Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 505: Tình thế nguy cấp (1)




Khai Nguyên tổng binh Mã Lâm suất lĩnh hai vạn năm nghìn quân Minh khi cách vách đá Thượng Gian còn mười dặm thì cắm trại, nơi này cách Tát Nhĩ Hử ước chừng hơn năm mươi dặm, cách nơi này năm dặm còn có bốn ngàn kỵ binh của thủ lĩnh Kim Đài Thạch, Bố Trường Cổ của Nữ Chân Diệp Hách.

Xem qua lệnh tiễn và thư của Đỗ Tùng do Mục Kính Nham trình lên, vừa cẩn thận hỏi thăm tình hình chiến đấu Tát Nhĩ Hử, Khai Nguyên tổng binh Mã Lâm nhíu chặt mày, do dự không nói. Mục Kính Nham quỳ xuống cầu xin: - Mã Tướng quân, Đỗ tổng Binh dẫn hơn hai vạn bộ kỵ chiếm cứ bãi đất, còn đang khổ cực thủ vững, nếu cho quân lập tức tiếp viện thì có thể giải vây Tát Nhĩ Hử, lộ quân Thanh Hà do Hàn Chỉ huy sứ suất lĩnh cũng có thể theo sau. Các lộ giáp công, kiến Nô tất bại, xin Mã Tướng quân lập tức phát binh!

Mã Lâm sống lâu ở Khai Nguyên, biết rõ sự lợi hại của kỵ binh Nô Nhĩ Cáp Xích. Nô Nhĩ Cáp Xích đã tập trung binh lực đối phó lộ quân của Đỗ Tùng, tất nhiên là tình thế bắt buộc, Trâu Trữ Hiền thủ vững Thanh Hà cũng chưa thể chống đỡ đến hừng đông. Lúc này y dẫn quân chạy tới Tát Nhĩ Hử, nếu Đỗ Tùng đã bị đánh tan, vậy bắc lộ quân của y sẽ chiến đấu với bộ kỵ kiến Nô đang sung mãn sĩ khí, Mã Lâm tự nghĩ khó có thể đối kháng.

Mã Lâm nói: - Đợi bổn trấn và Phan giám quân thảo luận với thủ lĩnh Diệp Hách.

Khai Nguyên binh bị đạo Thiêm sự Phan Tông Nhan nghe nói Phủ Thuận lộ Đỗ Tùng sai người đưa tin đến cầu viện, Mã Lâm lại sợ kiến Nô hung mãnh, đối với việc tiếp viện Tát Nhĩ Hử do dự không quyết.

Trong lúc này, một khắc thời giờ chính là mấy trăm tính mạng quân Minh, sớm một khắc tới Tát Nhĩ Hử có lẽ sẽ giúp lộ quân Đỗ Tùng tránh bị tận diệt. Phan Tông Nhan đến gặp Mã Lâm, chủ trương gấp rút tiếp viện, kỵ binh đi trước, bộ tốt và xe lửa trại pháo theo sau.

Tháng trước Phan Tông Nhan dâng thư lên Dương Hạo nói Mã Lâm hèn nhát, không gánh được chức lớn, nêu để Mã Lâm làm tướng thì tất bại. Yêu cầu đổi tướng không biết tại sao lại bị Mã Lâm biết, y tất nhiên xấu hổ phẫn hận, nghe vậy nói: - Phan Giám quân, nơi này cách Tát Nhĩ Hử năm mươi dặm, hơn nữa vùng núi chiếm đa số, quân ta hơn phân nửa là bộ tốt, đồ quân dụng quá nhiều, nếu lập tức khởi hành đến Tát Nhĩ Hử thì nhanh nhất cũng là sau giờ Ngọ rồi, Phan Giám quân có dám đảm bảo Đỗ Tổng binh có thể thủ vững đến lúc đó?

Không đợi Phan Tông Nhan hồi đáp, Mã Lâm lại nói: - Nếu bộ kỵ ta đường dài chạy tới Tát Nhĩ Hử, lộ quân của Đỗ Tổng binh đã bại, tướng ta mỏi mệt thì liệu có thể chiến đấu với kiến Nô đang bừng bừng sĩ khí?

Phan Tông Nhan nói: - Đỗ Tổng binh nếu có thể sai người phá vây tới đây, vậy cho thấy kiến Nô vây công có sơ hở. Hai vạn tám ngàn binh mã của Đỗ Tổng binh phần lớn đến từ Diên Tuy, Diên Tuy quân sĩ lấy cương nghị xưng chiến, hiện đang thủ vững Tát Nhĩ Hử, chủ lực không tổn thất, xa doanh đều còn, sao lại không thể thủ vững đến sau giờ Ngọ hôm nay. Vả lại quân ta có thể lệnh cho kỵ binh đi trước, kích trống nổ súng, khuếch trương thanh thế, khiến thủ quân Tát Nhĩ Hử biết bộ phận ta đến giúp, lòng quân dao động, anh dũng tử chiến, đến lúc đó trong ngoài giáp công, liền có thể đánh bại kiến Nô.

