Chương 141: Ai cũng đắc lợi?
Chương 141: Ai cũng đắc lợi
Sớm đầu năm, ngoài cổng chính nhà Lý phủ xuất hiện một cơi trầu cau, hoa quả phủ khăn đỏ đặt trên ghế gỗ. Gia nhân chạy vào báo, Lý An vội ra xem và chẳng khó để biết đây là cơi trầu dạm ngõ, chỉ có điều của ai thì không biết. Con gái Lý An chưa đến tuổi cập kê, nghĩa nữ biệt tăm hơn tháng nay.
Buổi trưa gia nhân hớt hải chạy tìm Lý An đang đi chúc Tết rằng Lý Công Thành đã về. Lý An vội vã hồi phủ, Lý Công Thành vừa gặp liền thuật rõ đầu đuôi lý do biệt tăm hơn một tháng. Lý An bán tín bán nghi nhưng đành phải tin rằng con trai quả thật đã bị giam giữ ở Thiên Gia Bảo Hựu. Công Thành không bị đ·ánh đ·ập, điều này chính Công Thành không thể trả lời được vì trái với lẽ thường. Từ ngày b·ị b·ắt không nghe được tin gì của Lam Khuê, Thành cho rằng Khuê đã bị đám nữ binh của Thiên Đức hạ sát.
Lý An buồn khổ nhưng một hồi ngẫm lại thấy có gì đó không đúng nên hỏi thêm. Công Thành cho biết đêm vừa rồi trong làng Vạn tổ chức ăn uống linh đình. Sáng nay bọn Công Thành được thả cho về, nhìn khắp làng đâu đâu cũng dán chữ Hỉ.
-Thưa phụ thân, người hỏi con mới nhớ, lúc đuổi bọn con về, một trong số quân sĩ có nói rằng Lý phủ mau mở đại tiệc. Lúc ấy con mừng vì được thả nên không để tâm đến.
-Bọn chúng biết rõ con là người Lý phủ mà bấy lâu nay không đánh tiếng, giờ lại thả về ắt có ẩn tình phía sau. Phạm Tu chả lẽ lại ngây thơ đến vậy? Lão ta có thâm ý gì đây?
-Lúc dẫn bọn con ra khỏi nơi giam, bọn họ nói đại xá thiên hạ là sao hả phụ thân?
-Một đám ngông cuồng, chúng tự coi mình vua ư? Chả lẽ lão già họ Phạm ấy lập th·iếp?
-Cha ạ, thời gian con dò la bên ấy thấy rằng quân Thiên Gia Bảo Hựu không đông, dường như bọn họ chỉ tuyển quân sau đấy giao cho đám Thiên Đức. Đám Thiên Đức mới thực là quân tinh nhuệ, bởi thế chúng trốn trong xó xỉnh để giữ bí mật về lực lượng.
-Hành thích chủ tướng là một việc lớn vậy mà bấy lâu nay tuyệt không nghe tin gì, ta đánh giá thấp đám này rồi. Cái Khuê vậy là lành ít dữ nhiều, thật tội nghiệp. Chúng bay trẻ người non dạ, sao lại bốc đồng đến thế.
Phu Nhân của Lý An chiều muộn hôm ấy từ chùa Diên Ứng hồi phủ nói với Lý An rằng sau khi bà bốc quẻ, đem nhờ trụ trì Sùng Phạm, xem xong trụ trì bảo rằng quẻ số nói trong năm nay Lý phủ sẽ có biến động lớn vào mùa đông. Đại nạn đổ xuống đầu nhưng có nữ nhân xuất hiện giúp hoá nguy thành an. Nữ nhân này nội gia ngoại tộc, có thể là dâu con.
Lý An không tin tướng số, ông chỉ tin vào trí tuệ và bản lĩnh nên chỉ ậm ừ nghe cho qua. Song phu nhân của ông lại nói thêm:
-Sư thầy bảo rằng hôm nay hẳn Lý phủ có hỉ sự, người đi xa bỗng trở về nên… tướng công, thật là trùng hợp khi thằng Thành trở về an toàn. Chỉ có điều sư thầy lại bảo rằng tôi sẽ là dưỡng mẫu của ái phi, lạ lắm.
-Ái phi? Cái Khuê giờ này lành ít dữ nhiều, bà đừng có tin vào mấy cái ông suốt ngày quanh quẩn trong chùa tụng kinh niệm Phật quá. Lý phủ nhà ta được như này đã hơn bao người, chả lẽ con Khuê lại là ái phi của bậc quân vương?
-Sớm nay cổng phủ có cơi trầu, thật chả rõ có điềm gì không.
Lý An định nói gì đó thì đúng lúc quân đến báo tin Thiên Đức đánh nhau với Quảng Trí quân và thắng lớn. Lý An nửa tin nửa ngờ, Thiên Đức đánh nhau với Vũ Ninh vương mới hợp lẽ, sao lại đụng Quảng Trí quân.
