Tư Cách Của Một Con Đĩ

Chương 3:Episode 3




Chị ta vừa nói vừa rút trong túi một con dao sắc nhọn hót cười man rợ:

\- Mày đẹp lắm\, mày đéo phải chửa đẻ nên ngon nghẻ\, để tao thử rạch cái mặt mày ra rồi xem mày còn đong đưa đàn ông có vợ được không?

Lão Hưng bình thường mạnh miệng là thế vậy mà trước mặt vợ im như hến. Lão ta chỉ khua khua tay nói giọng đầy bất lực:

\- Thôi em ơi\, anh xin\.\.\.

\- Xin? Lúc anh ngủ với nó anh có xin không giờ lại xin? Anh xót nó chứ gì? Còn con anh? Còn tôi\, tôi hi sinh cả cái tuổi thanh xuân này cho anh giờ anh phản bội tôi\. Bao nhiêu năm nay tôi lui về sau hỗ trợ sự nghiệp cho anh\, anh phất lên rồi anh mèo mả gà đồng sau lưng tôi\. Hôm nay tôi rạch nát mặt nó xem anh còn cặp kè được không?

Lão Hưng nghe vậy run bần bật, tôi cũng kinh hãi nhìn con dao loé lên. Mặt tôi bị chị ta đánh bầm dập cũng không sợ bằng lưỡi dao sắc nhọn kia. Cả một đám người trơ mắt ra nhìn, anh Thanh cũng không dám ho he chỉ cố khuyên nhủ mấy câu bởi đám du côn đông hơn cả bảo vệ quán bar. Người tôi cắt không còn giọt máu, trước kia cũng đôi ba lần bị đánh ghen, bị hiểu nhầm nhưng đây là lần đầu tôi có cảm giác như sắp xuống mười tám tầng địa ngục đến vậy. Con dao trong tay vợ lão Hưng bắt đầu từ từ hạ xuống, hai gã du côn giữ tay tôi, muốn giãy giụa cũng không thoát nổi.

Khi chị ta vừa chạm lưỡi dao sắc nhọn cách mặt tôi chỉ một milimet đột nhiên có tiếng quát lớn:

\- Dừng tay\!

 
 
Giữa một không gian hỗn loạn, tiếng quát kia chợt gây chú ý khiến tất cả mọi người đều quay lại nhìn. Vợ lão Hưng hơi dừng lại, nheo mắt nhìn lên rồi the thé nói:

\- Mày là thằng nào? Chuyện liên quan quái gì đến mày mà tự dưng đưa mõm vào làm gì?

Tôi còn chưa kịp nhìn rõ người đang quát, chỉ cảm thấy anh ta rất cao lớn, mặc chiếc áo somi màu trắng, quần âu, giày tây. Lão Hưng chợt khúm núm điệu bộ hèn nhát lắp bắp:

\- Cậu Khoa\.\.\.

Nói rồi lão quay sang vợ rít nhỏ:

\- Bỏ dao xuống ngay\, mau lên\, hay muốn công ty bị san bằng rồi ăn cám cả lũ đây?

\- Sao tôi phải bỏ?

\- Biết đây là ai không? Muốn chết à\!

Thấy điệu bộ của lão Hưng vợ lão cũng có chút sững sờ hỏi lại:

\- Ai vậy?

\- Con trai chủ tịch tập đoàn Bình Minh đấy\.

\- Con trai chủ tịch tập đoàn Bình Minh? Tập đoàn đang rót vốn cho công ty của mình?

\- Chứ nghĩ còn tập đoàn nào? Buông dao xuống\, không là cả nhà ra đường mà sống nhé\.

Lúc này vợ lão Hưng vẫn chưa hạ con dao xuống mà lí nhí nhìn người đàn ông tên Khoa kia hạ giọng nói:

\- Con bé này là người của cậu sao? Nếu không phải người của cậu thì để tôi xử nó\.

