Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 88: Theo dấu Đức Thánh Trần 57




Trần Ích Tắc khoan thai bước ra, thân mặc trang phục cho vương gia do Nguyên Đế Hốt Tất Liệt ban cho, hắn là cố ý cho cả đại quân thấy được tác phong vương giả của mình. Trần Ích Tắc nhìn xuống hết thảy quân sĩ 1 lượt rồi chậm rãi nói: “chư vị, hôm nay đây, Trần mỗ rất cảm động và biết ơn triều đình Đại Nguyên đã triệu tập chư vị đến để giúp Trần mỗ để giành lại đất An Nam - vốn là đất phong mà Thánh minh Nguyên đế ban cho Trần mỗ. Thân làm bề tôi, còn chưa giúp sức được cho triều đình, xã tắc mà vẫn nhận được hậu đãi của nhà vua, Trần mỗ lấy làm hổ thẹn. Nay, nhờ ơn vua, chư vị theo ta cùng về An Nam, sau này khi giành lại đất phong ta sẽ không quên ơn chư vị, cũng sẽ tận lực... vì 1 Đại Nguyên hùng mạnh trường tồn”. Nói đến câu cuối, Trần Ích Tắc vung nắm tay lên không trung, nâng tông giọng lên hô 1 cách hùng hồn, mắt nhìn thẳng, vẻ kiên định.

“Vì 1 Đại Nguyên hùng mạnh trường tồn! Vì 1 Đại Nguyên hùng mạnh trường tồn! Vì 1 Đại Nguyên hùng mạnh trường tồn!!!”. Các tướng sĩ hưởng ứng theo, lặp lại câu khẩu hiệu của hắn.

Thoát Hoan khẽ gật đầu hài lòng, trong lòng hắn thần nghĩ [con rùa đen bán nước cầu vinh này, nói năng cũng hùng hồn lắm, cái thể loại chỉ biết nói không không như này, sau thuận lợi chiếm được An Nam, giao lại cho hắn cũng dễ quản lý].

Tháng 9 âm lịch năm 1287, quân Mông Nguyên chia 3 đường tiến vào Đại Việt, tương tự như cuộc chiến lần 2.

Cánh thứ nhất theo đường Đại Lí tiến xuống sông Thao và sông Lô do Ái Lỗ chỉ huy.

Cánh thứ hai là quân chủ lực, lại tiếp tục chia 2 đạo đi đường châu Khâm, châu Liêm vào Khả Lý (Lạng Sơn), Nội Bàng (Bắc Ninh) và Chi Lăng (Lạng Sơn) do Thoát Hoan cùng Trình Bằng Phi, Áo Lỗ Xích, dẫn theo Trần Ích Tắc tiến vào biên giới đông bắc.

Cánh thứ 3 là thủy quân do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy 500 chiến thuyền cùng đoàn vận lương 100 chiếc do Trương Văn Hổ phụ trách kéo theo sau vòng đường biển vào Cửa biển Vạn Ninh tiến vào Bạch Đằng để đến Vạn Kiếp.

[Đại Việt - Vạn Kiếp]

Hưng Đạo Vương cũng bắt đầu chia quân phòng ngự các nơi.

Trong cuộc họp, ngài đưa ra tính toán xuất quân của Đại Nguyên.



Hưng Đạo Vương nói: “cuộc chinh phạt lần này vẫn do Thoát Hoan chỉ huy, hắn tự phụ, kiêu ngạo, xem thường Đại Việt ta, lần trước thua trận, hắn đều đổ lỗi cho việc cạn kiệt lương thảo, nên cuộc chiến lần này, theo do thám quân ta báo về, Thoát Hoan đã yêu cầu tăng gấp rưỡi quân lương, nếu đã có lỗi thiếu lương lần 1, chúng ta sẽ cho hắn thiếu lương lần 2. Có lẽ chúng sẽ lại xuất quân theo 3 đường vào Đại Việt y như lần trước. Đường xuất quân này, quả thật không sai. Nhưng lần này, chúng ta đã có kinh nghiệm kháng địch, các tướng chắc hẳn sẽ biết nên đối phó với chúng như thế nào”. Nói đến đây, ngài dừng lại đưa mắt về các tướng quân, các tướng đều gật đầu ra vẻ đã biết.

Hưng Đạo Vương chỉ định tướng chỉ huy: “Nguyễn Khoái, Cao Mang các ngươi mang 3 vạn binh mã đến trấn thủ Khả Lý (Lạng Sơn), Lê Phụ Trần, ngươi đem 3 vạn quân vào trấn giữ vùng Ái, Diễn (Thanh Hóa, Nghệ An). Trần Nhật Duật, ngươi mang 4 vạn 5 nghìn quân trấn giữ Bạch Hạc. Trần Khánh Dư, ngươi đem 3 vạn quân trấn giữ vùng biển của Vân Đồn (Quảng Ninh), Phạm Ngũ Lão đóng binh 3 vạn tại Quảng Yên (Quảng Ninh), Trần Gia, ngươi đem 3 vạn quân về vụng Đa Mỗ (mũi Ngọc, Móng Cái), Nguyễn Thế Lộc, ngươi chịu trách nhiệm sử dụng quân dân tộc thiểu số và dân binh quấy nhiễu Thoát Hoan như lần trước. Trần Ngạc ngươi mang theo 3 vạn quân trấn giữ Bình Than”.

Lê Phụ Trần (Lê Tần) lên tiếng: “Hưng Đạo Vương, tại sao quân trấn giữ Ái, Diễn lại chỉ có 3 vạn, hơn 2 năm trước, lượng quân ở đây của Toa Đô tới 10 vạn, quân ta phải xuất ra 5 vạn mới miễn cưỡng cầm chân chúng được ít lâu”.

Hưng Đạo Vương trả lời: “ban nãy ta nói là có lẽ chúng sẽ xuất quân giống như lần trước, bởi đây chính là kế hoạch tốt nhất, ưu việt nhất. Nhưng vượt biển lần này, khả năng quân Mông Nguyên cũng tính tới đi trực tiếp về Vạn Kiếp hoặc Thăng Long theo đường biển vào sông lớn là Nhị Hà, hay Bạch Đằng. Theo lý thuyết, nếu chúng thực sự đi vào đường sông thì sẽ rút ngắn hành trình hơn đi từ mạn dưới Ái, Diễn. Để chắc chắn, vẫn là nên phong tỏa các đường có nguy cơ cao. Sau nếu biết rõ lộ trình, chúng ta sẽ điều động quân tiếp viện tới. Các tướng y lệnh triển khai quân”.

“Rõ!!!”, các tướng lĩnh vâng lệnh lập tức xuất phát.

[Bạch Hạc]

Ngày 8 tháng 12 năm 1287 (tháng 11 âm lịch)

“báo...quân Mông Nguyên do 3 tướng Ái Lỗ, A Thai và Mãng Cổ Đới đã đem quân kị binh bộ binh, thủy binh chừng 10 vạn tập hợp trước quan ải, chuẩn bị tiến vào vùng Sông Thao, sông Chảy”. 1 tên lính do thám chạy về cấp báo.

“Được, Trần Kha, ngươi đem 5000 kị binh, bộ binh đi mai phục quấy phá quân địch như kế hoạch”. Trần Nhật Duật phân phó.

3 ngày sau, Trần Nhật Duật lại đích thân dẫn 4 vạn quân nghênh địch tại Bạch Hạc đánh cả trên bộ lẫn trên sông. Song quân địch số lượng lên tới 10 vạn, quân Trần Nhật Duật nhanh chóng bị áp đảo, phải rút lui.