỏi hơn cha của cháu.
- Nhưng, một thợ mộc, có thể là một thợ săn giỏi được hả ông?
- Có thể! - Ông Quy cầm cây nỏ trên tay và nói với Vương - Có thể lắm chứ, miễn là cháu phát huy được khả năng của mình.
Một sự khích lệ lạ lẫm của ông Quy, một ông già mà Vương cho rằng hay cằn nhằn, khó tính và gàn dở cũng đủ làm cậu vui vẻ mà đi ngủ.