Khoa không thèm liếc nhìn tôi mà lạnh nhạt đáp:

\- Cô ta không liên quan gì đến tôi\, nhưng chủ quán bar này có quen biết với tôi\. Chuyện gia đình chị tôi cũng không quan tâm nhưng tôi đang ngồi tiếp khách bên kia không thích người khác làm loạn ở đây\. Vả lại tôi có lời khuyên thế này\, chị rạch được mặt cô ta sau này chị đi tù\, chồng chị lại cặp kè với kẻ khác thì ai rạch mặt người đó? Lẽ ra người chị nên xử là chồng chị chứ không phải cô gái này bởi chị có rạch mặt cô ta thì chồng chị lại đi cặp với kẻ khác thôi\. Mà chị có đi đánh ghen\, rạch mặt cả đời được không?

Vợ lão Hưng nghe xong, định nói gì lão Hưng đã tiến lại gần bấu bấu tay thì thầm vào tai. Chị ta nhìn tôi, hậm hực, hai mắt vẫn long sòng sọc đầy tức giận. Khoa đút hai tay vào túi, lừ mắt nói tiếp:

\- Giải tán hết đi\! Ai không phận sự thì cút\!

Chỉ một câu nói đám du côn cũng cúi đầu xuống, lão Hưng thì vội vàng kéo tay vợ ra ngoài vừa đi vừa rốt rít giải thích:

\- Em hiểu nhầm rồi\, mọi chuyện không như em nghĩ đâu\.

\- Hiểu nhầm? Anh mua nhà cho nó\, anh mua xe cho nó anh còn bảo tôi hiểu nhầm\. Tôi sẽ không tha cho nó đâu\.

\- Thực sự là hiểu nhầm mà\, người anh mua nhà mua xe có phải cô gái này đâu\.

Tôi nhìn theo bóng lưng chợt thấy vợ lão Hưng khựng lại rồi khóc bù lu, bù loa:

\- Rốt cuộc anh cặp với bao nhiêu con? Con điếm Huyền là con nào rồi còn lòi ra con Duyên này nữa\.

\- Cô ta đi nước ngoài rồi\.

\- Giời ơi là giời ơi\, sao số tôi lại khốn khổ thế này? Gái có công mà chồng phụ bạc\, cái loại vô phúc\, vô đức\.

\- Thôi anh xin\, từ nay anh không dám nữa\.

\- Anh ngậm mồm lại đi\, anh thề thốt với tôi bao nhiêu lần rồi? Anh là loại người gì vậy hả?

 
Tiếng khóc lóc rồi cũng khuất dần, tôi lúc này mới loạng choạng đứng dậy. Anh Thanh vừa chạy lại đỡ tôi vừa hỏi:

 
\- Em có sao không? Mặt mũi xước xát tím bầm thế này sao mà bưng rượu được nữa?

 
Tôi nuốt nước bọt đi vào nhà vệ sinh, ban nãy bị chị ta đánh tím bầm, giờ cảm nhận được cái đau đớn đang lan dần. Rửa mặt xong ra ngoài anh Thanh đã đứng đó, anh dúi cho tôi ít tiền rồi nói:

 
\- Em về nghỉ ngơi hai ba ngày bôi thuốc bôi thang vào đi rồi lúc nào khỏi hãy đi làm\.

 
Cả người tôi lúc này còn đúng hai chục bạc, số tiền này anh Thanh đưa giống như cái phao ném cho tôi lúc chết đuối. Tôi nhận lấy, lí nhí đáp:

 
\- Vâng\, vậy anh cho em nghỉ vài ngày\.

\- Ừ được\, khi nào khỏi hẳn thì đi\. Trước khi về ra cảm ơn anh Khoa một câu\. Hôm nay phúc lớn mạng lớn được anh ý nói đỡ cho đấy\.

 
Tôi không biết "Anh Khoa" này là ai mà có vẻ có tiếng nói và quyền lực rất lớn. Có điều tôi cũng không dám quan tâm, loại người hèn mọn như tôi thoát được cái mạng đã là may rồi, chỉ biết anh ta hôm nay là ân nhân nhất định phải cảm ơn.

 
Khi ra ngoài, đi qua bàn của Khoa tôi cứ đứng tần ngần mãi, phần vì ngoài anh ta còn có mấy người đang ngồi, phần vì tôi cũng xấu hổ không biết cảm ơn với bộ dạng này sẽ ra sao. Cuối cùng, tôi lấy hết sức can đảm đi về phía Khoa lí nhí nói:

 
\- Ban nãy cảm ơn anh đã nói giúp tôi một lời\. Thật sự rất cảm ơn anh\.