Đến tối thì tin đưa về nhiều hơn, chủ yếu do các thương nhân mạn ngược trong khi đi chúc Tết đã kể rằng quân Thiên Đức chả biết bằng cách nào đã kéo thuỷ binh đánh úp Quảng Trí quân giải vây cho Sơn Tây vương. Lý An tập hợp các tướng để thu nhận thêm tin tức đồng thời hạ lệnh cấm trại và cho người đến các phủ đệ của thương nhân hỏi rõ ngọn ngành câu chuyện. Các thương nhân mỗi người nói một kiểu khiến thực hư càng khó đoán.
Chiều mùng 2 Tết, quân do thám ở Sơn Tây, La thành đều nhất loạt cử người về báo tin. Thiên Đức thật đã dùng thuỷ binh đánh tập hậu Quảng Trí quân khiến Phan Văn Hầu nguy khốn. Phùng Lễ lựa thời cho quân đổ ra đánh, khiến Hầu thiệt hơn ba nghìn quân. Phan Văn Hầu truy kích chiến thuyền không có mái chèo của Thiên Đức rồi đánh với Phùng Lễ ngay trên sông thiệt thêm vài trăm nữa.
Lý An vã mồ hôi hột vội hạ lệnh dựng liền một lúc vài chục tháp canh, rời nhiều trại về hướng Bắc, gần sông Dâu đề phòng đương đêm Thiên Đức đánh úp. Dù chẳng nói ra song Lý An bắt đầu có những dự cảm không lành. Bản thân Lý An chú trọng hành binh mau lẹ nhưng dẫu ngẫm nghĩ bạc cả tóc ông cũng không thể lý giải được Thiên Đức bằng cách nào kéo hơn ba mươi chiến thuyền vượt qua quãng đường gần hai trăm dặm để tập kích mà không ai hay biết. Lý An cũng nghĩ khả năng Thiên Đức giả dạng thương thuyền, sòn đồn thuỷ binh hai bờ tả ngạn Xích Giang chả lẽ mù hết lượt?
Việc quân tình bận rộn khiến Lý An quên những lời vợ nói, cũng chẳng để tâm đến cơi trầu ngoài cửa phủ nữa.
Tô Trung Từ ghi hận Thiên Đức bởi Phùng Lễ sau khi đuổi được Phan Văn Hầu liền dồn toàn lực đánh, khiến mấy trại mới đóng ở vùng vừa tạm chiếm buộc phải rút về. Tô Trung Từ sai thuộc hạ bằng mọi cách dò cho ra tại sao Thiên Đức có thuyền không dùng mái chèo lại đi mau như vậy. Đồng thời viết thư trách cứ Vũ Ninh vương tiếp tay cho Thiên Đức làm loạn. Vũ Ninh vương trả lời rằng chính quân của ông ta cũng bị thiệt mất mấy trăm do Thiên Đức gián tiếp gây ra. Thư qua thư lại vài bận rồi thôi.
Vũ Ninh vương sai sứ trách Thiên Đức không giữ lời. Duệ tiếp sứ, khẳng định khi thấy kỳ hiệu của Hoàng Ngưu, Thiên Đức đã không đánh đến, chỉ đánh quân của Phan Văn Hầu. Vũ Ninh vương tức nhưng đành thôi, bảo Khánh đốc thúc chế ra những thứ giống Thiên Đức để sớm sang sông.
Con sông Thiên Đức ngăn hai bờ, muốn sang sông phải bắc cầu phao mà điều này bất khả thi. Thứ thần khí của Thiên Đức có thể bắn từ bờ nọ sang bờ kia, quân mới đến bờ đã b·ị đ·ánh tan thì sao mà sang sông cho được. Bởi vậy, dù bọn Phan Văn Hầu năm lần bảy lượt sai người đến xin Vũ Ninh vương hội quân vượt sông phục hận nhưng Vũ Ninh vương đều trù trừ. Đôi lần Vũ Ninh vương khuyên song Hầu không nghe.
Mãi sau bọn Phan Văn Hầu thúc ép đủ đường, Vũ Ninh vương đành cho Hầu mượn đường đánh Thiên Đức nhưng lại lo Thiên Đức tính sổ với mình khi thần khí chế chưa xong, Vũ Ninh vương bí mật cho người đánh tiếng với Thiên Đức quân, khẳng định Vũ Ninh vương không nhúng tay mà chỉ cho mượn đường.
Nhưng đấy là chuyện của tương lai.
Trở về từ làng Nhất Vạn mà không có hai cô vợ vừa dạm ngõ, Chương lại cụng ly với sĩ tốt trong quân doanh chúc mừng chủ tướng mãi đến gần sáng. Lâm Uyển Như dường như đoán trước được tình hình nên một hai khuyên Lam Khuê về nhà nghỉ trước còn bản thân sẽ ở lại chăm sóc chủ tướng. Lam Khuê thực mệt, về đến nhà ngả lưng là ngủ ngay.