Mã Lâm cười lạnh, cho rằng quan văn Phan Tông Nhan chỉ biết lý luận suông, hoàn toàn không biết Kiến Châu Nữ Chân hung hãn. Quân bát kỳ chủ lực đều tập trung ở Tát Nhĩ Hử, vậy tổng cộng có chừng sáu vạn người đang ở đó, hai vạn tám ngàn nhân mã của Đỗ Tùng trải qua một đêm luân phiên công kích, dù không bị toàn diệt thì chỉ sợ còn lại không bao nhiêu. Bộ kỵ quân Khai Nguyên của y tổng cộng có hai vạn năm ngàn người, làm sao có thể cùng năm, sáu vạn quân bát kỳ dã chiến, y không thể mạo hiểm như vậy. Lộ quân Đỗ Tùng tan tác là chắc chắn, y chỉ cầu bảo toàn binh mã của lộ quân mình thì đã có công vô tội, bèn nói: - Phan Giám quân chớ quên Thanh Hà Trâu Tham tướng bại vong như thế nào, nếu bộ phận ta gấp rút tiến đến thì trúng gian kế của tù trưởng Nô. Theo ý ta, bộ phận ta lập tức xây dựng công sự phòng ngự tại đây, một mặt phái người liên lạc với Hàn Chỉ huy và Lưu Tổng Binh, tranh thủ hợp binh một chỗ, đây mới là kế sách tất thắng.

Phan Tông Nhan lạnh lùng nói:

  • Mã Tướng quân, Phủ Thuận quân sai người cầu viện, ngài lại án binh bất động, làm hỏng thời cơ chiến đấu khiến đồng đội thất bại, phải bị tội gì?

Phan Tông Nhan đã ra mặt, vậy Mã Lâm cũng không khách khí, lạnh lùng nói: - Phan đại nhân, nếu ta nghe theo ngu kiến của ngươi, đẩy quân Khai Nguyên đến chỗ vạn kiếp bất phục, vậy phải chịu tội lớn hơn nữa.

Phan Tông Nhan tức giận đến cực điểm. Y là Giám quân, chưởng quản thưởng phạt trong quân nhưng không có quyền điều binh khiển tướng. Tuy bảy ngàn người vận chuyển quân dụng hậu cần do y thống lĩnh, nhưng đều là bộ tốt, nếu không có Mã Lâm suất lĩnh chủ lực ủng hộ, một nhánh quân của y tùy tiện tiến đến Tát Nhĩ Hử, quả thực sẽ cùng quân của Đỗ Tùng bại vong như Mã Lâm đã nói!

Dương Hạo ở Liêu Dương xa xôi, tám trăm dặm cấp báo cũng không kịp, Phan Tông Nhan lòng nóng như lửa đốt, lớn tiếng tranh chấp với Mã Lâm trong quân trướng. Lúc này vệ binh báo lại: Bối Lặc Kim Đài Cát, Bố Dương Cổ của bộ lạc Diệp Hách cầu kiến Mã Tướng quân.

Kim Đài Cát và Bố Dương Cổ dẫn theo vài người hầu đi vào quân trướng Mã Lâm, Mã Lâm và Phan Tông Nhan đứng dậy chào. Mã Lâm thấy Mục Bách hộ kia cũng theo sau Bố Dương Cổ, lấy làm lạ, chỉ nghe Bố Dương Cổ nói: - Mã Tướng quân, khẩn trương tiếp viện đi, bốn ngàn thiết kỵ của bộ lạc Diệp Hách ta tình nguyện dẫn đầu. Kim Đài Cát không biết nói tiếng Hán, chỉ liên tục gật đầu.

Mã Lâm sửng sốt, Phan Tông Nhan mừng rỡ, khẩn trương nói: - Mã Tướng quân, binh trọng thần tốc, Bắc quan kỵ binh không kém hơn kiến Nô, hai vị Bối Lặc lại dũng mãnh vô địch, Đỗ Tổng binh chủ lực vẫn còn, đánh bại kiến Nô lập kỳ công chính là hôm nay. Giọng điệu của y đầy khẩn thiết.