 
Mấy người bạn của Khoa nhìn tôi cười trêu:

 
\- Anh hùng cứu mĩ nhân là chuyện thường tình em ơi\. Có gì đâu mà ơn với huệ\, là anh anh cũng cứu\.

 
Mặt tôi đỏ bừng, mĩ nhân với những vết bầm dập này sao? Khoa vẫn rót rượu, vẻ mặt hờ hững đáp:

 
\- Tôi không cứu giúp gì ai hết\! Thế nên khỏi cảm ơn đi\! Phiền phức\!

 
Nghe Khoa nói vậy tôi cũng không biết nói gì nữa cảm ơn lại một lần rồi đi ra ngoài. Cả ngày chưa có gì bỏ vào mồm bụng tôi đói meo, thế nhưng số tiền ít ỏi này tôi không dám tiêu hoang phí mà chỉ mua một ổ bánh mì chấm sữa rồi trở về phòng trọ.

 
Đêm đến từng giọt sương rơi đọng lại trên mái hiên chật chội. Tôi bôi dầu gió vào mấy vết bầm rồi nhìn ra bên ngoài. Bóng đêm đen mịt mù bao phủ, tấm ảnh tôi, Hiếu, chị Ngân thi thoảng lại lấp loé khi có chút ánh sáng xe cộ đi qua chiếu vào.

 
Tôi không biết mình đặt chân lên đất Hà Nội này năm bao nhiêu tuổi, chỉ biết không còn chỗ nào đi ba chị em phải dắt díu nhau lên đây kiếm sống. Chị Ngân hồi đó chưa lấy chồng, mọi gánh nặng đều đè lên đôi vai chị. Ba mẹ tôi mất khi tôi mới chỉ mười tuổi, Hiếu còn rất nhỏ, mình chị Ngân bươn trải nuôi hai đứa em. Tôi đã từng hứa rằng sau này nhất định phải thật cố gắng, sẽ kiếm thật nhiều tiền để cho chị Ngân đỡ khổ. Vậy mà còn chưa thực hiện được điều ấy chị đã theo anh rể về đất Thái Bình làm dâu. Ngày chị cưới thằng Hiếu khóc rất nhiều, tôi không khóc, chỉ ráo hoảnh nghe mẹ chồng chị chì chiết, khinh rẻ bắt chị chui phía sau ổ chó để vào nhà vì lỡ mang bầu trước khi cưới.

Tôi không biết chị và anh Việt có hạnh phúc không, không biết anh Việt có yêu thương chị không, tôi chỉ biết rằng từ ngày chị lấy chồng chị không còn là chị Ngân của tôi và Hiếu. Quanh năm suốt tháng chỉ có duy nhất mồng bốn Tết chị mới được mẹ chồng cho xuống Hà Nội thăm hai đứa em. Năm ngoái Tết chị xuống, tiền về tôi còn phải cho. Chị không nói ra nhưng tôi cũng biết cuộc sống của chị khốn khổ thế nào. Trước kia tôi từng nghĩ khổ quá thì bỏ đi, nhưng bản thân tôi biết chị Ngân xưa nay tính tình cam chịu, giờ còn có với nhau hai mặt con, chị thà chết cũng không muốn gia đình chia lìa. Vả lại lựa chọn của chị tôi cũng không thể ép được.

Chị đi lấy chồng, tất nhiên tôi và Hiếu phải dựa vào nhau mà sống. Cứ ngỡ khó khăn một chút thôi ai ngờ Hiếu lại đổ bệnh. Chị Ngân như vậy tôi cũng biết có mở mồm ra xin thì chị cũng chẳng có xu nào mà góp vào lo cho Hiếu. Tôi cũng đủ lớn rồi, không muốn đè nặng lên đôi vai chị thêm những bất hạnh nữa. Chị khổ quá nhiều, tôi cũng chẳng mong gì hơn là chị được hạnh phúc. Nhưng chị Ngân của tôi, rốt cuộc có đang hạnh phúc hay không?