Nữ binh đã được cho nghỉ nên Lâm Uyển Như thay vì dìu Chương về nhà bà Cả Ngư lại đưa cậu đến lán nhỏ, nơi Chương hay dùng làm việc. Chương ngà ngà say, Lâm Uyển Như lại cố tình tạo cơ hội nên điều gì đến cũng phải đến. Trong hơi men, Chương đầu hàng trước đồi núi điệp trùng mời gọi khám phá.
Cậu khám phá những hai lần.
Uyển Như là cô gái đầu tiên trao thân cho Chương, Thiên Bình chắc ngôi chính thất, Duệ cũng mãn nguyện với danh phận phu nhân sắp cưới của Vạn Thắng vương, cô nào cũng hài lòng theo cách riêng cả.
Lam Khuê là người đánh thức Chương dậy, đầu óc váng vất, Chương hỏi thì Lam Khuê cho biết Uyển Như đã về La thành. Theo chân Lam Khuê về nhà bà Cả Ngư, Chương thấy trong người có giấy cho Uyển Như để lại. Cô nàng dặn Chương đừng cho ai hay biết chuyện cô đã trao thân, sợ hai cô kia ganh tị. Đổi lại sau này Uyển Như hứa sẽ ngoan, sẽ nhất nghe theo sắp đặp của Chương.
Lâm Uyển Như dặn Chương không nói cho ai nhưng cô nói với Lâm Chí Hoà. Lâm Chí Hoà cả mừng và hối Uyển Như bảo Chương đưa cơi trầu đến Lâm gia phủ mà không cần đến. Tuy nhiên, chẳng cần Uyển Như quay về nhắc, chiều muộn ngày mùng 2 Tết, có bà cụ ăn vận bình dân cùng một người đàn ông và mấy người con gái đến trước cổng Lâm gia phủ một hai xin được gặp Lâm Chí Hoà bàn chuyện làm ăn lớn.
Lâm Chí Hoà tiếp khách, nhận ra người đàn ông là thương nhân Cả Lụa. Cả Lụa nói có đại sự xin được gặp riêng nên Lâm Chí Hoà cho lui cả.
-Lâm đại nhân, bà đây là vợ của Ngô lão bá ở Đường Vỹ thôn, thường gọi là bà Cả Ngư. Bà Cả Ngư đây xem như nghĩa mẫu của Mạc chủ tướng. Chủ tướng nhờ lão phu đưa bà Cả Ngư đến xin gặp Lâm lão gia dạm ngõ cho Mạc chủ tướng và Lâm tiểu thư.
Lâm Chí Hoà vừa nghe dứt lời lấy làm mừng, cho gọi Lâm Uyển Như đến. Uyển Như thấy bà Cả Ngư cùng ba nữ binh liền hiểu ngay, nét mặt rạng rỡ chạy đến ôm chặt bà cụ.
-Lão nương mấy ngày nay thật vui mừng khôn xiết. - Bà Cả Ngư nói. - Lão nương chỉ là nông dân quê mùa, mong đại nhân bỏ quá cho vì…
-Người nhà cả, người nhà cả. Như nhi của lão phu đá quấy quả bà nhiều. Cơi trầu này lão phu xin nhận.
Sau đó Lâm Chí Hoà đưa bà Cả Ngư vào thắp hương gia tiên. Bà Cả Ngư ngủ lại một đêm cùng với Uyển Như, còn ông Cả Lụa hàn huyên với Lâm Chí Hoà mãi đến gần sáng. Đều là thương nhân, chuyện họ bàn đều liên quan đến tiền, đến lợi ích và nhất trí chung tay trợ giúp Thiên Đức mạnh hơn.
Trưa hôm sau, khắp La thành đều biết ái nữ của Lâm Chí Hoà đã có nơi chốn, ngoài cổng lớn của phủ treo lồng đèn báo hỉ sự. Vậy nhưng tế tử của Lâm lão gia là ai thì ngay người trong phủ cũng không biết, ngoại trừ huynh trưởng của Uyển Như. Mấy bà vợ của Lâm Chí Hoà có hỏi, ông chỉ nói biết ít thì đầu còn trên cổ, truyền ra ngoài thì Lâm gia phủ chỉ còn trong những câu chuyện kể. Các bà cật vấn nhiều, Lâm Chí hoà đành nói:
-Các mụ muốn có ngày là kế mẫu của Ái phi thì dán cái miệng vào, ta chỉ có thể nói đến vậy. Ta chỉ có một cái đầu thôi. Kẻ nào hở ra ta không nương tình đâu.
Các bà vợ nghe vậy, đoán biết thân phận của tế tử không tầm thường, hớ miệng mang hoạ sát thân cho cả phủ nên chẳng dám hỏi đến nữa. Song qua đám gia nhân, họ biết có thương nhân từ Siêu Loại cùng một bà cụ đến phủ, bà cụ ngủ cùng Uyển Như một đêm nên đồ rằng tế tử ở Siêu Loại. Khi Siêu Loại có chủ mới thì họ đều đoán ra nhưng vẫn kín miệng bởi phủ ở La thành mà con gái lại là th·iếp của sứ quân có thù, sao Tô Trung Từ có thể tha già trẻ.