Mã Lâm lúng túng. Hai đại thủ lĩnh của Bắc quan Diệp Hách đều chủ trương cứu viện, chủ tướng bắc lộ quân như y nếu cố ý án binh bất động, mặc kệ chiến cuộc ra sao, y chắc chắn sẽ bị buộc tội trừng phạt

Mục Kính Nham theo sau Bố Dương Cổ đứng ra, quỳ xuống nói: - Mã Tướng quân, cứu binh như cứu hỏa, trì hoãn không được.

Bố Dương Cổ nói: - Nếu đợi quân Nô đánh tan Đỗ Tổng binh, chúng sẽ lên bắc tấn công Mã Tướng quân và Bộ lạc Diệp Hách của ta, thế không đội trời chung, chiến muộn không bằng chiến sớm.

Mã Lâm rốt cục không cố chấp nữa, đáp ứng toàn quân tiếp viện, lấy bốn ngàn kỵ binh Bộ lạc Diệp Hách làm tiên phong. Khai Nguyên Phó tổng binh Ma Nham dẫn sáu ngàn kỵ binh quân Minh tiến đến, còn lại đại đội xa mã theo sau, đồng thời phái người hướng về lộ Thanh Hà kiếm Hàn Nguyên Thiện chuyển vũ khí đạn dược nhanh chóng đến Tát Nhĩ Hử tham chiến.

Canh năm, từ Thiết Lĩnh tới Phủ Thuận sắc trời vẫn lờ nhờ sáng, nơi rừng núi hàn khí dày đặc, chim trong rừng bị tiếng vó ngựa dồn dập đánh động bay loạn lên, quanh quẩn trên không trung rồi sà xuống hai bên thung lũng, bốn ngàn kỵ binh Bắc quan Diệp Hách đã khởi hành.

Bộ lạc Diệp Hách và Kiến Châu Nữ Chân ân oán căng thẳng mấy trăm năm, là địch thì nhiều, là bạn thì ít, ba mươi năm trước từng có thời gian hòa thuận ngắn ngủi, cho nên muội muội của Diệp Hách Đại Bối Lặc Kim Đài Cát liền trở thành mẹ đẻ của Hoàng Thái Cực. Nhưng hiện tại, hai bộ lạc Nữ Chân này không còn đội trời chung, Kiến Châu hùng mạnh, khiến cho Diệp Hách nhất định phải tìm kiếm sự che chở từ triều Minh để sinh tồn. Lần này bốn lộ đại quân triều Minh tiến công Hách Đồ A Lạp, Kim Đài Cát và Bố Dương Cổ cảm thấy phấn chấn, cho rằng thời điểm báo thù rửa hận đã tới, sẵn sàng ra trận tích cực tham chiến. Bởi vì thời gian xuất binh khá gấp gáp, cho nên họ chỉ dẫn theo bốn ngàn kỵ binh theo Khai Nguyên quân Minh xuất chinh, còn mười ngàn bộ kỵ khác thì tụ tập ở cố thành Khai Nguyên.

Mục Kính Nham cưỡi ngựa đi theo Diệp Hách Bối Lặc Bố Dương Cổ, thấp giọng trả lời câu hỏi của Bố Dương Cổ, người đàn ông ngang tàng mặc áo giáp, cầm binh khí phía sau y chính là Khách Quang Tiên. Thân phận thật sự của Khách Quang Tiên là biểu đệ Ni Nhã Cáp của Bố Dương Cổ, cũng là biểu đệ của Khách Ấn Nguyệt. Lần này bộ lạc Diệp Hách tích cực tham chiến, đương nhiên có can hệ lớn đến Khách Quang Tiên.

Một lúc lâu sau, kỵ binh tiên phong của bộ lạc Diệp Hách đã vượt qua núi Thiết Bối đến bờ bắc sông Tô Tử. Lúc này chợt nghe thấy tiếng vang của súng kíp từ Tát Nhĩ Hử ở phía trước, Giám quân Phan Tông Nhan và Thiết Lĩnh du kích Trịnh Quốc Lương dẫn một đội súng kíp thủ và Diệp Hách tiên phong đồng hành. Nghe tiếng súng và tiếng chém giết vang lên từ xa, Phan Tông Nhan trong lòng đã xác định, quân đội Đỗ Tùng vẫn đang thủ vững bãi đất, chưa bị đánh bại, nhưng chỉ nghe tiếng súng kíp mà không có tiếng pháo, hiển nhiên pháo đã hư hại. Đạo trận doanh thứ nhất chỉ sợ đã bị công phá, lúc này vội vàng ra lệnh súng kíp thủ bắn chỉ thiên, báo cho quân minh trên bãi đất Tát Nhĩ Hử biết rằng viện quân đã tới.

...

PAGE